Lạm phát

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tài TRỢ XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 69 - 150)

Lạm phát tăng lên chủ yếu là cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng tăng lên.Chỉ số đo lường lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng- CPI) ở Việt Nam rất khác biệt so với các nước trong khu vực: tỷ trọng nhóm hàng lương thực- thực phẩm trong rổ hàng hoá thường chiếm trên 48%. Chứng tỏ kinh tế nước ta vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động cũng như giá trị hàng hoá thấp. Điều này cũng dễ thấy trong cơ cấu các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, lạm phát không những ảnh hưởng đến kinh tế, an sinh xã hội mà còn ảnh hưởng đến kim nghạch và giá trị xuất khẩu của Việt Nam.

Bảng 2.14 Tlệ lạm phát ở Việt Nam qua các năm

Chỉ tiêu 2001- 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Dự báo 2010 Tỷ lệ lạm phát 3-4% 9,4% 8,40% 12,6% 28,25% 17,50% 10-12% Tỷ lệ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7,71% 8,29% 7,48% 8,3% 22,97% 6,88%

Nguồn: IMF reports 2009

Năm 2007, lạm phát ở Việt Nam lên mức hai con số. Trong đó, giá lương thực- thực phẩm trên thị trường Việt Nam tăng cao 18,9%; nhóm lương thực tăng 15,5%; nhóm thực phẩm tăng 21,16%; đồ uống và thuốc lá tăng 131,37%. Chỉ số

giá vàng tăng 122,53%; chỉ số USD tăng 102,95%.  Đây là 1 trong những hệ quả của nền kinh tế đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng khá nóng trong khu vực.

Năm 2008, lạm phát ở Việt Nam tăng cao gấp 2,25 lần so với năm 2007. Giá lương thực tăng 34,57%; thực phẩm tăng 162,05%; đồ uống và thuốc lá tăng 148,4%; chỉ số giá vàng tăng 137,43%; chỉ số USD tăng 101,71%.Nguyên nhân là do: tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong khu vực; giá xăng dầu tăng mạnh (vào 22/05/2008 giá xăng dầu tăng 11,5%); cơn sốt giá gạo vào trước 06/2008 (có thời điểm tăng đến mức 18-22%); giá các loại nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh khiến Việt Nam trở thành nơi nhập khẩu lạm phát. Trước tình hình này NHNN đã thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ một cách có hiệu quả nhằm kiểm soát và phòng ngừa lạm phát lên cao.

Năm 2009, lạm phát giảm đáng kể so với năm trước đó, chủ yếu là nhờ chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây (thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu tăng dưới 10% Quốc hội đề ra.).Điều này là nhờ từ đầu năm Chính phủ và các cấp, các ngành đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa tái lạm phát cao trở lại, khôi phục và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nhất là tập trung phát triển thị trường trong nước; chỉ đạo, điều hành tài chính, tiền tệ linh hoạt.

Theo thống kê giá tiêu dùng bình quân quý I/2010 tăng 8,51% so với giá tiêu dùng bình quân quý I/2009. Dự báo IMF 2010 lạm phát Việt Nam giảm nhưng vẫn ở mức 2 con số. Chính phủ Việt Nam cũng đề ra mục tiêu kìm chế lạm phát ở mức 8- 12%. Điều này cũng thể hiện quyết tâm kìm giữ chỉ số giá tiêu dùng ở mức dưới 2 con số, ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế của Chính phủ Việt Nam. c. Cung cầu ngoại tệ

Kim nghạch xuất khẩu và nhập khẩu ảnh hưởng lớn đến mức cung và cầu ngoại tệ ở Việt Nam. Chẳng hạn:

 Ba tháng đầu năm 2008, nhập khẩu đạt 20,6 tỷ USD, tăng 60,7% so với cùng kỳ năm 2007; nhập siêu trong 3 tháng đạt 7,5 tỷ USD và bằng 57% kim ngạch xuất khẩu. Do đó mà tỷ giá hối đoái giảm nhanh chóng.

 Tháng 4 năm 2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I/2009 chỉ đạt 3,14%, Việt Nam bắt đầu nhập siêu sau 3 tháng đầu năm xuất siêu ( trong đó

xuất khẩu vàng tăng mạnh). Điều này đẩy tỉ giá USD vọt tăng cao trong những ngày cuối tháng.

