Giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tài TRỢ XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 144 - 150)

a. Đặc điểm chung

3.2.5 Giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay

Lý do thực hiện

ACB là một trong những ngân hàng thương mại đi đầu trong công tác quản lý quá trình sử dụng vốn vay và hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn. ACB Bình Định cũng luôn định hướng hoạt động của mình đạt hiệu quả cao trong tập thể ACB, giữ vững các chỉ tiêu trong công tác quản lý nợ vay.

Nội dung thực hiện của đề xuất

Để làm được điều này, ACB Bình Định cần liên tục củng cố mạng lưới thu thập và xử lí thông tin khách hàng để nâng cao được chất lượng của công tác thẩm định dự án. Chi nhánh cần liên hệ thường xuyên với khách hàng cũng như các cơ quan quản lí khách hàng như các Bộ, các Tổng công ty..., các trung tâm cung cấp thông tin tín dụng như CIC,... để có được những thông tin chính xác về thực trạng kinh doanh hiện tại của khách hàng, khả năng phát triển trong tương lai của họ, tình

hình quan hệ tín dụng lấy đó là một cơ sở quan trọng nhất để ra quyết định cấp tín dụng.

Trong thẩm định dự án phải chú trọng đến năng lực pháp lí của doanh nghiệp đi vay và đặc biệt là kế hoạch về khả năng sinh lời của dự án, kế hoạch trả nợ trên cơ sở gắn những yếu tố về chi phí thu nhập của dự án với các yếu tố tương đương trên thị trường và xu hướng biến động của chúng trong tương lai. Ngoài ra, với những khách hàng mới cũng cần có sự đảm bảo của cơ quan chủ quản (Tổng công ty, Bộ...) hay sử dụng TSBĐ.

Tiếp đến chi nhánh phải tiến hành phân định cán bộ tín dụng theo dõi tình hình sử dụng vốn trong suốt dự án chứ không nên chỉ chú trọng ở riêng giai đoạn đầu như hiện nay.

Về quản lí thu nợ và xử lí nợ quá hạn: chi nhánh và khách hàng phải xác định lịch trả nợ phù hợp với lịch thu được lợi nhuận từ hoạt động của khách, tránh gây căng thẳng về vốn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần qui định chặt chẽ về việc yêu cầu doanh nghiệp mở tài khoản tại ACB để thuận lợi thu nợ.

Chi nhánh cần phát hiện sớm các khoản cho vay có dấu hiệu bị đe doạ thông qua các dấu hiệu như: Doanh nghiệp chậm chễ trong việc nộp báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; có dấu hiệu trốn tránh sự kiểm tra của Ngân hàng; số dư tiền mặt giảm; gia tăng bất thường về hàng tồn kho hoặc các khoản nợ thương mại, hoàn trả nợ và lãi chậm, ...để chủ động tìm biện pháp xử lí chứ không nên trông chờ vào doanh nghiệp. Cụ thể :

- Cán bộ chi nhánh có thể cho lời khuyên hoặc cố vấn cho khách hàng trong tiêu thụ sản phẩm, thu nợ khách hàng của doanh nghiệp.

- Tăng thêm vốn cho doanh nghiệp thông qua các hình thức như: mở rộng cho vay tín chấp. Hay là, chi nhánh có thể cho vay thêm hợp đồng tín dụng khác trên cơ sở có người đứng ra bảo lãnh.

- Đề nghị doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài thông qua các hình thức như cổ phiếu, trái phiếu.

- Đối với các khoản cho vay mà sau khi phát hiện và thực hiện các biện pháp hỗ trợ vẫn không có tác dụng dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi khi đó chi nhánh cần phải thực hiện các biện pháp về khai thác và thanh lí.

+ Biện pháp khai thác: chi nhánh có thể gia hạn hợp đồng tín dụng, giảm qui mô hoàn trả trước mắt hoặc có thể dãn nợ cho các doanh nghiệp. Các hình thức này chỉ nên áp dụng với các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, có thu nhập có khả năng trả nợ; có ý thức trả nợ, trong quá trình vay đã trả được một phần nợ gốc và lãi; doanh nghiệp phải có tài sản cầm cố thế chấp dễ phát mại.

+ Biện pháp thanh lí tài sản thế chấp: Khi mà mọi sự cứu vãn tình thế trở nên không còn hiệu quả thì ngân hàng cần phải sử dụng biện pháp thanh lí nợ. Chi nhánh có thể áp dụng hình thức gán nợ hay khởi kiện tuỳ theo quan hệ với khách hàng, ý thức mong muốn trả nợ và nguyên nhân không trả được nợ của khách.

