Những điểm yếu

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 109 - 111)

- Quá trình tự do hóa diễn ra chậm chạp: quá trình tự do hóa đã được thúc đẩy nhưng vẫn diễn ra chậm chạp. Việc giảm thị phần của công ty chi phối thị trường từ 100% xuống 95% mất 10 năm. Cạnh tranh chưa thực sự diễn ra: chỉ khoảng một nửa doanh nghiệp viễn thông được hỏi ý kiến cho rằng có sức ép cạnh tranh lớn .Mặc dù ngành viễn thông đã mở cửa cho cạnh tranh nhưng chủ yếu là cho các doanh nghiệp Nhà nước. Sự tham gia của khu vực tư nhân trong nước và nước ngoài còn hạn chế. Hình thức hiện diện thương mại duy nhất của các nhà đầu tư nước ngoài là hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), còn tư nhân trong nước thì chưa được chấp nhận trên thực tế. Sự chi phối của công ty chủ

đạo: trên thực tế công ty chi phối thị trường vẫn duy trì độc quyền, quản lý các kết cấu hạ tầng chiến lược: phần chủ yếu trong hệ thống đường trục, bao gồm đường truyền điện thoại cố định quốc tế và đường dài liên tỉnh trong nước, cổng quốc tế, trạm điện thoại di động và cổng quốc tế và quan trọng hơn cả là kiểm soát hầu như toàn bộ mạng nội hạt trong cả nước. Tình hình tự do hóa chậm chạp với sự nắm giữ của các công ty chủ đạo nói trên đã ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của DVVTCI.

- Công suất và chất lượng của kết cấu hạ tầng: Cơ sở hạ tầng hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh của khách hàng, họ thường phàn nàn bị chậm trễ trong việc kết nối. Chất lượng dịch vụ vẫn còn là một vấn đề dù đã được cải thiện: trên thực tế kết nối Internet chậm, các cuộc gọi nội hạt và truyền số liệu bị trì hoãn, sự cố kỹ thuật vẫn xảy ra.

- Giá cước cao: Mặc dù giá cả cho người tiêu dùng đã giảm một nửa trong những năm gần đây nhưng vẫn còn cao so với khu vực, nhất là cước kết nối mạng và cước điện thoại quốc tế. Với sự xuất hiện của những doanh nghiệp mới, giá giảm nhiều hơn và thường xuyên hơn.

- Sự cứng nhắc về nguồn tài trợ cho các dự án viễn thông công ích, quy mô các nguồn tài trợ đang bị giới hạn trong nguồn tài chính của ngành viễn thông. Đây là một trong các nhân tố hạn chế sự phát triển của dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam. Để khắc phục hạn chế này, giải pháp xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích là giải pháp cần xem xét, bởi lẽ thông qua việc xã hội hóa các nguồn lực xã hội có thể tham gia vào cung cấp, đầu tư, quản lý và thúc đẩy sự phát triển dịch vụ Viễn thông công ích.

- Các chính sách phổ cập đều nhằm đến đối tượng là nhà khai thác viễn thông được cấp phép hoặc các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực viễn thông. Do vậy vẫn còn các hạn chế, điều kiện đối với các doanh nghiệp khác muốn tham gia vào cung cấp DVVTCI.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 109 - 111)