Giải pháp kiện toàn tổ chức, nâng cao trình độ chuyên môn và

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 160 - 161)

tăng cường hiệu quả hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam

Với vai trò của DVVTCI đối với đời sống kinh tế - xã hội của từng người dân cũng như của cả cộng đồng, với đặc điểm lịch sử của quá trình hình thành và phát triển DVVTCI ở Việt Nam, có thể nêu lên mục tiêu chung của quá trình đổi mới , kiện toàn tổ chức, quản lý của Quỹ DVVTCI nói chung như sau: Nâng cao trách nhiệm, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy các nguồn lực của xã hội, đảm bảo cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, thuận tiện, công bằng và được lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và tăng lên về số và chất lượng DVVTCI cho mọi người dân trên địa bàn phù hợp với khả năng thanh toán của họ.

Rõ ràng là mục tiêu nói trên là sự gặp gỡ lợi ích giữa mục tiêu của người dân được thụ hưởng dịch vụ công ích, mục tiêu của nhà cung ứng, mục tiêu quản lý của cơ quan Nhà nước và nếu thực hiện được như vậy chính là đáp ứng được mục tiêu chung của xã hội. Đối với người dân, dù việc tổ chức cung ứng các dịch vụ công ích dưới hình thức nào, hoặc là do Nhà nước cung ứng hoặc là

chuyển giao cho tư nhân, hoặc là có sự kết hợp giữa Nhà nước và tư nhân thì mục tiêu về cung ứng dịch vụ công ích đối với họ vẫn là ở số lượng, chất lượng, chủng loại, tính kịp thời, đồng bộ và thuận tiện, có khả năng lựa chọn, đảm bảo an toàn cho cuộc sống của người dân, đồng thời phải phù hợp với khả năng thanh toán của họ. Nói cách khác, quá trình chuyển giao việc cung ứng các dịch vụ công ích cho khu vực tư nhân đảm nhận phải được người dân chấp nhận, được sự đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện cho cuộc sống của họ dễ dàng, thuận lợi hơn dù họ phải giành ra một ngân khoản để thanh toán, tránh hiện tượng dồn người dân vào chỗ khó khăn, vào thế ép buộc họ.

Đối với doanh nghiệp, tổ chức tư nhân tiếp nhận việc tổ chức cung ứng dịch vụ công ích phải đáp ứng các yêu cầu hạch toán kinh doanh của họ, tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý trong quá trình cung ứng, dù họ là doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay là tổ chức phi lợi nhuận cũng phải đảm bảo hiệu quả nhất định, đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của nhà cung ứng.

Đối với cơ quan Nhà nước, việc chuyển giao cho khu vực tư nhân cung ứng các dịch vụ công ích phải nhằm làm cho công tác quản lý Nhà nước tốt hơn, tránh ôm đồm, bao biện, đồng thời vẫn phát huy được vai trò tổ chức, giám sát của cơ quan quản lý chính quyền các cấp, phát huy được hiệu quả và tiết kiệm nguồn vốn đầu tư của Nhà nước.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 160 - 161)