- Gán nợ: chi nhánh sẽ áp dụng hình thức gán nợ với các khách hàng không có khả năng trả nợ và họ uỷ quyền cho Ngân hàng toàn quyền quyết định đối với tài sản thế chấp. Ngân hàng có thể sử dụng tài sản để cho thuê, làm trụ sở hay bán lại cho người khác.

- Khởi kiện: Với những khách hàng có hành vi trốn tránh, lừa đảo thì chi nhánh sẽ tiến hành khởi kiện ra pháp luật. Nếu các TSBĐ có đủ hồ sơ hợp pháp, sau khi có quyết định của toà án thì chi nhánh nên chuyển qua trung tâm đấu giá hoặc thu hồi sử dụng như với hình thức gán nợ. Còn nếu các tài sản có đủ hồ sơ pháp lí nhưng lại có thế chấp ở ngân hàng khác thì tiến hành phát mại và phân chia theo quyết định của toà án. Đối với những khoản vay không có thế chấp, bảo đảm thì khả năng gánh chịu rủi ro của chi nhánh là khó tránh khỏi.

Hiệu quả mang lại.

Giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay khiến đảm bảo chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng TTXK nói riêng. Điều này, góp phần tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cũng như đảm bảo phát triển hoạt động tín dụng của chi nhánh một cách bền vững.

KẾT LUẬN

Mở rộng hoạt động tín dụng, đặc biệt là mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại nói chung là một trong những hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay. Nó không chỉ giúp các ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển mà còn giúp các ngân hàng này khẳng định được chỗ đứng của mình trong hệ thống ngân hàng trong nước cũng như hệ thống ngân hàng quốc tế.

Nghiên cứu hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Bình Định là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, qua việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kết hợp với thực tiễn, đồ án đã hoàn thành một số công việc sau:

- Tổng hợp cơ sở lý thuyết về hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng thương mại.

- Giới thiệu một cách khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Bình Định, phân tích thực trạng trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Bình Định.

- Đưa ra một số đề xuất nhằm mở rộng hoạt động này tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Bình Định .

Thông qua đề tài này, tôi hy vọng rằng một số đề xuất đã nêu sẽ đóng góp phần nào vào quá trình định hướng cũng như việc đề ra các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Bình Định nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 Tài liệu từ phía ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Bình Định.

 Niên giám thông tin doanh nghiệp tỉnh Bình Định 2009- 2010.

 TS. Nguyễn Minh Kiều_ giảng viên trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2008); Nhà xuất bản thống kê; bài giảng Thanh toán quốc tế.

 PGS. TS. Lê Văn Tế, THS. Nguyễn Thị Tuyết Ngà (2009); Nhà xuất bản tài chính; Thanh toán quốc tế và tín dụng xuất nhập khẩu.

 TS. Nguyễn Phi Lân (21/10/2009); Tạp chí Ngân Hàng; Vai trò của tín

dụng ngân hàng trong thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại Việt Nam.

TS. Lê Đăng Doanh (23/01/2010); Hội thảo“Kinh tế Việt Nam 2010_

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng cơ hội thị trường”.

 Tô Văn Vượng (2009); bài thực tập giáo trình “ Tín dụng xuất nhập khẩu

tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Khánh

Hòa trong giai đoạn (2006-2008)”.

 Đỗ Thị Khiên (24/03/2006); tạp chí Kinh Tế & Phát Triển; Một số biện

pháp nhằm hạn chế rủi ro hoạt động trong các NHTM cổ phần Việt Nam.

 Hoài Hương (25/03/2010); báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính; Chú trọng

chất lượng tăng trưởng tín dụng.

 Vĩnh Nghi (15/04/2010); báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính; Bơm vốn tín

dụng giá rẻ.

 Hạ Uyên (05/04/2010); báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính; Tăng quy mô,

tăng quản lý rủi ro.

 Hồng_ T. Sơn ( 22/04/2010); tuần báo Tuổi trẻ; Lãi suất giảm nhưng còn

tăng cao.

 Th.S Hoàng Thị Thanh Thuỳ, Trần Thị Mai Anh (04/2010); Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt_TVSI; Cổ phiếu ngân hàng khi nào nổi sóng.

Bản tin Đông Á 2010

Bản tin Sacombank tháng 02 năm 2010

Bản tin Agribank ngày 10 tháng 12 năm 2009

 http://www.acb.com.vn  http://ddpext.worldbank.org  http://kktbinhdinh.vn  http://www.sbv.gov.vn  http://vi.wikipedia.org  http://www.haiquanbinhdinh.gov.vn  http://www.thesaigontimes.vn  http://santhuongmai.com  www.vneconomy.com.vn  http://vietchinabusiness.vn  http://www.sctbinhduong.gov.vn  http://www.gso.gov.vn  http://sokhdt.binhdinh.gov.vn  http://vi.wikipedia.org

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tài TRỢ XUẤT KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (ACB) CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 144 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)