Ngoài ra, tâm lý nắm giữ ngoại tệ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng cung – cầu ngoại tệ, dẫn đến dự thay đổi tỷ giá trên thị trường. Từ tháng 4/2009 tỷ giá USD/VND tăng cao đã tạo ra tâm lý lo ngại tỷ giá tiếp tục có biến động tạo nên tình trạng đầu cơ “ giăm giữ ngoại tệ “ : Người dân, doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu) có ngoại tệ chỉ nắm giữ, hoặc gửi ngân hàng nhưng không bán cho ngân hàng; nên ngân hàng thừa ngoại tệ để cho vay nhưng thiếu ngoại tệ để bán cho đối tượng có nhu cầu ; các doanh nghiệp nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện thanh toán.

d. Mùa vụ tín dụng

Ở Việt Nam, thời kỳ tăng trưởng tín dụng trong năm thường là đầu quý II và cuối quý III (đầu quý IV). Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng trong từng giai đoạn không tăng lên quá cao.

Biểu đồ 2.8 Tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam từ 2009 đến 2/2010

0,65 1,16 4,11 4,33 4,01 4,44 2,75 2,47 3,46 2,33 2,01 0,72 0,26 1,14 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 Jan- 09 Feb- 09 Mar- 09 Apr- 09 May- 09 Jun- 09 Jul-09 Aug- 09 Sep- 09 Oct- 09 Nov- 09 Dec- 09 Jan- 10 Feb- 10

Tại những thời điểm mà tín dụng tăng trưởng mạnh là do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tăng cao. Đây cũng là giai đoạn mùa vụ thu mua nguyên vật liệu của một số nghành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam như: gạo, thuỷ hải sản, cà phê,…. Do đó, nhu cầu cần được tài trợ vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vào các thời điểm này cũng rất lớn.

Sau 3 tháng đầu năm 2010, tăng trưởng tín dụng tăng 2,95%. Trong đó, tăng trưởng tháng 2 tăng 1,14% cao kể từ tháng 12 năm 2009. Tuy nhiên, nếu so sánh với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2010 thì tăng trưởng tín dụng quý I chưa bằng 1/8. Điều này có thể giải thích là do lãi suất cho vay quá cao gần bằng hoặc thậm chí cao hơn tỷ suất lợi nhuận mà doanh nghiệp tính toán. Lãi suất cho vay

thực tế cả ngắn hạn và trung hạn từ 14 – 15 %/ năm; có những ngân hàng lãi suất lên tới 18- 20%/ năm.

Theo ý kiến chỉ đạo của thủ tướng Chính Phủ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2010 chủa ngành Ngân Hàng thì tăng trưởng tín dụng được định hướng ở mức 25%. Đồng thời NHNN ra quyết định giảm tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn từ 40% xuống còn 30% có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Những động thái này được cho là nhằm kìm hãm tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm nay.

e. Tình hình kinh tế thế giới

Tình hình kinh tế thế giới trong mấy năm gần đây 2007-2008-2009 và dự báo 2010 được thể hiện qua một số thông tin và số liệu sau :

Tăng trưởng kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới năm 2007-2008-2009 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính mà khởi nguồn là các bong bóng địa ốc ở Mỹ. Tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 5% ( năm 2007); 3,6%( năm 2008); 0,9% ( năm 2009).

Năm 2010 được cho là thời điểm cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã vượt qua giai đoạn khó khăn và đang trên đà phục hồi chậm.

Bảng 2.15 Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới của IMF(%)

Nước/khu vực Dự báo của IMF

2010f

Thế giới 4.21

Các nước phát triển 2.01

Các nước đang phát triển và mới nổi 6.72 Các nước đang phát triển ở Châu Á 8.41

Mỹ 2.04 Khu vực đồng Euro 2.01 Nhật Bản 1.30 Nga 6.00 Trung Quốc 9.80 Ấn Độ 7.73 Hàn Quốc 5.18 Indonesia 6.30 Malaysia 6.00 Philippines 4.50 Singapore 5.22 Đài Loan 3.79 Thái Lan 5.20 Việt Nam 10-12

Ngày 24/03/2010 tổng giám đốc tổ chức thương mại thế giới( WTO) Pascal Lamy đã dự báo:” Tăng trưởng thế giới có thể đạt 4,21%. Thương mại thế giới cũng sẽ hồi phục mạnh mẽ và tăng trưởng 9,5% / năm 2010 sau khi sụt giảm kỷ lục 12,2% trong năm 2009; trong đó xuất khẩu của các nền kinh tế phát triển sẽ tăng 7,5% và mức tăng tương ứng của các nền kinh tế đang phát triển và các quốc gia độc lập (SNG) là 11%. Nếu tiếp tục duy trì đà phục hồi như hiện nay thương mại thế giới sẽ nhanh chóng vượt qua mức đỉnh của năm 2008”.

