a. Đặc điểm chung
2.3.7 Quản lý rủi ro trong tín dụng TTXK tại ACB Bình Định
ACB hiện là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc quản lý rủi ro hoạt động ngân hàng. Mục tiêu hoạt động của ACB là “lợi nhuận hợp lý và đảm bảo an toàn”. Mặc dù có nhiều rủi ro trong hoạt động ngân hàng, nhưng ở mọi thời điểm ACB luôn lựa chọn hướng đi chính trong quản lý rủi ro và xây dựng cho mình hệ thống quản lý rủi ro phù hợp. Số liệu kiểm toán cho thấy tỷ lệ nợ xấu năm 2009 của tập đoàn ACB chỉ có 0,4%, tốt hơn rất nhiều so với mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,2%. Không những vậy, nợ xấu của tập đoàn đã giảm với tốc độ 18% trong khi dư nợ tăng gần 80% so với đầu năm 2009. Đây cũng là năm thứ 18 tỷ lệ nợ xấu của ACB dưới 1% và là năm thứ 5 liên tiếp tỷ lệ này ở mức dưới 0,5% mặc dù thị
trường năm 2009 có những thay đổi không thuận lợi và tốc độ tăng trưởng tín dụng thường trên hai con số.
ACB cũng luôn xác định cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Trong đó: Rủi ro thanh khoản được quản lý tốt. Năm 2009, ACB tiếp tục duy trì được
nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung _ dài hạn ở mức độ thấp với độ an toàn cao và khả năng chi trả ở mức cao xấp xỉ 12 lần.
Rủi ro lãi suất được đo lường bằng công cụ độ nhạy đối với rủi ro lãi suất, cho thấy mức độ tác động của những thay đổi trong lãi suất thị trường đối với giá trị kinh tế của ACB.
Rủi ro tín dụng được kiểm soát bởi Ban chính sách và quản lý rủi ro tín dụng- cơ quan tư vấn của Hội đồng tín dụng mà chủ tịch là một thành viên Hội đồng Quản Trị.
Rủi ro thị trường được giám sát bởi Phòng quản lý rủi ro thị trường trên cơ sở các khuyến cáo và định hướng của Hội đồng quản lý tài sản có và tài sản nợ. Rủi ro vận hành- nhất là rủi ro con người, công nghệ thông tin được tổ chức
và quản lý tốt.
Theo qui định của ACB “rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản có”.
Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh, ACB tổ chức thành ba cấp: Ban tín dụng tại các chi nhánh, Ban tín dụng Hội sở, Ban tín dụng phía Bắc và cấp cao nhất là HĐTD. HĐTD ACB bao gồm 11 thành viên trong đó có hai thành viên HĐQT và 9 thành viên của Ban điều hành. Bên cạnh việc quyết định cấp tín dụng hoặc bảo lãnh, HĐTD còn quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của các ban tín dụng. Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên xét duyệt. Các khách hàng vay cá nhân và doanh nghiệp đều được xếp hạng trong quá trình thẩm định.
Sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độc lập sẽ được cấp cho từng khách hàng. Ngoài ra, ACB luôn nghiêm túc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản nợ quá hạn theo quyết định của HĐTD.
Việc thành lập Ban Chính sách và Quản lý tín dụng là nhằm chuyên nghiệp hóa công tác quản lý rủi ro tín dụng.
Các tiêu chí quản trị rủi ro tập trung vào 6Cs như sau:
Trong đó phẩm chất và năng lực là 2 yếu tố đầu tiên, luôn luôn cần được kiểm soát một cách chặt chẽ tại ACB.Nếu không có chúng thì nguy cơ xảy ra rủi ro là rất cao. Những yếu tố này phụ thuộc chủ quan từ phía các cán bộ làm công tác tín dụng. Do đó, ACB luôn xác định cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trách nhiệm của các cán bộ chuyên trách.
Đối với hoạt động tín dụng TTXK, ACB trước hết qui định về việc lập dự phòng các khoản tín dụng nói chung và tín dụng TTXK nói riêng trong quyết định số 368/ NVQĐ- PC.07 “về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng” áp dụng trong toàn hệ thống ACB . Đó là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra cho khách hàng của ACB không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro bao gồm:
Dự phòng chung: 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4
(Xem thêm về tiêu chí phân loại các nhóm nợ phần phụ lục).
