Các nhân tố về chính sách tín dụng của các NHTM

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tài TRỢ XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 32 - 33)

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do hội đồng quản trị tín dụng của ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép của những quy định của ngân hàng.

Tùy từng thời kỳ và môi trường kinh tế cụ thể mỗi NHTM có chính sách tín dụng khác nhau chẳng hạn như trên địa bàn nào có hoạt động XNK phát triển thì chính sách của các NHTM sẽ hướng đến cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp XNK nhằm thu hút nguồn ngoại tệ từ các doanh nghiệp xuất khẩu để cho vay trở lại đối với doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu.

Đồng thời, giới hạn cho vay còn phụ thuộc vào một số yếu tố: khối lượng vốn mà NHTM huy động được, sự ổn định hay bất ổn của nền kinh tế, uy tín của doanh nghiệp vay vốn, tình trạng tài chính của người vay vốn, nhu cầu vay vốn của người đi vay và mức độ hạn chế hoặc khả năng hỗ trợ của NHTM hội sở chính.

Chính sách tín dụng TTXK của NHTM thực hiện thông qua một số chính sách chủ yếu như sau:

 Chính sách lãi suất

Lãi suất cho vay ngoại tệ thấp và có khả năng cạnh tranh thì dư nợ cho vay sẽ cao và ngược lại lãi suất cho vay ngoại tệ cao và thiếu tính cạnh tranh thì dư nợ cho vay sẽ thấp.

Đồng thời việc các ngân hàng áp dụng mức lãi suất cụ thể nào đối với từng khách hàng, doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc ngân hàng đó đánh giá như thế nào về đối tượng phục vụ của mình.

 Chính sách đảm bảo tín dụng

Mỗi NHTM có chính sách cho vay khác nhau về hình thức đảm bảo. Nhưng nhìn chung, nếu điều kiện thế chấp giá trị tài sản đảm bảo tại ngân hàng càng lớn,

ngân hàng cho vay căn cứ chủ yếu vào giá trị tài sản đảm bảo thì khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng thấp vì có nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, có nhu cầu vay ngoại tệ lớn nhưng tài sản lại ít, cho nên dẫn đến dư nợ cho vay tại ngân hàng tăng trưởng thấp.

Còn ngược lại, nếu các điều kiện về thế chấp tài sản của ngân hàng cho vay không quá khắc khe thì doanh nghiệp vay vốn dễ dàng tiếp cận tín dụng và ngân hàng cũng có nhiều cơ hội tăng trưởng dư nợ cho vay.

 Chính sách về hạn mức tín dụng

Việc cấp hạn mức tín dụng phụ thuộc vào mức độ uy tín của doanh nghiệp, vòng quay vốn lưu động, …thông qua quá trình thẩm định cho vay. Hạn mức cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp XK cao hay thấp còn tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, quy mô hoạt động XK của doanh nghiệp, doanh số thanh toán cam kết qua ngân hàng,…

Kết hợp với các chính sách trên, NHTM có hệ thống chấm điểm, phân loại đối tượng khách hàng theo ngành nghề kinh doanh. Khách hàng nào được NH xếp hạng tín dụng tốt thì lãi suất cho vay được ưu đãi hơn và điều kiện thế chấp tài sản ít hơn.. Đây không những là chính sách nhằm hạn chế nợ xấu, phân tán rủi ro trong công tác tín dụng tại ngân hàng mà còn góp phần tích cực trong việc xây dựng lòng trung thành của các khách hàng tiềm năng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tài TRỢ XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 32 - 33)