Những biến động về tỷ giá VND/USD trong thời gian qua được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.9 Tỷ giá USD/VND từ 2008 đến đầu năm 2010
Nhìn chung, tỷ giá VND/USD tăng nhanh từ 2008 đến nay. Trong đó, so sánh cụ thể về tốc độ tăng của tỷ giá qua vào cùng thời điểm tháng 4 như sau:
Biểu đồ 2.10 Tỷ giá giữa USD/VND vào tháng 4 năm 2008
Biểu đồ 2.12 Tỷ giá giữa USD/VND vào tháng 4 năm 2010
Năm 2008 tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của hai chính sách: chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm kiểm soát lạm phát tăng cao và gói kích cầu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh- xuất khẩu, phát triển kết cấu hạ tầng, kích thích tiêu dùng và giảm thiểu khó khăn xã hội. Do vậy mà tỷ giá tăng cao sau đó chững lại ổn định ở các tháng cuối năm. Việc tỷ giá diễn biến trên thị trường dần theo xu hướng tăng (VND giảm giá khoảng 2,6% so với đồng USD) đã hỗ trợ các nhà xuất khẩu qua tác động: làm giá các sản phẩm xuất khẩu rẻ hơn khi tính theo USD và các doanh nghiệp xuất khẩu thu được nhiều nội tệ hơn từ các hợp đồng xuất khẩu của mình.
Năm 2009 cũng là năm thứ tư triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 với gói chính sách kích cầu 6 tỷ USD. Lượng nội tệ tung ra từ chính sách này, nguồn ngoại tệ thu hút từ đầu tư nước ngoài giảm (Tính đến ngày 15/12/2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 21,5 tỷ USD, giảm 70% so với cùng kỳ năm 2008) cùng với chính sách hỗ trợ xuất khẩu đã khiến cho VND tiếp tục được phá giá ngầm. Tỷ giá USD/VND tiếp tục lên cao.
Để ổn định tỷ giá ngày 23/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 2578/TTg-KTTH yêu cầu 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán ngay số ngoại tệ dưới dạng tiền gửi và các nguồn thu vãng lai cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Theo số liệu tổng hợp từ hệ thống báo cáo của các tổ chức tín dụng, tính đến ngày 30/11/2009, số dư tiền gửi có kỳ hạn của 7 tập đoàn, tổng công ty lớn vào khoảng 1,2 tỷ USD và số dư tiền gửi không kỳ hạn là khoảng 700 triệu USD. Bảy tập đoàn, tổng công ty này bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam và Tổng công ty Hóa chất Việt Nam.
Ngày 19/1/2010 NHNN chủ trương giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng ngoại tệ từ 7% đến 4% ; thắt chặt đồng nội tệ giảm nguy cơ lạm phát ; đồng thời giá vàng sụt nhẹ do những biến động trên thị trường tự do… đã khiến cho USD giảm một cách nhanh chóng trong thời gian gần đây.Tính đến 28/04/2010 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi mạnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Lần thay đổi thứ nhất vào ngày 26/11/2009, tỷ lệ phá giá là 5,44%, đồng thời NHNN thu hẹp biên độ biên độ giao động của tỷ giá từ 5% xuống 3%. Lần thay đổi thứ hai, chỉ cách lần thứ nhất chưa đầy 2 tháng, vào ngày 11/2/2010 tỷ giá VND/USD tăng thêm 3,36%. Việc phá giá đồng nội tệ sẽ giúp cho hàng hoá nước đó có sức cạnh tranh tốt hơn hàng của nước ngoài, điều này sẽ hỗ trợ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu bằng việc sử dụng hàng nội địa có giá thấp hơn.
Tuy nhiên, việc nới lỏng tỷ giá này đã khiến cho các doanh nghiệp có các khoản vay bằng ngoại tệ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí có nhiều doanh nghiệp lợi nhuận làm ra cả năm không đủ bù đắp khoản chênh lệch tỷ giá đối với khoản vay ngoại tệ của mình.
Về tín dụng cho các khoản vay TTXK được mong đợi là không ảnh hưởng nhiều mặc dù cao điểm ( mùa vụ ) cho các hoạt động xuất khẩu truyền thống của Việt Nam sắp sửa bắt đầu nhưng tình hình kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu hồi phục nhanh chóng.