8. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà
nước và của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát triển đội ngũ nhà giáo
Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước giai đoạn 2011 - 2020. Trong đĩ nêu rõ “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và tồn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, cơng nghệ”[9].
Nghị quyết Đại hội Đảng cũng chỉ rõ: “Phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và coi đây là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”[9].
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khĩa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo” kèm theo Quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình hành động đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn 2013 - 2015 là:
Thứ nhất: Đổi mới quản lý giáo dục
xây dựng, hồn thiện hệ thống .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 70 http://lrc.tnu.edu.vn/ b) Tăng cường phân cấp quản lý, hồn thiện cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban ngành và địa phương trong quản lý giáo dục; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục địa phương, gắn trách nhiệm với quyền hạn sử dụng nhân sự và tài chính, đặc biệt trong quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, phổ thơng; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục đối với các loại hình giáo dục, các cơ sở giáo dục cĩ yếu tố nước ngồi.
c) Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm và hàng năm phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Thứ hai: Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục a) Thực hiện quy hoạch nhân lực ngành Giáo dục
- Tăng cường cơng tác quản lý, kiểm tra, giám sát, tập huấn hoạt động xây dựng, thực hiện quy hoạch nhân lực ngành Giáo dục của các địa phương. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban Chỉ đạo quy hoạch cấp bộ và Ban Chỉ đạo quy hoạch cấp tỉnh. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thơng tin dự báo nhu cầu nhân lực ngành Giáo dục.
- Triển khai quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thơng và giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp. Hướng dẫn cơ sở tự xác định nhu cầu bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ.
b) Hồn thiện, cải tiến chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Xây dựng, bổ sung các văn bản về chế độ, chính sách, quy định đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đĩ cĩ đội ngũ nhà giáo đang cơng tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng cĩ điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khĩ khăn. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với giáo viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 71 http://lrc.tnu.edu.vn/ - Xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi, nhất là chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ nhằm khuyến khích nhà giáo, đồng thời thu hút những người cĩ năng lực và trình độ cao, cĩ tài năng vào đội ngũ nhà giáo. Trong năm học 2012 - 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 2737 /CT - BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2012 nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thơng, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 - 2013. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị tồn Ngành tập trung thực hiện tốt 4 nhĩm nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012- 2013 sau đây: Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác quản lý; Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Cơng tác kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất.
Tại nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: “Khuyến khích các địa phương ban hành các cơ chế, chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm thu hút người giỏi, tạo động lực phấn đấu cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của địa phương”.