Dự phòng cụ thể: Phẩm chất ( Character ) Năng lực ( Capacity ) Tình trạng ( Conditions ) Vốn( Capital ) Dòng tiền ( Cashflow ) Tài sản thế chấp ( Colleral )
Bảng 2.24 Tỷ lệ dự phòng theo phân loại nhóm nợ
Nợ Tỷ lệ dự phòng
Nợ nhóm 1: quá hạn dưới 10 ngày 0%
Nợ nhóm 2: quá hạn từ 10 đến 90 ngày 5% Nợ nhóm 3: quá hạn từ 91 đến 180 ngày 20% Nợ nhóm 4: quá hạn từ 181 đến 360 ngày 50% Nợ nhóm 5: quá hạn hoen 360 ngày 100%
ACB qui định về một số tiêu chí cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vay TTXK ( xem thêm phụ lục “các tiêu chí tài chính cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vay TTXK”).
Tổng giám đốc ngân hàng Á Châu (ACB ) ông Lý Xuân Hải cũng có lưu ý một số vấn đề nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng TTXK trong công văn 1129 / NVCV – DCS và QLTD.08 về việc” đảm bảo an toàn trong việc TTXNK” như sau:
TTXK trước khi giao hàng : Các đơn vị thẩm định đánh giá ngân hàng phát hành (ngân hàng thanh toán). Trước khi thực hiện tài trợ thông qua bộ phận phân tích các định chế tài chính – khối KHDN. Nếu có thông tin không thuận lợi về tình hình tài chính khả năng thanh toán của các ngân hàng đối với đối tác ; các đơn vị có thể tư vấn cho khách hàng thoả thuận với nhà nhập khẩu thay đổi ngân hàng hoặc ngừng giao hàng.
TTXK theo D/P D/A , TT trả sau : Cần tư vấn cho khách hàng chỉ thực hiện
với nhà nhập khẩu có quan hệ lâu năm , có uy tín trong việc thực hiện các cam kết , thanh toán đúng hạng; và phải thường xuyên cập nhập tin tức về nhà nhập khẩu. Các đơn vị tư vấn khách hàng thoả thuận với nhà nhập khẩu chuyển một phần sang phương thức TT trả trước hoặc thanh toán theo phương thức khác để giảm rủi ro.
TTXK VND lãi suất đặc biệt: Phải thông báo cho Khối Ngân Quỹ để xác định tỷ giá khi ký hợp đồng kỳ hạn với khách hàng để không ảnh hưởng đến trạng thái ngoại hối, luôn tư vấn khách hàng thực hiện bán ngoại tệ cho ACB, theo dõi nguồn thu của khách hàng (từ lô hàng ACB đã tài trợ ) để thu nợ và thực hiện hợp
đồng kỳ hạn, tính toán chính xác thời hạn cho vay, lập bảng theo dõi từng khách hàng nhằm tránh trường hợp một hợp đồng xuất khẩu được tài trợ nhiều lần.
Các đơn vị cần kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, giao hàng, thu tiền xuất khẩu của khách hàng nghiêm túc yêu cầu khách hàng xuất trình bộ chính từ qua ngân hàng( đối với phương thức thanh toán CAD , nhờ thu , L/C) hoặc yêu cầu khách hàng chỉ định tài khoản thanh toán tại ACB trong trường hợp T/T .
Ngoài ra, một số qui định về rủi ro trong quá trình kiểm soát chứng từ đối với tín dụng TTXK cũng được lưu ý như sau:
Rủi ro TTXK trước khi giao hàng
Các lưu ý trong hợp đồng ngoại thương gồm:
Ngày, tháng , năm của hợp đồng : kiểm tra xem thời gian kí kết trước hay sau ngày làm việc với ACB.
Người bán (seller) trong hợp đồng có thể là trung gian , khi đó họ không có nguồn hàng thực xuất .
Mô tả hàng hoá:
o Hàng hoá có thuộc diện cấm xuất hoặc nước người mua cấm nhập không
o Tên hàng hoá vừa tiếng Việt vừa tiếng Anh.
o Các quy cách hàng hoá quy định phức tạp.
Tính toán lại đơn giá và số lượng hàng có đúng số tiền hợp đồng không (có thể tổng số tiền cộng lại nhỏ hơn số tiền đã nêu trong hợp đồng hoặc chấm, phẩy không đồng nhất giữa các số.
Điều kiện thương mại có dẫn dắt Iconterms không.
