Kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 165 - 177)

- Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông bổ sung, hoàn thiện đồng bộ nhất quán cơ chế, chính sách quản lý và thể chế hoá về mặt pháp lý những vấn đề có liên quan đến việc phát triển VTCI và DVVTCI để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia một cách thuận lợi và bình đẳng vào sân chơi của thị trường

trong nước và quốc tế, tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Đề nghị giao cho Cơ quan chuyên trách rà soát, tháo gỡ những trở ngại, vướng mắc khi tuân thủ các qui định, chế độ của Nhà nước và Bộ Thông tin và Truyền thông, điều chỉnh và bổ sung những nội dung không còn phù hợp, bãi bỏ những quy định chưa thực sự tạo được sự bình đẳng, thông thoáng, cởi mở, chủ động cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho sự hoạt động của quỹ DVVTCI nhằm hỗ trợ, tạo điều kiên để tăng nguồn vốn hoạt động của quỹ, đồng thời có những chỉ đạo thống nhất và dứt điểm để Quỹ vận hành phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ cả trong ngắn hạn và dài hạn.

- Trên cơ sở kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ và vận hành bộ máy quản lý của Nhà nước về viễn thông và VTCI, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào quá trình hoàn thiện chính sách phát triển VTCI, thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển VTCI và DVVTCI của Việt Nam phù hợp với đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, trên cơ sở dự báo bối cảnh quốc tế, khả năng và yêu cầu đối với lĩnh vực viễn thông và nhu cầu phát triển DVVTCI, Luận án đề cập đến những quan điểm và định hướng phát triển viễn thông công ích và DVVTCI trong thời gian tới. Quan điểm trên cơ sở sự hỗ trợ và tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực VTCI mà từng bước thực hiện tự do hóa thị trường viễn

thông bằng việc xây dựng đầy đủ các chính sách, quy định pháp luật cho phù

hợp với quy định quốc tế, phát triển DVVTCI đồng bộ giữa khả năng công nghệ; khả năng tiếp cận thông tin và khả năng chi trả đối với đại đa số người nghèo và người dân ở vùng sâu vùng xa là quan điểm mấu chốt. Chương 3 cũng thực hiện được nhiệm vụ quan trọng là đề xuất định hướng, mục tiêu, các chính sách cần thiết và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển VTCI và thực hiện phổ cập DVVTCI nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới.

Trong hệ thống các giải pháp, việc tiếp tục hoàn thiện chiến lược, chính sách và các công cụ quản lý để phát triển DVVTCI trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và giải pháp kiện toàn tổ chức, nâng cao

trình độ chuyên môn và tăng cường hiệu quả hoạt động của Quỹ DVVTCI Việt Nam là có ý nghĩa rất quan trọng. Cũng trong Chương 3, Luận án đã đê xuất những kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu trách nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển DVVTCI trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Viễn thông công ích là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, có liên quan đến tất cả các ngành sản xuất, thương mại và đầu tư…, cũng như đời sống nhân dân và giữ vững an ninh quốc phòng, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. DVVTCI là những dịch vụ thiết yếu đối với xã hội, được Nhà nước đảm bảo cung cấp theo chất lượng và giá cước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quy định. Phát triển phổ cập DVVTCI là một trong những chính sách lớn của quốc gia tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng các DVVT và Internet của mọi người, góp phần nâng cao dân trí, thực hiện xóa đói giảm nghèo.

DVVTCI là loại dịch vụ công không thuần túy (dịch vụ á công), nó đảm bảo được tính không cạnh tranh (tiêu dùng của người này không làm giảm việc tiêu dùng của người khác) nhưng lại không đảm bảo được tính không loại trừ (sẽ không được sử dụng dịch vụ này nếu không trả một phần tiền nhất định). Khi kinh tế thị trường phát triển, với cách nhìn mới, việc giao cho doanh nghiệp nhà nước đảm nhận toàn bộ việc sản xuất và cung ứng DVVTCI dễ đưa đến tình trạng kém hiệu quả. Điều đó có nghĩa là cần phải huy động sự tham gia của mọi thành phần kinh tế vào việc phát triển và cung cấp DVVTCI theo chương trình và mục tiêu xác định trên cơ sở tăng cường và kiện toàn công tác quản lý của cơ quan hữu trách thông qua đấu thầu công khai, minh bạch với sự tuân thủ các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật cũng như tăng cường xã hội hóa việc phát triển DVVTCI.

