Sự phân tích trên các góc độ khác nhau như trên có thể khắc họa rõ nét đặc điểm của DVVTCI ở nước ta trong giai đoạn hiện nay như sau:
- DVVTCI là loại dịch vụ công không thuần túy (dịch vụ á công), nó đảm bảo được tính không cạnh tranh nhưng không đảm bảo được tính không loại trừ.
- Ở khâu tiêu dùng các DVVTCI có vai trò tương tự như các loại dịch vụ thông thường, trong nhiều trường hợp nó chính là các dịch vụ thông thường nhưng do cung ứng được gắn với một hệ thống đồng bộ có quy mô rộng lớn nên nó thường được coi là các dịch vụ thiết yếu không những của từng người dân mà còn thiết yếu với cả cộng đồng và toàn xã hội; nó không chỉ có vai trò trong việc trao đổi thông tin giữa các cá nhân mà còn có vai trò quan trọng không thể thiếu về nhiều mặt đối với cộng đồng và quốc gia.
- Ở khâu sản xuất, các DVVTCI được tổ chức sản xuất trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau, có thể là doanh nghiệp Nhà nước, có thể là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Trước đây, với quan niệm dịch vụ công ích có khối lượng lớn và có vai trò thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và của cộng đồng dân cư nên người ta thường giao nó cho các doanh nghiệp Nhà nước. Khi kinh tế thị trường phát triển, với cách nhìn mới, việc giao cho doanh nghiệp Nhà nước đảm nhận toàn bộ việc sản xuất và cung ứng DVVTCI dễ đưa đến tình trạng kém hiệu quả.
- Căn cứ vào bản chất kinh tế của DVVTCI và các đặc trưng của nó thể hiện qua các khâu sản xuất, cung ứng và tiêu dùng, trên cơ sở thấy rõ các thất bại của thị trường và vai trò của Chính phủ, việc lựa chọn các hình thức tổ chức quản lý quá trình sản xuất và cung ứng DVVTCI là một đòi hỏi tất yếu để thực
hiện các mục tiêu ổn định, công bằng và hiệu quả. Trên góc độ này, tác giả luận án thống nhất với ý kiến của TS. Đặng Đức Đạm khi sắp xếp theo sự giảm dần vai trò của Nhà nước và tăng dần vai trò của thị trường tương ứng với các nhóm dịch vụ, trong đó DVVTCI thuộc nhóm thứ ba. Điều đó có nghĩa là, để phát triển DVVTCI cần có sự phối hợp giữa vai trò của Nhà nước với vai trò của các doanh nghiệp: Trong giai đoạn đầu phát triển mạng lưới rất cần vai trò tổ chức và huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế thông qua quyền lực của Nhà nước, khi mạng lưới đã phát triển đến trình độ nhất đinh thì Nhà nước tạo điều kiện cho môi trường cạnh tranh lành mạnh kết hợp với sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp trên cơ sở sự giám sát, kiểm tra của Nhà nước.
Như vậy, về mặt kinh tế học, DVVTCI với tư cách là một bộ phận tất yếu của dịch vụ công ích, cần được phổ cập bởi hai lý do chính: hiệu ứng mạng lưới (network externalities) và hàng hóa công cộng (public good).
+ Hiệu ứng mạng lưới trong viễn thông nghĩa là, khi một người tham gia vào mạng viễn thông, người đó không hề tính đến khả năng đã tạo ra những lợi ích cho cả những người gia nhập trước đó bởi những người này giờ đây đã có thể liên lạc với anh ta. Với mạng lưới có n phân tử, số cuộc gọi có thể thực hiện là n(n-1). Khi có sự gia nhập mạng của thuê bao thứ (n+1), thì số cuộc gọi mới có thể tạo thêm là 2n, chứ không chỉ có n cuộc gọi mới mà thuê bao này có thể thực hiện đến các thuê bao khác. Điều này làm tăng phúc lợi cho những thuê bao sẵn có trên mạng. Đó chính là hiệu ứng ngoại biên mạng trong tiêu dùng5
+ Lý do thứ hai thúc đẩy phổ cập dịch vụ vì mạng viễn thông được coi là một hàng hóa công cộng (public goods). Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng viễn thông có mối quan hệ chặt chẽ và có có ý nghĩa rất quan trọng đối phát triển kinh tế 6 và đem lại hàng loạt lợi ích xã hội khác như bảo vệ môi trường, giữ vững và nâng cao sức khoẻ cộng đồng, tăng cường phúc lợi, an toàn xã hội và nhiều lợi ích gián tiếp, vô hình khác cho người sử dụng7. Chính
5 Economies, 1995.
6 Roller&Waverman, 1999
vì những ngoại ứng tích cực do viễn thông mang lại với tư cách là hàng hóa tiêu dùng nên rất cần chính sách phổ cập của Nhà nước để khắc phục thất bại thị trường vì trong điều kiện thị trường tự do, sản lượng cung cấp nhỏ hơn sản lượng tối ưu của xã hội, lợi ích xã hội cận biên lớn hơn lợi ích tư nhân cận biên.
Ở Việt Nam, việc phổ cập dịch vụ càng trở nên cần thiết và là chính sách phù hợp để thu hẹp khoảng cách và đuổi kịp các nước trên thế giới. Mọi người dân phải được tạo điều kiện để tiếp cận rộng rãi với tri thức. Chính vì vậy, một chính sách phổ cập dịch vụ có hiệu quả rất quan trọng không những cho đời sống hiện tại của người dân mà còn có ý nghĩa lâu dài và sâu xa đối với sự phát triển của đất nước và dân tộc trong tương lai..
1.2.2. Các phương thức và tiêu chí phát triển dịch vụ viễn thông công ích phổ cập