Phương thức thanh toán có được ghi rõ không (chú ý thời gian thanh toán trả chậm phải phù hợp với qui định hiện hành của ACB).
Ngày giao hàng (phụ thuộc nguồn cung cấp hàng hoá của nhà xuất khẩu thế nào hoặc có gần ngày hết hạn hợp đồng không…).
Chú ý các chứng từ bên thứ ba phát hành có thể sẽ không thưc hiện được theo yêu cầu của hợp đồng (chứng nhân của đại diện người mua kiểm tra lô hàng hoặc C/O do ai phát hành và phát hành có phù hợp với mặt hàng qui định theo thông lệ quốc tế không…)
Đối với phương thức thanh toán L/C, nhờ thu chứng từ vận tải hàng hoá có ghi tên ngân hàng là người nhận hay không .
Điều khoản thanh toán có rõ ràng và chỉ định rõ tên ngân hàng không (tránh trường hợp người bán đề nghị thanh toán qua ngân hàng mà Mỹ cấm vận). Giao hàng từng phần (cho phép hay không cho phép vì phải phụ thuộc vào
nguồn cung của nhà XK).
Chuyển tải (cho phép hay không cho phép vì thông thường hàng hoá phải chuyển tải qua cảng nước Singapore).
Tranh chấp xảy ra xử theo luật,quy định của nước nào (tốt nhất nên phân xử tại Toà án Việt Nam).
Các lưu ý đối với phương thức thanh toán L/C.
Hàng hoá có thuộc diên cấm sản xuất hoặc nước ngoài mua cấm nhập không. Ngày hết hiệu lực L/C (phù hợp với thời gian xuất trình BCT).
Quốc gia của nhà NK có thuộc Mỹ cấm vận không.
Ngân hàng phát hành thuộc nhóm 1 hoặc 2 mà ACB chấp nhận chiết khấu. ACB có được phép nhận bộ chứng từ không (chỉ xử lý nếu L/C qui định
“available with any bank by negotiation “).
Ngày giao hàng (nhà NK có đủ thời gian chuẩn bị thu mua hàng hoá không…).
Cảng đến,cảng đi (có thuộc đúng tên cảng của nước XK hoăc NK không…). Nội dung các chứng từ không phù hợp hoặc có mâu thuẫn nhau (2 chứng từ
yêu cầu qui cách hàng hoá khác nhau hoặc chứng từ yêu cầu ông ACB phát hành nhưng ông ACB này sinh sống ngoài nước Việt Nam…).
Điều kiện thêm không rõ ràng (cho phép xuất trước B/L đa phương thức nhưng qui định cảng đi và đến không phù hợp…).
Quy cách hàng hoá qui định phức tạp, tên hàng hoá không rõ ràng.
Điều kiện thanh toán không rõ ràng (thanh toán vừa trả ngay vừa trả chậm và thanh toán trả chậm phụ thuộc vào điều kiện bất lợi cho nhà XK…).
Rủi ro tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng.
Các lưu ý đối với thanh toán T/T,CAD:
Hàng hoá có thuộc diện cấm xuất hoặc nước người mua cấm nhập không. Quốc gia của nhà NK có thuộc Mỹ cấm vận không.
Chứng từ xuất trình theo thoả thuận đã ký trong hợp đồng và không mâu thuẫn nội dung với nhau (không xuất trình chứng nhận vệ sinh của cơ quan có thẩm quyền hoặc người mua nêu trên C/O và Invoice khác nhau…). Phương thức thanh toán là T/T hoặc CAD.
Lưu ý bộ chứng từ không có chứng từ không có chứng từ vận tải như B/L,AWB…(nhà XK và nhà NK có thể thông đồng để “rửa tiền”).
Các lưu ý đối với phương thức thanh toán D/P,D/A:
Hàng hoá có thuộc diện cấm xuất hoặc nước người mua cấm nhập không. Quốc gia của nhà NK có thuộc Mỹ cấm vận không.
Chứng từ xuất trình theo đúng và đủ trên thư xuất trình của nhà XK.
Nội dung các chứng từ không mâu thuẫn với nhau (điều kiện thương mại CIF nhưng không có chứng từ bảo hiểm…)
Bộ chứng từ không có chứng từ vận tải (nhà XK và NK có thể “rửa tiền” thông qua ngân hàng).
Chứng từ vận tải hàng hoá có ghi tên ngân hàng là người nhận hàng hay không (ngân hàng nhà NK sẽ yêu cầu nhà NK nộp tiền mới đưa bộ chứng từ nhận hàng).
