Tình hình xuất khẩu của tỉnh Bình Định trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tài TRỢ XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 63 - 64)

Trong năm 2008, kim nghạch xuất khẩu toàn tỉnh Bình Định đạt 400 triệu USD; tăng 20 % so với năm 2007, đã xuất sang 90 nước và vùng lãnh thổ của 5 châu lục (tăng 6 nước so với năm 2007); đã hình thành mặt hàng xuất khẩu có khối lượng lớn và giá trị kim nghạch xuất khẩu cao như: sản phẩm gỗ tinh chế trên 220 triệu USD/ năm chiếm 54% tổng kim nghạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Năm 2008, tại 2 khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ đã có 49 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu (tăng 3 doanh nghiệp so với năm 2007), với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 146 triệu USD, tăng 18,9% so với năm 2007. Trong đó, nhóm hàng hóa có kim ngạch xuất khẩu tăng cao là: đá granite các loại (tăng 60%), các mặt hàng lâm sản (tăng 22,6%)…Cũng trong năm này chịu tác động của xu hướng chung từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính phủ đã ban hành nghị quyết NQ số 30/2008 NQ- CP về ngăn chặn suy giảm kinh tế. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định đã thực hiện nghị quyết trên bằng cách tăng chi phí đào tạo lao động từ 50% lên 100% trong một số nghành nghề nhằm giữ vững đà tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu.

Trong năm 2009, kim nghạch xuất khẩu tỉnh Bình Định đạt 350 triệu USD chiếm 77.5 % so với kế hoạch đặt ra trong năm này và giảm 13,8 % so với năm 2008. Cụ thể kim nghạch xuất khẩu năm này một số nghành như sau:

 Nông sản đạt 55 triệu USD giảm 28,9 %.  Lâm sản đạt 218 triệu USD giảm 12,6 %.  Thuỷ sản đạt 32 triệu USD giảm 2,3 %.

 Khoáng sản đạt 25 triệu USD giảm 16,7 %.

 Công nghiệp tiêu dùng đạt 20 triệu USD tăng 17,6 %.

Tại tỉnh Bình Định giá trị kim ngạch xuất khẩu lâm sản 3 tháng đầu năm 2010 đạt gần 2,35 triệu USD giảm gần 13% so với cùng kỳ năm 2009.

Tính đến ngày 22/03/2010 giá xuất khẩu thuỷ sản của một số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản tại tỉnh Bình Định được xét duyệt tại hải quan đã thể hiện sự nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh trong việc giảm bớt các sức ép từ việc tăng giá của nguốn nguyên vật liệu như sau:

Bảng 2.9 Giá xuất khẩu của một số sản phẩm thuỷ sản ngày 22/03/2010 được xét duyệt tại hải quan Bình Định.

Cá ngừ lon đông lạnh USD/kg 3.5

Tôm sú thịt đông lạnh USD/kg 9.86

Thịt cá ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Bình Định ừ vây vàng cắt khúc

USD/kg 17.3

Tình hình xuất khẩu trên từ năm 2009 đến đầu năm 2010 được giải thích là do giá cả đầu ra - đầu vào không tương xứng; giá bán sản phẩm gặp nhiều khó khăn trong việc thương lượng tăng giá; trong khi chi phí sản xuất, bán hàng gia tăng. Rồi sức ép từ rào cản phi thuế quan; việc thiếu lao động; giá điện, giá xăng dầu tăng; tình hình tài chính, tín dụng siết chặt, nguồn vốn tín dụng giảm sút; cũng như việc thông quan của Việt Nam trong việc nhập hàng hoá nước ngoài vào mạnh mẽ hơn từ các cam kết của hậu WTO.

Đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định còn chịu sức ép từ yêu cầu bảo vệ rừng ngày càng lớn; nguồn cung nguyên liệu ở xa và thiếu lượng gỗ có chứng chỉ FSC; mặt hàng đồ gỗ ngoài trời (mặt hàng xuất khẩu chính của các doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Định) đã bão hòa, tỉ suất lợi nhuận không còn hấp dẫn, dẫn đến các dự án đầu tư ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong thời gian đến sẽ hạn chế, tốc độ đầu tư chững lại; trong khi đó, thị phần đồ gỗ nội thất của Việt Nam trên thị trường thế giới mới chỉ đạt tỉ lệ 1%. Đây là một tỉ lệ rất khiêm tốn so với tiềm năng phát triển của ngành này đã tạo thành thách thức lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa để tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tài TRỢ XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 63 - 64)