2.1.4. Sự lựa chọn phương thức phổ cập dịch vụ viễn thông công ích ởViệt Nam Việt Nam
Trong chương 1 đã nêu, hầu hết các nước sử dụng ở một mức độ nào đó các giải pháp thứ nhất và thứ hai: thực hiện phổ cập trên cơ sở nghĩa vụ dịch vụ bắt buộc và bao cấp chéo. Ngày nay, việc bao cấp chéo các dịch vụ dần dần bị coi là kém thực tiễn và chống lại sự cạnh tranh. Tại một số quốc gia cước bù đắp thâm hụt truy nhập cũng được sử dụng như một biện pháp để thúc đẩy phổ cập dịch vụ viễn thông. Chế độ bù đắp cước thâm hụt truy nhập cũng giống như chế độ bao cấp chéo truyền thống nhưng được cải tiến để phù hợp với thị trường cạnh tranh. Phương thức này bị chỉ trích vì tính hiệu quả và làm mất đi tính cạnh tranh.
Các phương thức nêu trên không loại trừ lẫn nhau, đa số các nước không sử dụng riêng lẻ mà sử dụng kết hợp với nhau. Nhiều nước có mức truy nhập viễn thông thấp, gần đây cũng tiến hành các biện pháp cải cách trên. Kết quả là, các chương trình cải cách phù hợp đã đem lại cho họ những thành tựu to lớn trong việc nâng cao mức độ truy nhập dịch vụ viễn thông.
Quỹ DVVTCI Việt Nam là tổ chức tài chính Nhà nước, phi lợi nhuận, nguồn vốn được quản lý độc lập hình thành trên cơ sở thu từ các nguồn khác nhau và phân bổ theo các mục tiêu định trước để thực hiện việc cung cấp DVVTCI.
- Ưu điểm:
+ Minh bạch và độc lập với nhà khai thác;
+ Là giải pháp hiệu quả để phát triển các dịch vụ không có tính kinh tế; + Đạt hiệu quả nhất trong việc phát triển và mở rộng dịch vụ nếu kết hợp với việc tổ chức đấu thầu cạnh tranh các nhà khai thác tư nhân, thực hiện nhanh việc xã hội hóa phát triển và cung cấp dịch vụ viễn thông phổ cập.
- Nhược điểm của phương thức Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích:
+ Phức tạp trong quản lý hành chính và chi phí giao dịch, dễ xảy ra khả năng quản lý không tốt, khó dự đoán chi phí và doanh thu liên quan;
+ Việc phát triển và mở rộng các DVVTCI bị ảnh hưởng rất lớn bởi các chính sách, tổ chức và quản lý của các Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;
Giải pháp đáng chú ý là Quỹ phổ cập DVVTCI. Giải pháp này được xem là phương án tốt nhất hiện nay, nhiều nước phát triển và đang phát triển áp dụng. Quỹ phổ cập dịch vụ được hình thành từ nhiều nguồn như các khoản chi của Chính phủ, các phí thu được từ các dịch vụ kết nối mạng và các khoản thuế, phí thu từ các nhà khai thác dịch vụ viễn thông. Tuy vậy, trong thực tế, phương thức nào cũng đòi hỏi điều kiện áp dụng nhất định mới có thể mang lại hiệu quả cao. Chúng ta lựa chọn phương thức tiên tiến được nhiều quốc gia áp dụng, nhưng trên thực tế liệu nó có mang lại hiệu quả mong đợi không?
Theo thông tư 05/2006/TT-BTC danh mục DVVTCI đến 2010 gồm:
+ DVVTCI cơ bản (mật độ nhỏ hơn 5 mày/100 dân) được hỗ trợ trong hoạt động đầu tư hạ tầng, phát triển thuê bao, duy trì và vận hành đối với các thuê bao điện thoại, Internet, điểm truy nhập công cộng.
+ Dịch vụ viễn thông bắt buộc được hỗ trợ kinh phí trên phạm vi toàn quốc nhằm đảm bảo quyền truy nhập vào hệ thống viễn thông bắt buộc của toàn bộ người dân. Các trường hợp khẩn cấp, bão lụt có liên quan đến VTCI cũng sẽ được hỗ trợ từ nguồn của Quỹ DVVTCI Việt Nam.
Phương thức phổ cập DVVTCI thực hiện thông qua hỗ trợ tài chính của Quỹ DVVTCI Việt Nam. Việc hỗ trợ tài chính của Quỹ sẽ khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông tham gia vào cung ứng DVVTCI. Mặt khác, các chính sách sẽ định hướng đến vùng kinh tế khó khăn được xác định theo mục tiêu của Chính phủ bằng các chương trình dự án cụ thể, do vậy giữa Chương trình phổ cập DVVTCI và các Chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ có chung địa bàn. Do vậy, việc lồng ghép giữa hai chương trình cung cấp DVVTCI và xóa đối giảm nghèo là cần thiết để nâng cao hiệu quả của các chương trình. Sự kết hợp phương thức qua Quỹ DVVTCI Việt Nam và các chương trình khác của Chính phủ là sự kết hợp giữa quyền lực của Chính phủ và nguồn lực tài chính của xã hội sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển DVVTCI tại Việt Nam.