Nếu có chiết khấu thì ngân hàng thu hộ phải thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 mà ACB chấp nhận chiết khấu.
Trên hoá đơn thế hiên tỉ lệ phần trăm sẽ được khấu trừ do chi trả tiền hoa hồng hoặc đồng ý giảm giá của nhà XK (sẽ ảnh hưởng đến số tiền mà ACB đã chiết khấu cho nhà XK).
Thư ngân hàng thu hộ phải tham chiếu theo URC522.
Các lưu ý đối với phương thức thanh toán L/C:
Hàng hoá có thuộc diện cấm xuất hoặc nước người mua cấm nhập không. Quốc gia của nhà NK có thuộc diện Mỹ cấm vận không.
Ngân hàng phát hành có thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 mà ACB chấp nhận chiết khấu.
Bộ chứng từ phù hợp theo qui định cua L/C (lưu ý số tiền hoá đơn được cho phép khấu trừ khi thanh toán).
Điều khoản thanh toán phải rõ ràng và không bất lợi cho nhà XK.
Thời gian thanh toán trả chậm phải phù hợp với qui định hiện hành của ACB. Tại ACB Bình Định việc quản lý rủi ro trong công tác tín dụng TTXK luôn tuân theo các qui định của ACB . Trong đó, một số biện pháp hạn chế rủi ro được ACB Bình Định đưa ra nhằm quản lý các khoản vay nói chung và TTXK nói riêng gồm:
Tuân thủ một cách nghiêm ngoặc các qui định của ACB về cho vay TTXK. Trích lập dự phòng chung đối với các khoản vay nói chung và TTXK nói
riêng. Khoản dự phòng trích các năm như sau:
Biểu đồ 2.19 Chi phí dự phòng qua các năm ở ACB Bình Định
337,5 921 1.875 0,0 500,0 1.000,0 1.500,0 2.000,0 2007 2008 2009 Chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng tăng nhanh liên tục qua các năm ở ACB Bình Định không những nhằm phù hợp với tình hình kinh doanh của chi nhánh mà còn phù hợp với mục tiêu tăng trưởng chung của ACB Bình Định cũng như của ACB là tăng trưởng tín dụng bền vững.
Tiến hành bảo hiểm tín dụng TTXK: ACB Bình Định thực hiện một cách nghiêm túc về việc mua bảo hiểm cho các khoản vay TTXK trọn gói, lãi suất đặc biệt và thu mua nguyên vật liệu dự trữ ( loại hình này hiện chưa áp dụng tại ACB Bình Định) và cho các TSBĐ theo qui định cần phải mua bảo hiểm như: giấy tờ có giá ( cổ phiếu,chứng khoán),…
Quản lý nợ quá hạn một cách nghiêm túc và hiệu quả. Điều này xuất phát từ các nỗ lực của cả một quá trình như tìm hiểu thông tin đối tác, thẩm định, xét duyệt và kiểm tra các khoản nợ.
Biểu đồ 2.20 Nợ quá hạn TTXK ở ACB Bình Định qua các năm.
227,2 533,0 505,9 0,0 100,0 200,0 300,0 400,0 500,0 600,0 2007 2008 2009 nợ quá hạn TTXK
Nợ quá hạn TTXK tại ACB Bình Định có những thay đổi. Trong đó, tăng 305,8 triệu VND từ 2007 đến 2008 nhưng giảm 27 triệu VND từ 2008 đến 2009. Nếu đem so sánh với doanh số và dư nợ TTXK tăng qua các năm thì số liệu về nợ quá hạn tại ACB Bình Định là rất tốt. ( Xem thêm 2.3.8 Phân tích kết quảhoạt động tín dụng TTXK tại ACB Bình Định).
Về kiểm tra, thu thập thông tin nhằm thẩm định khách hàng:
o Kiểm tra thông tin về nhà xuất khẩu một cách khách quan và cụ thể gồm thông tin CIC, thông tin tài chính,…
o Yêu cầu phía nhà xuất khẩu cung cấp các thông tin về nhà nhập khẩu và các thông tin về giao dịch mua – bán trước đó (nếu có).
o Xem xét nhu cầu thị trường nước nhập khẩu đối với loại hàng hoá trong hợp đồng. Xem xét việc hàng hoá có nằm trong danh sách cấm nhập đối với nước nhập khẩu và cấm xuất đối với Việt Nam hay không?