Các nhân tố thị trường

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tài TRỢ XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 28 - 31)

 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Nền kinh tế mạnh hay yếu thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng của GDP. Nó ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động tín dụng ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay ngoại tệ. Một nền kinh tế đang tăng trưởng, nhu cầu vốn sẽ lớn và một trong các kênh huy động vốn của nền kinh tế là thông qua các NHTM. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tại các NHTM sẽ phản ánh một phần nhu cầu vốn hiện tại của nền kinh tế. Và cùng với những thông tin khác, các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra nhận định tình tình kinh tế tương đối phù hợp.

 Lạm phát

Khi tình hình nền kinh tế bị lạm phát cao, giả sử các điều kiện khác không đổi thì đồng nội tệ bị mất giá so với đồng ngoại tệ, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn do giá cả chi phí đầu vào tăng. Đây là những dấu

hiệu tác động đến chính sách cho vay của ngân hàng, các ngân hàng sẽ hạn chế cho vay thậm chí thu hẹp cho vay đồng nội tệ đối với các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng. Điều này dẫn đến khả năng thực hiện hợp đồng ngoại thương đối với doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn do thiếu vốn lưu động và nguồn ngoại tệ thực hiện thanh toán về ngân hàng sẽ bị giảm dần. Đồng thời, với sự mất giá của đồng nội tệ, sự lên giá của đồng ngoại tệ cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động ngoại tệ của ngân hàng. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại các NHTM.

 Cung cầu ngoại tệ

Nguồn cung ngoại tệ có thể kể đến từ kiều hối, nhà đầu tư nước ngoài thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp, nguồn vốn ODA, vay nợ nước ngoài và từ khách du lịch,… Nguồn cầu ngoại tệ xuất phát chủ yếu từ nhu cầu nhập khẩu, trả nợ nước ngoài, gửi tiền cho người thân chữa bệnh, đi du học ở nước ngoài, du lịch nước ngoài,…

Xét ở góc độ tài chính ngân hàng, các yếu tố khác không đổi, nếu cung ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ thì giá đồng nội tệ lên giá, khuyến khích nền kinh tế nhập khẩu vì giá cả hàng hóa thế giới trở nên rẻ hơn so với giá trong nước. Đồng thời, nguồn ngoại tệ huy động được tại các ngân hàng trở nên dồi dào hơn sẽ kéo theo chính sách vay ngoại tệ của ngân hàng và các chính sách tài trợ xuất khẩu bằng đồng ngoại tệ tài trợ xuất khẩu sẽ nới lỏng hơn.

Ngược lại, nếu cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ thì nền kinh tế xảy ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ, đồng ngoại tệ trở nên có giá so với đồng nội tệ. Điều này buộc các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất huy động để đảm bảo hoạt động cho vay ổn định, duy trì khả năng thanh khoản cho ngân hàng và sau đó là lãi suất cho vay ngoại tệ sẽ phải điều chỉnh tăng tương ứng tác động chính sách cho vay ngoại tệ của ngân hàng và các chính sách tài trợ xuất khẩu bằng đồng ngoại tệ sẽ điều chỉnh theo hướng thắt chặt cho vay hơn.

 Mùa vụ tín dụng

Tín dụng ở Việt Nam luôn tuân theo một mối liên hệ tăng trưởng; người ta gọi đó là mùa vụ tín dụng. Qua đó, có thời điểm tín dụng tăng trưởng mạnh. Chủ yếu là do nhu cầu của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cần bổ sung vốn để phục vụ

các hợp đồng sản xuất. Các doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh - sản xuất- xuất khẩu các mặt hàng mùa vụ như nông- thuỷ hải sản hoặc các mặt hàng mà sức mua sắm tăng trưởng theo thời điểm trong năm như: may mặc thời trang, bánh kẹo ở Việt Nam.

Thời điểm tăng trưởng tín dụng tài trợ xuất khẩu không tách khỏi thời điểm tăng trưởng tín dụng. Đây là lúc mà nhu cầu của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cần được tài trợ vốn cho xuất khẩu tăng cao.

 Tình hình kinh tế thế giới

Ngày nay, các quốc gia luôn có chính sách hợp tác, mở rộng các mối quan hệ ngoại thương và không ngừng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều có sự phụ thuộc nhất định vào “phần còn lại của thế giới”. Do vậy, những biến động kinh tế thế giới ít nhiều ảnh hưởng sự ổn định của một quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có mối quan hệ đối ngoại càng lớn, độ mở của nền kinh tế càng rộng thì sức ảnh hưởng đến “phần còn lại của thế giới” càng lớn và những biến động của thị trường tài chính tiền tệ của thế giới sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính tiền tệ trong nước mà cụ thể là làm ảnh hưởng đến chính sách điều hành TGHĐ của NHTW, chính sách cho vay của các NHTM, …v..v..

Bên cạnh đó, những biến động của tình hình kinh tế thế giới, cụ thể là tốc độ tăng trưởng hay suy thoái của các quốc gia lớn sẽ ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường hàng hóa, ảnh hưởng đến kim ngạch XNK của các quốc gia có quan hệ ngoại thương. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của các quốc gia nhỏ, trực tiếp là các doanh nghiệp hoạt động XK sẽ phải điều chỉnh giảm sản xuất, hoạt động tài trợ vốn cho vay của các NHTM cũng cần xem xét thận trọng tính hiệu quả trong phương án kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Ngoài những yếu tố kể trên, tình hình chính trị, thiên tai, dịch bệnh, … cũng ảnh hưởng đến các hoạt động tín dụng; tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu nói chung cũng như tín dụng tài trợ xuất khẩu nói riêng tại các NHTM.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tài TRỢ XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 28 - 31)