Nội dung của thao tác lập luận phân tích

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 36 - 47)

2. Phân tích với tư cách là một thao tác lập luận

2.5.Nội dung của thao tác lập luận phân tích

Như ở trên chúng tôi đã đề cập, thao tác lập luận phân tích có đối tượng và phạm vi rất rộng lớn. Từ hiện tượng văn học (tác giả, tác phẩm, xu hướng, giai đoạn văn học,…) đến các vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội như: tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống… Khi phân tích cần phân chia đối tượng nghị luận thành từng phần, từng phương diện để nghiên cứu, khảo sát, để rồi từ đó dẫn đến kết luận. Tùy từng đối tượng cụ thể mà ta có cách phân tích khác nhau. Những vấn đề thuộc về đời sống xã hội thì có cách phân tích khác với những vấn đề thuộc về văn học.

Khi phân tích một vấn đề chính trị, xã hội – là một lĩnh vực rất rộng lớn: từ bàn bạc những sự việc, hiện tượng trong đời sống đến luận bàn những vấn đề chính trị, chính sách,từ những vấn đề đạo đức, lối sống đến những vấn đề có tầm chiến lược, những vấn đề tư tưởng triết lí… yêu cầu người viết phải làm sao nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt có lợi, mặt có hại của nó; đồng thời chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến , nhận định… của người viết.

Ví dụ: khi tìm hiểu văn bản “Bệnh lề mề” trong SGK Ngữ văn 9 (tập 2), tác giả bàn luận về hiện tượng lề mề đã trở thành một căn bệnh (sai hẹn, đi chậm, khơng coi trọng người khác…) đó là hiện tượng coi thường giờ giấc ở những công việc chung. Tác giả đã đưa ra một số dẫn chứng để minh chứng cho hiện tượng đó:

- Trễ giờ ở những cuộc họp, các cuộc hội thảo

- Q thời gian của mình chứ khơng tơn trọng thời gian của người khác.

- Tạo ra một tập quán xấu: các giấy mời phải ghi thời gian sớm hơn. Nguyên nhân gây ra bệnh lề mề đó là do: coi thường việc chung, không biết quý trọng thời gian trong các cơ quan đồn thể, thiếu tự trọng, thiếu tơn trọng người khác, khơng coi mình là người có trách nhiệm đối với cơng việc chung. Từ những ngun nhân đó gây ra một loạt những tác hại của bệnh lề mề, tạo thành thói quen khó thay đổi, làm phiền mọi người, làm mất thì giờ của người khác, khơng biết tự trọng, tạo thói quen ích kỷ, gây hại cho tập thể, làm nảy sinh cách đối phó với căn bệnh lề mề: thời gian họp trong giấy mời được ghi sớm hơn.

Trong văn bản này, tác giả đã phân tích nguyên nhân, tác hại của bệnh lề mề một cách rõ ràng, mạch lạc, đã gây được sự chú ý và thuyết phục người đọc bằng những dẫn chứng xác thực của mình. Từ đó tác giả đưa ra một kết luận xác đáng: mọi người phải có sự tơn trọng lẫn nhau, làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.

Thơng qua ví dụ trên chúng ta rút ra được cách làm một bài nghị lụân phân tích về một sự việc, hiện tượng đời sống:

- Thứ nhất phải hình dung cho rõ sự việc, hiện tượng cần nghị luận. Người viết bài cần nêu rõ rõ được sự việc, hiện tượng cần nghị luận, gọi tên nó ra, kể các biểu hiện của nó, mức độ phổ biến của nó đến đâu. Việc gọi tên sự việc, hiện tượng đòi hỏi ở người viết một năng lực khái quát nhất định. Có thể lấy tên gọi của sự việc, hiện tượng làm nhan đề của bài viết.

- Thứ hai là phải phân tích,đánh giá tính chất tốt - xấu, lợi - hại, hay - dở của sự việc, hiện tượng, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự việc, hiện tượng đó và bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán của mình đối với sự việc, hiện tượng đó.

Trên đây chỉ là cách làm mang tính hướng dẫn khái quát. Tuỳ vào từng sự việc, hiện tượng cụ thể mà chúng ta có cách triển khai khác nhau, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản.

Với những vấn đề về tư tưởng, đạo lí – là những vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống - thường được đúc kết trong những câu tục ngữ, danh ngôn, khẩu hiệu hoặc khái niệm như: học đi đơi với hành, có chí thì nên, khiêm tốn, khoan dung, nhân ái, khơng có gì q hơn đọc lập tự do…những tư tưởng, đạo lí ấy thường được nhắc đến trong đời sống, song để hiểu cho rõ, cho sâu, đánh giá cho đúng ý nghĩa của chúng là một yêu cầu cầu cần thiết đối với mỗi con người. Phân tích một tư tưởng đạo lí có phần giống với phân tích một sự việc, hiện tượng trong đời sống chính trị, xã hội ở chỗ: sau khi phân tích sự việc, hiện tượng người viết có thể rút ra những tư tưởng và đạo lí của đời sống. Nhưng nó khác về xuất phát điểm và lập luận. Về xuất phát điểm, những vấn đề sự việc, hiện tượng đời sống phải xuất phát từ sự thực cuộc sống mà nêu ra tư tưởng,bày tỏ thái độ. Cịn những vấn đề tư tưởng, đạo lí trái lại, xuất phát từ tư tưởng, đạo lí, sau khi giải thích, phân tích thì vận dụng các sự thật ở đời sống để chứng minh, nhằm trở lại khẳng định (hay phủ định) một tư tưởng nào đó. Đây là vấn đề nghị luận nghiêng về tư tưởng, khái niệm, lí lẽ nhiều hơn. Yêu cầu người viết phải làm sáng tỏ tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, đối chiếu…để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. Về mặt hình thức bài viết phải có ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động. Ví dụ khi xem xét văn bản “Thời gian là vàng” – bàn về giá trị của thời gian. Để