 Giá cả hàng hoá

Bảng 2.16 Giá hàng hoá và dự báo

Đơn vị: % thay đổi

Hàng hoá 2000-2005 2006 2007 2008 2009 2010f

Năng lượng 13.50 17.30 10.80 45.10 -25.00 0.90

Dầu 13.60 20.40 10.60 42.30 -26.40 1.80

Khí tự nhiên 10.40 33.90 1.00 57.20 -10.80 -4.20

Than 12.70 3.10 33.90 97.80 -23.10 -10.00

Phi năng lượng 8.30 29.10 17.00 22.40 -19.10 -4.30

Nông sản 6.00 12.70 20.00 28.40 -21.50 -1.30

Lương thực 6.00 10.00 25.60 35.20 -23.30 -0.30

Ngũ cốc 4.80 18.40 26.10 50.90 -28.90 2.60

Nguyên liệu thô 5.00 22.70 9.00 13.00 -16.60 -2.70 Kim loại và khoáng sản 12.30 56.90 12.00 5.00 -14.40 -5.50 Đồng 15.20 87.20 5.90 -0.60 -18.90 -4.20

Nguồn: WB, f: số dự báo.

Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm và việc giá dầu thế giới đạt đỉnh vào 7/2008 kéo theo giá của nhiều loại mặt hàng tăng cao trong khi ảnh hưởng từ nền kinh tế suy thoái đã gây sức ép giảm giá đã khiến OPEC quyết định cắt giảm sản lượng dầu cung cấp là những nguyên nhân chính khiến mặt bằng chung giá cả các loại hàng hoá giảm trong năm 2009 và dự báo cho năm 2010.

 Lạm phát

Bảng 2.17 Diễn biến lạm phát thế giới và dự báo

Đơn vị: % Nước Thực tế Dự báo của IMF Dự báo của Citi 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010f 2010f Mỹ 2.67 3.38 3.23 2.86 4.00 1.84 1.74 0.70 Khu vực đồng Euro 2.14 2.19 2.18 2.14 3.30 1.30 Nhật 0.00 -0.30 0.30 0.00 1.57 0.88 1.23 -0.20 Nga 10.89 12.68 9.68 9.01 14.03 11.98 10.23 6.90 Trung Quốc 3.90 1.82 1.47 4.77 6.13 4.34 3.89 3.50 Ấn Độ 3.77 4.25 6.18 6.37 7.93 6.72 4.22 4.50 Hàn Quốc 3.59 2.75 2.24 2.54 4.80 4.00 3.00 2.50 Thái Lan 2.77 4.54 4.64 2.23 5.72 3.21 2.33 2.50 Indonesia 6.06 10.46 13.10 6.17 9.76 8.75 6.98 5.00 Malaysia 1.42 3.05 3.61 2.03 6.00 4.70 3.00 2.40 Philippines 5.98 7.65 6.23 2.80 10.10 6.97 3.50 3.90 Singapore 1.67 0.47 0.97 2.10 6.53 3.25 2.18 2.10

Nguồn: IMF tháng 10/2008, Citi tháng 12/2008.

Lạm phát ở các quốc gia và khu vực gần như đều tăng đến năm 2008.Kể từ năm 2009 do kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá toàn cầu và do đó giá cả cũng giảm đối với hầu hết các mặt hàng. Điều này làm cho lạm phát ở hầu hết các nước cũng giảm trong năm 2009 và dự báo cả năm 2010.

