Quan tâm đến việc thế chấp đảm bảo các khoản vay tín dụng tài trợ xuất

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tài TRỢ XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 142 - 144)

a. Đặc điểm chung

3.2.4 Quan tâm đến việc thế chấp đảm bảo các khoản vay tín dụng tài trợ xuất

ngân hàng sẽ tư vấn các vấn đề về thanh toán quốc tế, cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu cũng như giới thiệu các sản phẩm tín dụng TTXK hiện có tại ACB Bình Định.

Hiệu quả mang lại.

Đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy tín dụng TTXK như trên khiến tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận, khiến hoạt động tín dụng TTXK trở nên thông suốt. Hơn nữa, do tính chất của TTXK thường phức tạp và có gắn với yếu tố ngoại tệ nên nếu ACB Bình Định có thể thực hiện tốt các nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng như đảm bảo nguồn cung ngoại tệ như trên sẽ góp phần tạo nên uy tín trong công tác cung cấp sản phẩm TTXK. Do vậy sẽ góp phần tăng mong muốn của các doanh nghiệp thực hiện giao dịch tại chi nhánh.

3.2.4 Quan tâm đến việc thế chấp đảm bảo các khoản vay tín dụng tài trợ xuất khẩu. xuất khẩu.

Lý do thực hiện

Hoạt động TTXK luôn đảm bảo những rủi ro nhất định, trong đó có các rủi ro nhằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng và những rủi ro mang tính quốc tế. Do vậy, công tác đảm bảo rủi ro cần được quan tâm đúng mức.

Thế chấp bảo đảm khoản vay được coi là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng, vì vậy trong khi đẩy mạnh hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng TTXK nói riêng chi nhánh cần thiết phải thực hiện các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đi vay.

Nội dung thực hiện của đề xuất

Thường xuyên đánh giá lại giá trị của TSBĐ:

Do đặc trưng của loại hình sản phẩm TTXK là tài trợ các khoản vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu xuất khẩu và trong quá trình chờ nguồn thu từ lô hàng xuất khẩu nên TSBĐ cho các khoản vay này thường là hàng hoá, nguyên vật liệu tại kho; các chứng từ có giá như: hối phiếu, bộ chứng từ ; bất động sản; …

Các TSBĐ này, đặc biệt là hàng hoá và các chứng từ có giá dễ thay đổi giá trị trong thời gian. Chẳng hạn, trường hợp cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu bộ chứng từ theo phương thức L/C có chấp nhận trường hợp L/C trả chậm thì L/C trả chậm không nên quá 180 ngày vì theo kinh nghiệm hoạt động của ACB; quá thời hạn trên việc thu hồi các khoản nợ từ giao dịch cho vay có bảo đảm của TSBĐ là L/C này sẽ gặp nhiều rủi ro hơn.

Do đó việc đánh giá lại giá trị TSBĐ từ việc xem xét thực trạng tài sản và tham khảo thông tin trên thị trường như giá cả, xu hướng phát triển, các mặt hàng thay thế, đặc biệt các TSBĐ là chứng từ có giá cần được tiến hành thường xuyên để có biện pháp thực hạn chế rủi ro.

 Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho TSBĐ.

Đối với một số các trường hợp cụ thể, nên yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho TSBĐ của mình và việc thẩm định TSBĐ lại càng phải được thực hiện chặt chẽ kỹ lưỡng. Chẳng hạn, khách hàng vay với doanh số lớn và TSBĐ là các chứng từ có giá phát sinh từ hợp đồng xuất khẩu của mình. Kết quả thẩm định là cơ sở để khách hàng mua bảo hiểm với mức phù hợp. Việc quản lý TSBĐ dù có tốt đến đâu cũng khó tránh khỏi những rủi ro bất ngờ xảy ra như lũ lụt, lốc, bão và những nguyên nhân bất khả kháng khác. Khi đó công ty bảo hiểm sẽ đứng ra thanh toán những tổn thất xảy ra đối với tài sản bảo đảm. Việc mua bảo hiểm cho TSBĐ cũng là biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng để đảm bảo thu nợ thì khi mua bảo hiểm chi nhánh cần phải thỏa thuận với khách hàng vay, bên được nhận bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm là chi nhánh mình.

 Tăng cường tính hiệu quả của bộ phận chuyên trách định giá TSBĐ.

Cán bộ thẩm định giá cần được đào tạo chuyên ngành, có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá TSBĐ. Bên cạnh đó đối với các khoản vay với doanh số lớn chi nhánh cần nhanh chóng liên hệ công ty chuyên trách về thẩm định giá thuộc tập đoàn ACB nhằm được giúp đỡ nhanh chóng và chính xác tương đối, đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng.

 Phối hợp với các ngành trong việc giải quyết TSBĐ

Khi phải dùng đến biện pháp phát mại tài sản bảo đảm tức là khách hàng đã không thể trả được nợ. Trong trường hợp này nếu chỉ có mình chi nhánh thì sẽ không thể hoàn thành được bởi công việc này rất phức tạp mà nó cần phải có sự hỗ trợ của các ngành liên quan như cơ quan định giá tài sản, hệ thống pháp luật khi phát sinh tranh chấp…

Hiệu quả mang lại.

Tình hình hiện nay ở Việt Nam chưa có quỹ bảo hiểm xuất khẩu của Ngân Hàng Nhà Nước nên các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng thương mại vốn nhanh thích ứng với các thay đổi của thị trường nên tự tìm ra các giải pháp hỗ trợ các sản phẩm TTXK của mình. Tăng quản lý TSBĐ góp phần tăng khả năng trả nợ của khách hàng và đồng nghĩa với việc giảm thiểu các rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tài TRỢ XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 142 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)