Những điểm mạnh

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 108 - 109)

Về chiến lược và chính sách phát triển lĩnh vực viễn thông và DVVTCI đã chuyển hẳn theo xu hướng thị trường khuyến khích cạnh tranh, góp phần tích cực vào việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa .

- Khung khổ pháp lý: về cơ bản là phù hợp với hướng dẫn của WTO tạo môi trường cạnh trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong thị trường viễn thông.

- Phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ: kết cấu hạ tầng được phát triển khá tốt, gồm hệ thống mạng số hóa, vệ tinh, cáp quang kết nối với quốc tế cho phép truy cập nhanh. Hầu hết các loại dịch vụ viễn thông đều được cung cấp nhưng chỉ có một số dịch vụ được sử dụng rộng rãi do giá cao và do người sử dụng thiếu hiểu biết về các khả năng ứng dụng của các dịch vụ đó.

- Xu hướng tích cực khuyến khích cạnh tranh: Việt Nam đã lựa chọn phương hướng chiến lược phát triển đúng đắn với nhiều chính sách và quy định khuyến khích cạnh tranh trong tất cả các mảng thị trường dịch vụ mạng, trong

đó có dịch vụ điện điện thoại trong nước và quốc tế, điện thoại cố định và Internet. Ngay trong lĩnh vực đường trục cũng không còn độc quyền duy nhất mà đã chuyển sang một nhóm độc quyền. Trên thực tế Việt Nam đã đi trước nhiều nước trong khu vực về mở cửa thị trường hạ tầng mạng cho cạnh tranh.

- Tăng trưởng nhanh: Ngành viễn thông Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao vào loại nhất trên thế giới; Số người sử dụng và mức độ sử dụng tăng rất nhanh do nền kinh tế có nhu cầu lớn về dịch vụ viễn thông, nhờ được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước và khối lượng đầu tư lớn.

- Đóng góp cho nền kinh tế: Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhưng ngành viễn thông đã đóng góp phần đáng kể để nâng cao hiệu quả và hiệu suất làm việc của Nhà nước, phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và cải thiện đời sống nhân dân bằng cách tạo ra phương tiện liên lạc dễ dàng và nhanh chóng cho nhiều người ở nhiều vùng trong cả nước, không chỉ ở thành thị mà cả nông thôn và những vùng sâu, vùng xa.

- Lợi thế của người đi sau: Việt Nam được hưởng lợi thế của người đi sau và có thể học hỏi được kinh nghiệm của các nước đi trước cả về sự phát triển của công nghệ mới cũng như mô hình quản lý phù hợp để tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 108 - 109)