Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 66)

Mỗi quốc gia trong quá trình phát triển DVVTCI đều cố gắng tìm ra cách làm phù hợp và hiệu quả. Mỗi kinh nghiệm có thể đúng trong trường hợp này, lúc này nhưng chưa thể cũng đúng trong trường hợp khác và lúc khác. Thực tế, mỗi nước đều phải qua những trải nghiệm với mức độ thành công không giống nhau, qua đó thu nhận được cả những bài học thành công và chưa thành công. Để mở rộng tầm nhìn, dưới đây xin nêu ra một tổng kết liên quan tới nhiều nước để rút ra một số kinh nghiệm có tính phương pháp luận đối với Việt Nam.

Trước hết, có thể rút ra một số bài học chung như sau:

- Quá trình phát triển và cung cấp dịch vụ viễn thông phổ cập

+ Phát triển nhanh trên cơ sở các mục tiêu chung để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả: Chương trình phát triển nông thôn, Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình xây dựng nông thôn mới;

+ Khuyến khích mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới theo hướng phổ cập băng thông rộng. Phát triển bền vững và sử dụng đa dịch vụ thông qua phát triển dịch vụ truyền thông hữu tuyến;

+ Nhanh chóng thực hiện xã hội hóa trong phát triển và cung cấp Dịch vụ phổ cập;

+ Phát triển và cung cấp DVVTCI theo hướng đi từ không có đến có, phát triển mạnh nhu cầu, rút nhắn thời gian hỗ trợ để thương mại hóa cung cấp dịch vụ viễn thông trong môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường;

+ Có chính sách đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất các thiết bị viễn thông, bao gồm cả các thiết bị đầu cuối để sử dụng dịch vụ phù hợp.

- Sáng tạo trong huy động vốn đầu tư cho viễn thông

+ Gần như tất cả các nước đều thực hiện chính sách đóng góp tài chính của các doanh nghiệp, quy định tỷ lệ % doanh thu để đóng góp vào Quỹ phổ cập dịch vụ (Malayxia đóng góp tỷ lệ % trên lợi nhuận sau thuế).

+ Chính phủ có thể phát hành trái phiếu rộng rãi với mức lãi suất phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của ngành viễn thông (Pháp); ưu tiên đầu tư của Chính phủ, tăng tỷ lệ đầu tư cho ngành viễn thông (Hàn Quốc, Trung Quốc). Chính phủ cũng có thể bảo lãnh để ngành Viễn thông vay vốn của nước ngoài (Trung Quốc).

- Chú trọng đầu tư phát triển công nghệ

Ở những nước có xuất phát điểm thấp, để phát triển nhanh mạng lưới viễn thông cả về quy mô và công nghệ tiên tiến thì phải đầu tư thẳng vào công nghệ hiện đại, tiến hành mua thiết bị đi đôi với việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Biện pháp tốt nhất là cho phép các công ty lớn trong nước lập những liên doanh với các công ty công nghệ cao nước ngoài để sản xuất các thiết bị viễn thông như tổng đài, thiết bị truyền dẫn, thiết bị đầu cuối. Đồng thời, có chính sách đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, tiến tới mục tiêu làm chủ kỹ thuật trên mạng lưới và nội địa hóa các thiết bị viễn thông. Việt Nam nên tìm hiểu thêm là sự bảo hộ của Chính phủ đối với lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông bằng cách không cho nhập khẩu thiết bị thành phẩm, chỉ cho phép đối tác nước ngoài đưa linh kiện và dây chuyền sản xuất vào trong nước thông qua các liên doanh để nắm bắt công nghệ sản xuất. Việc đầu tư thiết bị trên mạng lưới phải được tiến hành đồng bộ, quan tâm đến các yêu tố hội tụ công nghệ, tránh tình

trạng các thiết bị không tương thích hoặc khó có khả năng nâng cấp mở rộng. Nhà nước trung lập về công nghệ, khuyến khích những công nghệ có khả năng đáp ứng phát triển nhanh và phù hợp với việc phổ cập dịch vụ viễn thông ở những vùng có điêu kiện địa lý, KT-XH khác nhau nhưng phải đảm bảo về chất lượng và tính đồng bộ trong tương lai, tránh xu hướng phát triển không bền vững, không tính đến mục tiêu lâu dài đáp ứng phát triển đa dịch vụ trong tương lai.

- Tạo sự cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông

Kinh nghiệm ở các nước cho thấy, quá trình tạo cạnh tranh phải được chuẩn bị bằng việc xây dựng đầy đủ các chính sách, quy định pháp luật về viễn thông cho phù hợp với quy định quốc tế. Đồng thời phải hỗ trợ các công ty trong nước có tiềm lực về thị trường, công nghệ, tài chính đủ mạnh để có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông nước ngoài. Quá trình này phải thật bài bản, chặt chẽ từng bước một, không nên đốt cháy giai đoạn. Việc mở cửa thị trường viễn thông phải được tiến hành thận trọng, bắt đầu từ các lĩnh vực như thiết bị đầu cuối, các dịch vụ giá trị gia tăng, sau đó đến lĩnh vực thông tin di động và điện thoại đường dài quốc tế. Thời điểm mở cửa trong lĩnh vực điện thoại cố định cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng tùy thuộc hoàn cảnh thực tế. Nhà nước cần có chính sách bảo hộ cho sản xuất thiết bị viễn thông để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, nâng cao khả năng làm chủ công nghệ trên mạng lưới của các công ty trong nước. Khi thúc đẩy tự do hóa, tạo cạnh tranh, Nhà nước cần quan tâm quản lý chặt đến các công ty viễn thông lớn, nới lỏng quản lý đối với các công ty nhỏ, không ảnh hưởng đến mạng lưới quốc gia. Chính sách này sẽ khuyến khích các công ty viễn thông nhỏ phát triển, nâng cao tính xã hội hóa của lĩnh vực viễn thông.