Luận án đã thực hiện được nhưng nhiệm vụ đặt ra và có một số đóng góp mới sau đây:

- Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn, luận án đã làm rõ một số lý luận cơ bản về vai trò của VTCI và DVVTCI, tính tất yếu của việc phát triển mạnh thông qua phương thức phổ cập DVVTCI đối với một quốc gia đang phát

triển như Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Luận án cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển VTCI và DVVTCI của mội số nước và rút ra bài học bổ ích đối với Việt Nam.

- Luận án đề cập đến sự phát triển của thị trường viễn thông và DVVTCI ở Việt Nam, xem xét các kết quả phổ cập DVVTCI và các chính sách phổ cập đang áp dụng, từ đó đánh giá về thực trạng phát triển VTCI và DVVTCI ở Việt Nam những năm qua. Sự phát triển của thị trường viễn thông Việt Nam đã được thế giới ghi nhận, yêu cầu đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính hỗ trợ cung cấp DVVTCI phù hợp với điều kiện mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực viễn thông là tất yếu. Việc thành lập Quỹ DVVTCI Việt Nam - một tổ chức tài chính để huy động và quản lý sử dụng các nguồn tài chính thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ viễn thông của Nhà nước ta là yêu cầu cấp bách hiện nay ở Việt Nam. Đây cũng đòi hỏi của các điều kiện cần thiết cho hội nhập quốc tế trong lĩnh vực viễn thông. Tuy vậy, ngành viễn thông nói chung và DVVTCI nói riêng cũng đang đứng trước nguy cơ về quá trình tự do hóa diễn ra chậm chạp, giá cước vẫn ở mức cao; sự cứng nhắc về nguồn tài trợ cho các dự án viễn thông công ích, quy mô các nguồn tài trợ đang bị giới hạn trong nguồn tài chính của ngành viễn thông; xuất hiện tình trạng quyền lực của công ty chi phối thị trường do quá trình tự do hóa. Đặc biệt là Quỹ DVVTCI cũng có nhiều vấn đề về nguồn vốn, về tổ chức quản lý đặt ra tiếp tục phải giải quyết. Việc tăng cường sự hỗ trợ và quản lý của Nhà nước với tính minh bạch và công khai là mấu chốt để nâng cao tính cạnh tranh, phù hợp với đòi hỏi của quá trình hội nhập.

- Đề xuất định hướng, quan điểm phát triển, mục tiêu, các chính sách cần thiết và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển VTCI và thực hiện phổ cập DVVTCI nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Luận án cũng đề xuất những kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu trách.

Tất nhiên, để thực hiện những giải pháp mà Luận án đề xuất, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn với sự phân công, phân nhiệm hợp lý cho các cơ quan hữu trách.

Về cơ bản, Luận án đã thực hiện được các yêu cầu đề ra. Tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu có hạn, đề tài chắc chắn vẫn còn một số khiếm khuyết. Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các đồng nghiệp trong Quỹ DVVTCI Việt Nam đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp ý kiến cho đề tài.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1- Một số vấn đề về thực hiện chính sách phổ cập dịch vụ Viễn thông ở Việt Nam. Tạp chí Bưu chính Viễn thông - Kỳ 1, tháng 2/2004;

2- Các hệ thống khả dụng cho viễn thông nông thôn. Tạp chí Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin - Kỳ 1, tháng 4/2007;

3- Phổ cập Dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam và kinh nghiệm quản lý dịch vụ viễn thông công ích của một số quốc gia. Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông - Giấy phép xuất bản theo Quyết định số 217/QĐ-NXB TT&TT, ngày 26/12/2008.

4- Ảnh hưởng của cạnh tranh đến việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. Tạp chí Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Kỳ 1 tháng 5 năm 2009.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Bưu chính - Viễn thông (2004), Đề án phát triển và thành lập Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam”, Hà Nội.

2. Bộ Bưu chính - Viễn thông (2007), Chỉ thị số 07/CT-BCVT ngày 7/7/2007 về Định hướng chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (gọi tắt là "Chiến lược cất cánh"), Hà Nội.

3. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 36 - CT/TW ngày 25/6/1998 của về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông và UNDP thực hiện (2003), Điều tra nhu cầu thông tin của nông dân.

5. Chương trình nghị sự 21 toàn cầu (1992), Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển, Rio de Janero, Braxin.

6. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Quyết định số 187 - CT ngày 12/6/1991 về việc triển khai thực hiện kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững, Hà Nội.

7. Bùi Xuân Chung (2008), Xã hội hóa và quan hệ công tư trong phát triển DVVTCI Việt Nam, Tạp chí Công nghệ thông tiin và Truyền thông, Hà Nội.