2.3.4.2 Các chính sách quản lý ở tầm vĩ mô

a. Chính sách tỷ giá hối đoái

Những biến động về tỷ giá VND/USD trong thời gian qua được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.9 Tỷ giá USD/VND từ 2008 đến đầu năm 2010

Nhìn chung, tỷ giá VND/USD tăng nhanh từ 2008 đến nay. Trong đó, so sánh cụ thể về tốc độ tăng của tỷ giá qua vào cùng thời điểm tháng 4 như sau:

Biểu đồ 2.10 Tỷ giá giữa USD/VND vào tháng 4 năm 2008

Biểu đồ 2.12 Tỷ giá giữa USD/VND vào tháng 4 năm 2010

Năm 2008 tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của hai chính sách: chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm kiểm soát lạm phát tăng cao và gói kích cầu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh- xuất khẩu, phát triển kết cấu hạ tầng, kích thích tiêu dùng và giảm thiểu khó khăn xã hội. Do vậy mà tỷ giá tăng cao sau đó chững lại ổn định ở các tháng cuối năm. Việc tỷ giá diễn biến trên thị trường dần theo xu hướng tăng (VND giảm giá khoảng 2,6% so với đồng USD) đã hỗ trợ các nhà xuất khẩu qua tác động: làm giá các sản phẩm xuất khẩu rẻ hơn khi tính theo USD và các doanh nghiệp xuất khẩu thu được nhiều nội tệ hơn từ các hợp đồng xuất khẩu của mình.

Năm 2009 cũng là năm thứ tư triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 với gói chính sách kích cầu 6 tỷ USD. Lượng nội tệ tung ra từ chính sách này, nguồn ngoại tệ thu hút từ đầu tư nước ngoài giảm (Tính đến ngày 15/12/2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 21,5 tỷ USD, giảm 70% so với cùng kỳ năm 2008) cùng với chính sách hỗ trợ xuất khẩu đã khiến cho VND tiếp tục được phá giá ngầm. Tỷ giá USD/VND tiếp tục lên cao.

Để ổn định tỷ giá ngày 23/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 2578/TTg-KTTH yêu cầu 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán ngay số ngoại tệ dưới dạng tiền gửi và các nguồn thu vãng lai cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Theo số liệu tổng hợp từ hệ thống báo cáo của các tổ chức tín dụng, tính đến ngày 30/11/2009, số dư tiền gửi có kỳ hạn của 7 tập đoàn, tổng công ty lớn vào khoảng 1,2 tỷ USD và số dư tiền gửi không kỳ hạn là khoảng 700 triệu USD. Bảy tập đoàn, tổng công ty này bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Tập

đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam và Tổng công ty Hóa chất Việt Nam.

Ngày 19/1/2010 NHNN chủ trương giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng ngoại tệ từ 7% đến 4% ; thắt chặt đồng nội tệ giảm nguy cơ lạm phát ; đồng thời giá vàng sụt nhẹ do những biến động trên thị trường tự do… đã khiến cho USD giảm một cách nhanh chóng trong thời gian gần đây.Tính đến 28/04/2010 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi mạnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Lần thay đổi thứ nhất vào ngày 26/11/2009, tỷ lệ phá giá là 5,44%, đồng thời NHNN thu hẹp biên độ biên độ giao động của tỷ giá từ 5% xuống 3%. Lần thay đổi thứ hai, chỉ cách lần thứ nhất chưa đầy 2 tháng, vào ngày 11/2/2010 tỷ giá VND/USD tăng thêm 3,36%. Việc phá giá đồng nội tệ sẽ giúp cho hàng hoá nước đó có sức cạnh tranh tốt hơn hàng của nước ngoài, điều này sẽ hỗ trợ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu bằng việc sử dụng hàng nội địa có giá thấp hơn.

Tuy nhiên, việc nới lỏng tỷ giá này đã khiến cho các doanh nghiệp có các khoản vay bằng ngoại tệ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí có nhiều doanh nghiệp lợi nhuận làm ra cả năm không đủ bù đắp khoản chênh lệch tỷ giá đối với khoản vay ngoại tệ của mình.

Về tín dụng cho các khoản vay TTXK được mong đợi là không ảnh hưởng nhiều mặc dù cao điểm ( mùa vụ ) cho các hoạt động xuất khẩu truyền thống của Việt Nam sắp sửa bắt đầu nhưng tình hình kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu hồi phục nhanh chóng.

b. Chính sách xuất nhập khẩu

Chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.

Việt Nam luôn có định hướng sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước và hướng ra xuất khẩu. Bởi vậy mà xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong các chính sách nhằm phát triển kinh tế của nước ta.

Biểu đồ 2.13 Biến động kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam từ tháng 01/2008

đến 02/2010

Nhìn chung, trong thời gian trên Việt Nam luôn nhập siêu do tổng kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu. Do vậy mà mặc dù thực hiện chính sách hướng ra xuất khẩu, tăng trưởng GDP của Việt Nam dựa vào tăng kim

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tài TRỢ XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 69 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)