Kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 54)

1.3.1.1.Kinh nghiệm của Indonesia

Đây là quốc gia phát triển DVVTCI một cách bài bản. Hai nội dung về tài chính và công nghệ trong phổ cập được nhấn mạnh và quan tâm.

a) Về hỗ trợ sự phát triển thông tin và truyền thông nông thôn

- Đầu tư phát triển điện thoại cố định cho TT&TT nông thôn tại các vùng sâu vùng xa đòi hỏi một lượng vốn lớn mà tỷ lệ lợi nhuận thấp.

- Phát triển TT&TT ở nông thôn tốn kém hơn rất nhiều. Do đó đòi hỏi phải có công nghệ, dịch vụ và chi phí phù hợp đối với các khu vực nông thôn nghèo, điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn.

b) Chương trình phổ cập dịch vụ tại Indonesia

- Cấp phép cho các nhà cung cấp dịch vụ phổ cập kèm theo điều kiện là phải lắp đặt 3% số máy là điện thoại công cộng thẻ/xu .

- Trong thời kỳ chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh hoàn toàn, Chính phủ có những hoạt động nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, ví dụ dự án thử nghiệm cung cấp dịch vụ phổ cập (1 làng/1 điện thoại).

c) Quỹ Dịch vụ phổ cập (USO Fund ): Quỹ này hỗ trợ cho việc cung cấp truy nhập phổ cập và dịch vụ phổ cập. Quỹ thực hiện phổ cập trên cơ sở hợp đồng đặt hàng, cấp phát chi phí theo năm. Cơ quan quản lý viễn thông và truyền thông nông thôn BTIP (Balai Telekomunikasi dan Informatika Perdesaan) được thành lập để quản lý Quỹ phổ cập dịch vụ. Các doanh nghiệp đóng góp vào Quỹ phổ cập với mức 0,75% tổng doanh thu. Cung cấp dịch vụ và hệ thống truy cập

tại các làng được hỗ trợ thông qua các nhà cung cấp dịch vụ. Các phương án của BTIP đối với hình thức hợp đồng:

- Hợp đồng tổng chi phí: Hỗ trợ 100% chi phí; doanh thu (và cả rủi ro) thuộc về BTIP với thông tin đủ hơn về quy trình thực hiện tài chính.

- Hợp đồng chi phí thuần: BTIP hỗ trợ một phần chi phí; nhà khai thác hưởng doanh thu (và chịu rủi ro). BTIP chọn hình thức chi phí thuần.

- Hợp đồng chính 5 năm, gồm: Thỏa thuận cấp dịch vụ; Tổng số đường điện thoại; Chi phí/đường dây/ngày; Thời gian đi vào hoạt động; Cấp phát.

- Hợp đồng hàng năm: Sản lượng năm tới; đánh giá hợp đồng chính.

d) Phương thức hỗ trợ tài chính đối với đầu tư cung cấp dịch vụ phổ cập

Quản lý tài chính các dự án phổ cập trên cả hai phương thức: chi phí đầy đủ và chi phí cận biên dài hạn nhằm tối thiểu hóa chí phí, chia sẻ rủi ro và nguồn vốn đầu tư của các nhà khai thác. Chi phí cho hoạt động phát triển TT&TT nông thôn được chia sẻ giữa các bên: Nhà khai thác (hạ tầng viễn thông), Quỹ phổ cập dịch vụ (hỗ trợ chi phí), chính quyền và nhân dân địa phương (đất, nhà, tài sản, điện nước, điều kiện an toàn và trật tự).

e) Một số vướng mắc

- Lưu lượng thấp tại các vùng công ích sẽ không hấp dẫn đối với các bên tham gia thầu (kể cả nhà khai thác và các nhà thầu phụ).

- Về mặt sở hữu, Luật Ngân sách Nhà nước quy định các trang thiết bị đó là “Tài sản Nhà nước” dẫn đến bất cập trong việc bảo dưỡng trang thiết bị. Thực tế là thiếu nhân lực cho công tác bảo dưỡng ở cấp địa phương.

- Về tài chính: Doanh thu phát sinh không đủ bù đắp chi phí bảo dưỡng; kế hoạch ngân sách cho bảo dưỡng dẫn tới độ trễ về mặt thời gian.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w