Rủi ro trong tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tài TRỢ XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 35 - 39)

Qui định số 493/2005/QĐ – NH ngày 22 tháng 4 năm 2005 của thống đốc ngân hàng Nhà nước về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụngthì : “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ( sau đây gọi tắt là rủi ro) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Lợi nhuận và rủi ro là 2 mặt của một vấn đề: muốn có lợi nhuận, phải chấp nhận rủi ro. Nếu không chấp nhận rủi ro, sẽ không bao giờ thu được lợi nhuận. Sự đối mặt và chịu tác động của rủi ro có thể ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp, thậm chí bị phá sản và thải loại ra khỏi thị trường. Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ-loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro; tính dễ lây lan rủi ro giữa các ngân hàng thương mại với nhau; khách hàng của ngân hàng rất đông và chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ gây tác động xấu tới hình ảnh của ngân hàng.

Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu cũng luôn ẩn chứa những rủi ro không mong đợi xảy ra. Điều này dễ dẫn đến tổn thất bên phía ngân hàng. Một số tổn thất có thể dẫn đến với nhà xuất khẩu, làm ảnh hưởng đến nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp; cũng như việc thanh toán các khoản vay tín dụng đối với ngân hàng như sau:

Bảng 1.2 Phân loại một số rủi ro từ hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu.

Loại rủi ro Nguyên nhân do kinh tế

Nguyên nhân do chính trị

Thiệt hại

Rủi ro sản xuất Nhà nhập khẩu phá sản .

- Hàng hoá bị liệt vào danh sách cấm nhập khẩu, cấm vận.

- Chiến tranh xảy ra ảnh hưởng đến vấn đề mậu dịch

Nhà xuất khẩu buộc phải giảm giá hàng hoá hoặc có thể không thu được tiền hàng, không tiêu thụ được hàng hoá.

Rủi ro thanh toán Nhà nhập khẩu phá sản

- Bị cấm thực hiện thanh toán.

- Khó khăn trong chuyển đổi ngoại tệ.

Nhà xuất khẩu phải hoàn các khoản nợ gốc và phải trả lãi vay đối với các khoản tín dụng được ngân hàng cấp trong khi đứng trước nguy cơ xuất khẩu không thu được tiền hàng.

Rủi ro tỉ giá Tỉ giá khi thanh toán giảm so với tỉ giá khi kí kết hợp đồng.

Số tiền bán hàng mà nhà xuất khẩu thu được giảm so với dự kiến.

Rủi ro do tăng giá Tăng giá các nguyên vật liệu đầu vào, giá nhân công.

Chi phí sản xuất tăng khiến số tiền nhà xuất khẩu thu được từ hợp đồng xuất nhập khẩu giảm.

Trong điều kiện Việt Nam phát triển với xu hướng toàn cầu hoá và quan hệ thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng thì đồng thời hoạt động XK cũng đồng

thời cũng phát triển với quy mô ngày càng lớn. Cùng với sự gia tăng của hoạt động XK thì vai trò của ngân hàng trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động này ngày càng lớn, và cũng do vậy những rủi ro với các ngân hàng trong hoạt động này cũng ngày càng lớn hơn.

Trong quan hệ XK có một phía là đối tác nước ngoài; do đó các doanh nghiệp kinh doanh XK cũng như ngân hàng tài trợ rất khó nắm bắt được các thông tin cần thiết về đối tác một cách chính xác. Về nguyên tắc trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và đơn vị được tài trợ luôn có những điều khoản quy định rõ ràng quyền hạn của ngân hàng nhằm đảm bảo khả năng doanh nghiệp trả nợ và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Đồng thời có trường hợp đơn vị được TTXK có tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay. Thậm chí ngay cả khi hợp đồng XK hàng hoá của doanh nghiệp là hoàn hảo và doanh nghiệp thực hiện hợp đồng một cách suôn sẻ thì rủi ro vẫn có thể xảy ra do sự vi phạm các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, ngay cả khi các đơn vị được tài trợ hoàn toàn có khả năng thực hiện các cam kết đó.

Hơn nữa các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình ngân hàng thực hiện tài trợ cho doanh nghiệp XK thường phức tạp. Do đó, dễ phát sinh các lỗi của cán bộ làm công tác TTXK làm ảnh hưởng đến việc thu lợi của ngân hàng từ hoạt động này.

Một cách tổng thể, ta có thể thấy rằng, rủi ro trong tín dụng TTXK đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện có hiệu quả trong việc tìm hiểu thông tin về đối tác (phía nhập khẩu, ngân hàng bên phía nhập khẩu,..); đồng thời có những biện pháp nhằm giảm các sai sót trong việc thực hiện các nghiệp vụ phát sinh. Các biện pháp cần được thiết lập một cách đồng bộ và phải được thưc hiện một cách nghiêm túc và có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng chuyên trách nhằm thực hiện tốt được công tác phòng ngừa rủi ro, hạn chế tối đa tổn thất, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động XK nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, đổi mới công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN Á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH

BÌNH ĐỊNH.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB)

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tài TRỢ XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 35 - 39)