- Về tổ chức quản lý và điều hành

Đa phần các nước đều có Hội đồng Quỹ, hoạt động độc lập, gồm: Cơ quan quản lý viễn thông độc lập, Chính phủ, Quốc hội, đại điện Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, cơ quan bảo về quyền lợi người tiêu dung.

Ngoài bài học chung có thể rút ra một số kinh nghiệm cụ thể

- Xây dựng trung tâm thông tin cộng đồng có thể thành công khi đảm bảo tính thương mại, linh hoạt và thiết yếu; Phương thức quản lý tương ứng và có cơ chế phản hồi; Quan tâm tính đồng bộ về chính sách.

- Về phương thức “Thuê bao công ích quy đổi” có thể đạt các ích lợi: + Lấy mục tiêu phổ cập đến hộ gia đình là chủ yếu, vẫn phải phát triển các điểm giao dịch công cộng hoặc Trung tâm TT&TT phục vụ cộng đồng.

+ Giảm thiểu đòi hỏi về quản lý; Đơn giản hóa việc đánh giá chất lượng dịch vụ; Tính đơn giản, hiện thực của chính sách.

- Về kinh nghiệm chào thầu

+ Tăng cường sự cạnh tranh và sự tham gia của các nhà tư nhân; + Kết nối công cộng: Tiền trợ cấp, hỗ trợ = chỉ số mục tiêu; + Kết nối cá nhân: Trợ cấp = 60% mức chi tiêu chuẩn. - Về kinh nghiệm xây dựng cơ sở hạ tầng mạng di động + Trợ cấp cho cơ sở hạ tầng = 30% mức chi tiêu chuẩn;

+ Vấn đề cạnh tranh: Không ai muốn từ bỏ cuộc đua như là một công việc cần phải làm đối với các vùng nông thôn do họ cung cấp dịch vụ. Khi mà thị trường thành phố đã bão hòa, tất cả các nhà cung cấp muốn chiếm lĩnh thị trường nông thôn;

+ Quá trình đấu thầu là hệ thống nhiều cấp. Các chỉ tiêu yêu cầu được đưa ra công khai cho các nhà thầu trong từng vòng. Đây là biện pháp đấu thầu cạnh tranh lành mạnh. Đảm bảo lựa chọn mục tiêu cho cộng đồng;

Ba trụ cột của chính sách thực thi hiệu quả khi giám sát cộng đồnggiám sát cộng đồng::

- S

- Sự quan tâm của công chúng; ự quan tâm của công chúng; - Có

- Có cơ chế phản hồi.

- Có cơ chế phản hồi.

Ba trụ cột của chính sách khi giám sát cộng đồng phải dựa trên nền tảng làgiám sát cộng đồng phải dựa trên nền tảng là t

thực hiện quảng bá, lựa chọn đúng danh mục dịch vụ, có chính sách hỗ trợ thực hiện và phối hợp chặt chẽ của Trung ương và địa phương.

Như vậy, bài học rút ra là: - Giảm thiểu trong quản lý;

- Rút ngắn thời kỳ hỗ trợ; - Thí điểm và nhân rộng;

- Tất cả công việc cần có kế hoạch thực hiện nhanh chóng; - Đảm bảo tính thương mại, linh hoạt và thiết yếu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của Luận án đã làm rõ được những nội dung sau đây:

- Khẳng định VTCI là một ngành đặc biệt quan trọng có liên quan đến tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân…, cũng như với đời sống xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. DVVTCI là những dịch vụ thiết yếu đối với xã hội, được Nhà nước đảm bảo cung cấp theo chất lượng và giá cước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quy định.

- Làm rõ các khái niệm DVVTCI. Theo đó, DVVTCI là loại dịch vụ công không thuần túy (dịch vụ á công), nó đảm bảo được tính không cạnh tranh nhưng không đảm bảo được tính không loại trừ. Trước đây, với quan niệm dịch vụ công ích có khối lượng lớn và có vai trò thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội nên đã giao nó cho các Doanh nghiệp nhà nước đảm nhiệm.

- Về mặt kinh tế học, DVVTCI, cần được phổ cập bởi hai lý do chính: hiệu ứng mạng lưới và hàng hóa công cộng (public good).

- Căn cứ vào bản chất kinh tế của DVVTCI, việc lựa chọn các hình thức tổ chức quản lý quá trình sản xuất và cung ứng DVVTCI là một đòi hỏi tất yếu để thực hiện các mục tiêu ổn định, công bằng. Phát triển DVVTCI cần có sự phối hợp giữa vai trò của Nhà nước với vai trò của các Doanh nghiệp. Trong giai đoạn đầu phát triển mạng lưới rất cần vai trò tổ chức và huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế thông qua quyền lực của Nhà nước, khi mạng lưới đã phát triển đến trình độ nhất định thì Nhà nước tạo điều kiện cho môi trường cạnh tranh lành mạnh kết hợp với sự năng động của cộng đồng Doanh nghiệp trên cơ sở sự giám sát, kiểm tra của Nhà nước.

- Chương 1 đã nghiên cứu kinh nghiệm phổ cập DVVTCI: Mỗi nước đều phải qua những trải nghiệm với mức độ thành công không giống nhau, qua đó thu nhận được cả những bài học thành công và chưa thành công. Việt Nam có thể học hỏi từ những kinh nghiệm đó.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA

2.1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w