8. Bùi Xuân Chung (2009), Kích cầu và dịch vụ viễn thông công ích, Tạp chíCông nghệ thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

9. Bùi Xuân Chung (2010), Luận án Tiến sỹ kinh tế “Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam”, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.

10. Nguyễn Việt Long (2010) Luận án Tiến sỹ ”Nghiên cứu phổ cập dịch vụ Interrnet ở nông thôn Việt Nam”, Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Seoul – Hàn Quốc (02/2010)

11. Tô Xuân Dân, chủ nhiệm Đề tài (2006), Dịch vụ công ích và các giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình xã hội hoá các DVCI ở Việt Nam, thuộc Đề tài KH cấp Nhà nước "Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công" do Viện khoa học tổ chức Nhà nước chủ trì, Hà Nội.

12. Chiến lược phổ cập Interrnet ở Philipines – Ideacorp và Công ty kỹ thuật Intel Philipines của Tiến sỹ Erwin Alampay và Tiến sỹ Cheryll Ruth Soriano – Trường Đại học quốc gia Hành chính và Quản lý Nhà nước – Philipines.

13. Sổ tay Dịch vụ viễn thông phổ cập ASEAN – Trung Quốc, 10-2008 của các Nước thành viên ASEAN và Bộ Công nghiệp Công nghệ Thông tin Trung quốc.

14. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành dịch vụ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình phát triển Liên Hợp quốc. Tháng 6-2006.

15. Dasgupta - Hội đồng kinh tế Pháp (2000), Dịch vụ công cộng và khu vực quốc doanh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

16. David W.Pearce - Tổng biên tập (1999), Từ điển kinh tế học hiện đạị, NXB Chính trị Quốc gia - Đại học KTQD, Hà Nội.

17. Diễn đàn kinh tế - tài chính Việt - Pháp, Dịch vụ công cộng và khu vực quốc doanh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

18. Đặng Đức Đạm, Một số vấn đề về đổi mới quản lý Dịch vụ công ở Việt Nam.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Hà Nội.

23. Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

24. Đỗ Long và Vũ Dũng (2002), điều tra thực tế

25. Karl Marx, Tư bản, Quyển I, tập 2,Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

26. Lê Chi Mai (2002), Thuật ngữ hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

27. Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

28. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Doanh nghiệp Nhà nước.

29. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Viễn thông.

30. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006) Luật Công nghệ Thông tin.

31. Quỹ DVVTCI Việt Nam (2007), Nghiên cứu phương hướng triển việc khai viêc hỗ trợ cung cấp DVVTCI, Đề tài KH số 76-07-KHKT-RD.

32. J.E. Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học và Kỹ thuật & Đại học KTQD, Hà Nội.

33. Chu Văn Thành (2004), Dịch vụ công - Đổi mới quản lý và cung ứng ở Việt Nam hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị QG - Sự thật, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

34. Chu Văn Thành (2006), Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công trong điều kiện cải cách hành chính Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Viện khoa học tổ chức Nhà nước , Hà Nội.

35. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/01/ 2011 về việc phê duyệt đề án phát triển Thông tin và Truyền thông nông thôn đến năm 2020.

36. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 về việc phê duyệt Chương trình cung cấp DVVTCI giai đoạn 2011 - 2015.

37. Vũ Huy Từ (2006), Quản lý khu vực công, NXB KHKT, Hà Nội. 38. Phạm Văn Vận và Vũ Cương chủ biên (2005), Giáo trình Kinh tế công cộng, NXB Thống kê, Hà Nội.

39. Các trang web www.chinhphu.gov.vn, www.mic.gov.vn,

PHỤ LỤC

- Phụ lục 1: Ưu/nhược điểm của Cơ quan quản lý Nhà nước đa ngành - Phụ lục 2: Các nhà khai thác Viễn thông tại Việt Nam

- Phụ lục 3: Tổng hợp các văn bản Luật liên quan đến xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích

- Phụ lục 4: Huy động nguồn vốn của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam

- Phụ lục 5: Mức hỗ trợ và định mức hỗ trợ

- Phụ lục 6: Cam kết của Việt Nam về dịch vụ viễn thông khi gia nhập WTO

LỜI CÁM ƠN

Tác giả Luận án xin trân trọng cám ơn tập thể lãnh đạo, các Thầy giáo, Cô giáo ở Viện Nghiên cứu Thương mại, cán bộ giảng viên Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo của Viện. Tác giả, đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành đến

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 165 - 177)