Tính tích cực của học sinh

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 48 - 53)

2. Phân tích với tư cách là một thao tác lập luận

1.1.2. Tính tích cực của học sinh

1.1.2.1. Đặc điểm tính tích cực của học sinh

Tính tích cực của học sinh có mặt tự phát và tự giác. Mặt tự phát của tính tích cực là yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tị mị, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sơi nổi trong hành vi của học sinh là đều có, trong mức độ khác nhau cần coi trọng những yếu tố tự phát này, cần nuôi dưỡng, phát triển chúng trong dạy học. Mặt tự giác trong tính tích cực là trạng thái tâm lí, tính

tích cực có mục đích và đối tượng rõ rệt, do đó cos hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng. Tính tích cực tự giác thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tư duy, trí tị mị khoa học… tính tích cực nhận thức phát sinh khơng phải là chỉ từ nhu cầu nhận thức mà cả từ nhu cầu bậc thấp như nhu cầu sinh học, nhu cầu đạo đức, thẩm mỹ, nhu cầu giao lưu văn hóa… hạt nhân cơ bản của tính tích cực nhận thức là tư duy cá nhân được tạo nên do sự thúc đẩy của hệ thống nhu cầu đa dạng.

Tính tích cực nhận thức và tính tích cực học tập có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng không phải là đồng nhất. Có một số trường hợp, có thể tích cực học tập thể hiện ở sự tích cực bên ngồi mà khơng phải là tích cực trong tư duy. Đó là điều lưu tâm khi đánh giá tính tích cực nhận thức của học sinh.

1.1.2.2. Những biểu hiện của tính tích cực

Theo G.I. Sukina (1979) có thể nêu những dấu hiệu của tính tích cực hoạt động trí tuệ như sau:

- Học sinh hay nêu thắc mắc, địi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề giáo viên trình bày chưa rõ.

- Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới.

- Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thơng tin mới lấy từ những nguồn khác nhau có khi vượt ra ngồi phạm vi bài học, mơn học.

- Ngồi những biểu hiện nói trên mà giáo viên dễ nhận thấy, cịn có những biểu hiện về mặt xúc cảm khó nhận thấy hơn, như thờ ơ hay hào hứng, phớt lờ hay ngạc nhiên, hoan hỉ hay buồn chán trước một nội dung nào đó của bài học hoặc tìm ra lời giải cho một bài tập. Những dấu hiệu này biểu hiện khác nhau ở từng cá thể học sinh, bộc lộ rõ ở các lớp học sinh bé, kín đáo ở các học sinh lớp trên.

G.I.Sukina cịn phân biệt những biểu hiện của tính tích cực học tập về mặt ý chí:

- Tập trung chú ý vào vấn đề đang học. - Kiên trì làm xong bài tập.

- Khơng nản lịng trước những tình huống khó khăn.

- Thái độ phản ứng khi chuông báo hết giờ học: tiếc rẻ, cố làm cho xong hoặc vội vàng gấp vở chờ lệnh ra chơi.

Theo PGS.TS Thái Duy Tuyên để giúp giáo viên phát hiện được các em có tích cực hay khơng, cần dựa vào một số dấu hiệu sau đây:

- Các em có chú ý học tập khơng

- Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức học tập khơng? (thể hiện ở chỗ giơ tay phát biểu ý kiến, ghi chép…)

- Có hồn thành những nhiệm vụ được giao khơng - Có ghi nhớ tốt những điều được học khơng

- Có hiểu bài khơng? Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngơn ngữ riêng khơng

- Có vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn khơng - Có đọc thêm, làm thêm các bài tập khác không

- Tốc độ học tập có nhanh khơng

- Có hứng thú trong học tập khơng hay vì một ngoại lực nào đó mà phải học

- Có quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn trong học tập khơng - Có sáng tạo trong học tập khơng

1.1.2.3. Mức độ tích cực của học sinh

Tính tích cực của học sinh có thể phân biệt thành 3 cấp độ từ thấp đến cao.

* Bắt chước: học sinh tích cực bắt chước hoạt động của giáo viên, của bạn bè. Như vậy, trong hành động bắt chước cũng phải có sự gắng sức của thần kinh, cơ bắp.

* Tìm tịi: Học sinh cần tìm cách độc lập giải quyết bài tập nêu ra, mò mẫm những cách giải khác để tìm ra lời giải hợp lí nhất.

