Thao tác lập luận

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 31 - 33)

2. Phân tích với tư cách là một thao tác lập luận

2.2. Thao tác lập luận

Trong hoạt động giao tiếp, nhiều khi con người phải đánh giá và bày tỏ ý kiến , thái độ của mình đối với các vấn đề được trình bày. Để làm được điều này con người ta cần phải sử dụng đến thao tác lập luận. Đặc điểm của thao tác này là người viết sử dụng ngơn ngữ để nêu sự thực, trình bày lí lẽ và qua đó đánh giá sự đúng – sai, đưa ra các phán đoán, nêu ra các kiến giải, phát biểu ý kiến, thể hiện rõ lập trường, quan điểm của bản thân. Việc trình bày lí lẽ được người viết thể hiện thơng qua các phương thức tư duy lơgic như khái niệm, phán đốn, suy lí và hệ thống các dẫn chứng nhằm đạt được mục đích khiến người đọc tin theo. Vì vậy, thao tác lập luận được sử dụng trong rất nhiều văn bản, nhằm tạo sự thuyết phục trong người đọc. Ta có thể bắt gặp thao tác này khi người viết muốn bàn luận và thể hiện thái độ đối với vấn đề đang được trình bày.

Trong văn nghị luận, lập luận được thể hiện ở cách triển khai nội dung nghị luận thơng qua hệ thống lí lẽ, dẫn chứng. Để đưa ra một chân lí hay một phán đốn, người viết phải biết cách biện luận, phải trình bày, chứng minh. Lập luận là thao tác chủ yếu người viết sử dụng ngơn ngữ để tường giải nội dung và qua đó thể hiện rõ quá trình vận động của tư duy để nhận thức. Bởi vậy trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận, người viết cần lưu ý tới cách sử dụng ngơn ngữ và tìm hệ thống dẫn chứng lí lẽ nhằm minh họa cho nội dung bàn luận.

Có thể nói nhờ có lập luận, con người mới có thể trình bày nội dung một cách khoa học, dẫn dắt người đọc tìm đến với những khám phá, những nhận thức mới, thể hiện những chân lí mới trong cuộc sốngvà qua đó tìm đến sự đồng điệu trong nếp cảm, nếp nghĩ của mỗi người. Nhờ có lập luận mà văn bản nghị luận mới tạo ra sức thuyết phục đối với người khác.

Vậy lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới. Hay nói một cách khác, lập luận là q trình liên kết, xâu chuỗi các luận điểm,

luận cứ nhằm làm rõ luận đề theo một chính kiến, một quan niệm nhất định để người đọc hiểu và tin ở những kết luận mà người viết muốn dẫn người đọc đến. Và lập luận là sản phẩm của tư duy lơgic, mục đích của lập luận là tìm ra những chân lí mới, rút tri thức này từ những tri thức khác, là con đường đi đến nhận thức chân lí một cách khoa học.

Khi bàn về bản chất của lập luận, tác giả Nguyễn Quốc Siêu cho rằng lập luận trong văn nghị luận có tính “có lí”. Và để có lí thì trong lập luận cần phải sử dụng một số phương pháp cụ thể như suy lí và chứng minh, phân tích, tổng hợp, liên tưởng, tưởng tượng. Điều này cho thấy lập luận trong văn nghị luận là một vấn đề vô cùng phức tạp, địi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu, rộng và thật sự nghiêm túc.

+ Mối quan hệ trong lập luận: lí lẽ được gọi là luận cứ. Có thể nói quan hệ lập luận là quan hệ giữa luận cứ (một hoặc một số) với kết luận.

+ Luận cứ: có thể là một thơng tin miêu tả hay là một định luật, một nguyên tắc xử thế nào đấy.

Nói đến thao tác lập luận là nói đến hoạt động của tư duy lôgic. Khi người ta tiến hành lập luận có nghĩa lập luận là một hành động trong suốt quá trình làm một bài văn nghị luận. Để tiến hành hành động này, người ta phải đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc. Thao tác lập luận chính là sự trình bày hệ thống những lí lẽ và luận chứng một cách chặt chẽ, rành mạch, gãy gọn theo một trình tự hợp lí, đúng với qui luật lơgic nhằm khẳng định hoặc bênh vực một ý kiến, làm sáng tỏ một vấn đề. Để làm được như vậy, chúng ta phải tiến hành một số những thao tác nhất định, những thao tác đó được gọi là thao tác lập luận. Vậy thao tác lập luận là thao tác được sử dụng để thực hiện một hành động lập luận.

Trong lí thuyết Làm văn người ta đưa ra một số những thao tác lập luận cụ thể như: thao tác lập luận chứng minh; thao tác lập luận giải thích; thao tác lập luận phân tích; thao tác lập luận so sánh; thao tác lập luận bác bỏ; thao tác lập luận bình luận. Các thao tác này học sinh được học cụ thể, cặn kẽ trong nhà trường từ cấp THCS đến THPT.

Để thực hiện được các thao tác lập luận thì cần phải có kĩ năng lập luận. Kĩ năng lập luận là kĩ năng vận dụng thành thạo các thao tác của tư duy lơgic như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khái quát hoá, trừu tượng hố v.v… theo những trật tự lơgic như qui nạp, diễn dịch, tổng - phân - hợp, loại suy v.v… để khẳng định hay bác bỏ một ý kiến, một vấn đề.

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w