PHẦN Á CHÂU (ACB) VIỆT NAM
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) cấp ngày 24/04/1993; và giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng (tương đương 1,2 triệu USD).Năm 2009, vốn điều lệ của ACB đạt đến 7.500 tỷ đồng (tương đương 416 triệu USD); tăng trưởng đến gần 350 lần trong vòng 17 năm qua.
Nghành nghề đăng kí kinh doanh gồm: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lí nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
Trong 17 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng của ACB qua các năm như sau:
Biểu đồ 1.1 Các chỉ số tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
(ACB) qua các năm.
15420 14354 6760 282 24273 22341 9563 392 44650 39736 17365 687 85392 74943 31974 2127 105306 91174 34833 2561 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng tài sản hợp nhất Vốn huy động hợp nhất Dư nợ cho vay hợp nhất Lợi nhuận trước thuế hợp nhất
Một số kết quả về tình hình hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng của ACB so với một số ngân hàng khác những năm gần đây:
Bảng 2.1 Chỉ tiêu khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại năm 2007
NHTM ACB VCB ICB(VTB) AGRI STB TECB BIDV
ROA 2,7% 1,32% 0,76% 0,58% 2,91% 1,79% 0,84% ROE 44,5% 19,4% 14,1% 12,9% 25,6% 19,1% 15,94% NIM 2,29% 2,34% 3,23% 4,32% 3,17% 3,40% 3,03%
Bảng 2.2 Tương quan giữa các ngân hàng tính đến thời điểm 21/08/2008
Chỉ tiêu ACB BIDV Sacombank Agribank
Tổng tài sản 100.570 225.917 69.626 353.974
Vốn huy động 78.656 158.317 53.361 261.614
Dư nợ 35.831 134.906 33.394 254.854
Dư nợ/TTS(%) 35,6% 63,5% 48,0% 72,0%
Tỷ lệ LDR(%) 45,6% 87,3% 62,6% 97,4%
Cơ cấu tổ chức của ACB được thể hiện qua sơ đồ sau:
ACB bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS- The Complete Banking Solution), có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian thực. ACB là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn Thế giới, bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày. ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs, gồm Reuteurs Monitor: cung cấp mọi thông tin tài chính và Reuteurs Dealing System: công cụ mua bán ngoại tệ. Trong năm 2003 và 2004, IFC đã dành một ngân khoản trị giá 575.000 USD trong chương trình hỗ trợ kỹ thuật nhằm mục đích nâng cao năng lực quản trị điều hành của ACB. Ngân hàng Standard Chartered đang thực hiện một chương trình hỗ trợ kỹ thuật toàn diện cho ACB, được triển khai trong khoảng thời gian 5 năm (bắt đầu từ năm 2005).
Một số thành tích của ACB trong những năm gần đây:
ACB được bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 (Tạp chí Euromoney).
Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007; Cờ thi đua của Chính Phủ.
Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng của Việt Nam năm 2007 (Ông Đỗ Minh Toàn - Phó Tổng Giám Đốc ACB).
Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008
Năm 2009, ACB được trao tặng danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” của Tạp chí tài chính EuroMoney đồng thời là ngân hàng duy nhất và đầu tiên trong lịch sử ngân hàng Việt Nam cùng lúc được vinh danh 6 giải thưởng quốc tế do các tổ chức tài chính quốc tế trao tặng đã khẳng định thêm vị thế của ACB.
Theo ông Trần Mộng Hùng_ chủ tịch hội đồng sáng lập ngân hàng Á Châu (ACB) phương hướng phát triển của ACB trong thời gian tới như sau: “ ACB mong muốn trở thành một trong ba tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu và hoạt động có hiệu quả với hai trụ cột kinh doanh là ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư”.
2.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH PHẦN Á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Á Châu (ACB) chi nhánh Bình Định.
Ngày 25 tháng 12 năm 2006, Ngân hàng Thương mại (NHTM) cổ phần Á Châu (ACB) đã tổ chức khai trương chi nhánh tại Bình Định.
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Bình Định. Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Bank –Binh Dinh branch. Tên gọi tắt: ACB – Bình Định hoặc ACB chi nhánh Bình Định Vốn chủ sở hữu :16 tỷ đồng.
Giám đốc chi nhánh : Ông Nguyễn Phúc Hưng. Phó giám đốc chi nhánh : Ông Trần Bùi Gia Khương.
Địa chỉ chi nhánh : 171 Trần Hưng Đạo, Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Điện thoại : (056) 381 4418
Fax : (056) 3814419
Email : acb@acb.com.vn
Website : www.acb.com.vn
ACB là một trong những NHTM có khá nhiều sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng, tiện ích. Việc mở chi nhánh ACB tại Bình Định nằm trong kế hoạch phát triển, mở rộng mạng lưới của ACB, nhằm tạo ra yếu tố cạnh tranh. Theo đó, Chi nhánh ACB Bình Định được kết nối trực tuyến với Hội sở chính và tất cả các đơn vị trong hệ thống ACB.
Nhân dịp khai trương chi nhánh tại Bình Định, Ban lãnh đạo ACB đã quyết định trao 100 triệu đồng đến UBND tỉnh Bình Định để ủng hộ các tiểu thương bị thiệt hại trong vụ cháy chợ Lớn Quy Nhơn.
Ngày 10 tháng 3 năm 2010, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã chính thức khai trương Phòng giao dịch (PGD) Chợ Khu Sáu tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, nâng tổng số chi nhánh và PGD của ACB trên toàn quốc lên 241. Phòng giao dịch Chợ Khu Sáu hoạt động với các chức năng tương tự các chi nhánh, phòng giao
dịch khác trong hệ thống: Nhận tiền gởi bằng VND, ngoại tệ, vàng. Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, và tiêu dùng. Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union. Thu đổi ngoại tệ. Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card). Các dịch vụ ngân hàng khác... Phòng giao dịch Chợ Khu Sáu được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền ở mọi nơi trong hệ thống Ngân hàng Á Châu, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (home banking, phone banking, internet banking, và mobile banking).