* Sáng tạo: học sinh nghĩ ra cách giải mới độc đáo hoặc cấu tạo những bài tập mới, hoặc cố gắng lắp đặt những thí nghiệm để chứng minh bài học. Dĩ nhiên, mức độ sáng tạo của học sinh là có hạn nhưng đó là mầm mống để phát triển trí sáng tạo về sau này.

1.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức

Tính tích cực của học sinh tuy nảy sinh trong quá trình học tập nhưng nó lại là kết quả của nhiều nhuyên nhân: có những nguyên nhân phát sinh trong lúc học tập, có ngun nhân được hình thành từ q khứ, thậm chí từ lịch sử lâu dài của nhân cách. Nhìn chung, tính tích cực nhận thức phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

+ Hứng thú + Ý chí + Nhu cầu + Sức khỏe + Năng lực + Môi trường

Trong những nhân tố trên ta thấy, có những nhân tố hình thành ngay nhưng có những nhân tố chỉ được hình thành qua một quá trình lâu dài dưới ảnh hưởng của nhiều tác động. Như vậy, việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh địi hỏi phải có một kế hoạch lâu dài và tồn diện khi phối hợp hoạt động gia đình, nhà trường và xã hội.

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh cần chú ý đến yếu tố quan trọng là hứng thú.

Từ lâu, các nhà sư phạm đã quan tâm đến vai trò của hứng thú nhận thức trong quá trình dạy học.

- Cômenxki xem tạo hứng thú là một trong những con đường chủ yếu để “làm cho học tập trong nhà trường trở thành nguồn vui”

- J.J Rutxo dựa trên hứng thú của học sinh đối với sự vật hiện tượng xung quanh để xây dựng cách dạy phù hợp với học sinh.

- K.Đ. Usinxki xem hứng thú là một cơ chế bên trong, đảm bảo học tập có hiệu quả.

J.Điuay cho rằng việc giảng dạy phải kích thích được hứng thú, muốn vậy phải để cho trẻ độc lập tìm tòi, thầy giáo chỉ là người tổ chức, thiết kế, cố vấn.

Trong khi xác định những điều kiện để tiến hành có kết quả phương pháp tìm tịi – khám phá, F.Brunơ nêu điều kiện đầu tiên là giáo viên phải biết vận dụng phương pháp nào phù hợp với năng lực, hứng thú và nhu cầu của học sinh. Lí luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn khơng chỉ trong quá trình dạy học mà cả đối với sự phát triển tồn diện, sự hình thành nhân cách của học sinh.

Hứng thú là yếu tố dẫn đến sự tự giác. Hứng thú và tự giác là những yếu tố tâm lí đảm bảo tính tích cực và độc lập sáng tạo trong học tập. Ngược lại, phong cách học tập tích cực và độc lập sáng tạo có ảnh hưởng tới sự phát triển hứng thú và tự giác.

F.Brunô cho rằng hứng thú nhận thức được hình thành qua việc tổ chức học tập như những hành động khám phá.

Theo E.P.Brôunovt, niềm hứng thú thực sự biểu hiện ở sự bền bỉ, kiên trì và sáng tạo trong việc hồn thành các cơng tác độc lập dài hơi. Nếu học sinh được độc lập quan sát, so sánh, phân tích, khái quát hóa các sự kiện, hiện tượng dài hơi thì các em sẽ hiểu sâu sắc và hứng thú bộc lộ rõ.

- Kinh nghiệm thực tiễn dạy học và kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy để hình thành phát triển hứng thú nhận thức của học sinh cần có các điều kiện sau:

+ Phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh, nhất là tổ chức những tình huống có vấn đề địi hỏi dự đoán, nêu giả thiết, tranh luận giữa các ý kiến trái ngược nhau.

+ Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của học sinh. Một nội dung q dễ hoặc q khó đều khơng gây được hứng thú. Cần biết dẫn dắt để học sinh ln tìm thấy cái mới, có thể tự lực giành lấy kiến thức mới., cảm thấy mình càng ngày càng trưởng thành.

+ Tạo khơng khí có lợi cho lớp học, làm cho học sinh hứng thú khi được đến lớp, mong đợi đến giờ học. Muốn vậy, phải tạo ra sự giao tiếp thuận lợi giữa thầy và trị. Bằng trình độ khoa học và sư phạm của mình, giáo viên tạo được uy tín cao. Bằng phong cách gần gũi, thân mật, giáo viên chiếm được sự tin cậy của học sinh. Bằng cách tổ chức và điều khiển hợp lí các hoạt động của từng cá nhân với tập thể học sinh, giáo viên sẽ tạo được hứng thú cho cả lớp và niềm vui học tập của từng học sinh.

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w