triển khai vấn đề này, tác giả đã đưa ra những luận điểm chính của từng đoạn là:

- Thời gian là sự sống - Thời gian là thắng lợi - Thời gian là tiền bạc - Thời gian là tri thức

Sau mỗi luận điểm tác giả đã đưa ra dẫn chứng để chứng minh, thuyết phục cho giá trị của thời gian.

Với luận điểm thời gian là sự sống, tác giả đã đưa ra dẫn chứng về một người bị bệnh nặng nếu được chạy chữa kịp thời thì sống, mà chậm trễ thì chết.

Với luận điểm thời gian là thắng lợi, tác giả đưa dẫn chứng về các anh bộ đội trong chiến đấu, nếu biết nắm bắt thời cơ, đánh địch đúng lúc thì thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại

Với luận điểm thời gian là tiền, tác giả đưa ra dẫn chứng về những người kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúg lúc, đúng thời điểm thì có lãi, nếu khơng đúng lúc là bị lỗ.

Với luận điểm thời gian là tri thức, tác giả lại đưa ra dẫn chứng trong học tập, nhất là việc học ngoại ngữ, phải có sự thường xuyên, kiên trì, nếu khơng thường xun, kiên trì thì khơng bao giờ giỏi được.

Cuối cùng tác giả đã đưa ra một kết lụân: biết tận dụng thời gian thì làm được nhiều điều cho bản thân và xã hội, cịn bỏ phí thời gian thì sẽ có hại về sau hối tiếc cũng không kịp. Từ kết luận này tác giả khẳng định một điều là tất cả mọi người khơng nên lãng phí thời gian, bởi thời gian là vàng và nhất là đối với học sinh thì càng phải biết q thời gian, tận dụng thời gian để học tập cho tốt.

Trong văn bản này, tác giả đã sử dụng lập luận phân tích và chứng minh. Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng. Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng minh họa cho luận điểm.

Từ ví dụ trên ta rút ra được cách làm bài nghị luận phân tích về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Trước tiên, người viết phải xác định được vấn đề cần nghị luận, rồi tìm hiểu tính chất của vấn đề, xác định được những yêu cầu về nội dung, về tri thức cần có rồi đến tìm ý nghĩa của vấn đề, giải thích ý nghĩa của vấn đề (ở văn bản “Thời gian là vàng” tác giả đã giải thích: vàng thì mua được cịn thời gian khơng mua được. Vàng có giá cịn thời gian là vơ giá). Tiếp đó người viết cần đưa ra những lí lẽ để đánh giá, nhận xét vấn đề, đồng thời đưa ra những dẫn chứng để minh chứng cho những dẫn chứng của mình. Cuối cùng là khẳng định giá trị của vấn đề, nâng vấn đề ở một tầm khái quát cao hơn.

Trên đây chúng tôi đã điểm một số vấn đề thuộc đời sống xã hội, chúng có những yêu cầu và cách thức triển khai khác nhau. Còn đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực văn học lại có những yêu cầu và cách thức triển khai phù hợp với từng vấn đề một. Chẳng hạn, khi phân tích một tác phẩm văn học, trước hết người viết phải tìm hiểu những tài liệu lịch sử xã hội nhất là những câu chuyện người thật, việc thật, những bài hồi kí có bối cảnh liên quan trực tiếp đến bối cảnh của tác phẩm. Tiếp đó người viết phải tìm được những bài viết của chính tác giả về những sáng tác của mình nhất là về tác phẩm sắp được phân tích. Rồi tìm đọc những bài nghiên cứu, phê bình, tiểu luận,…có liên quan đến tác phẩm.Tìm hiểu những sáng tác cùng đề tài của cùng tác giả hay của các tác giả khác để có sự so sánh, đối chiếu, đào sâu, mở rộng những kết quả đã phân tích về tác phẩm. Và rồi u cầu khơng thể thiếu được đối với người phân tích là phải đọc kĩ văn bản để tìm ra những văn bản chuẩn xác nhất. Điều quan trọng là khi phân tích tác phẩm văn học người viết phải nêu ra được những đánh giá, nhận xét về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm văn học. Những đánh giá, nhận xét về tác phẩm phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật của tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm trong bài viết phải rõ ràng, đúng đắn, có

luận cứ và lập luận thuyết phục. Bố cục bài viết mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

Để có thể phân tích được thấu đáo một tác phẩm văn học, người viết cần phải tiến hành đọc tác phẩm, đọc để tạo những ấn tượng chung, những nhận định ban đầu có tính tổng hợp khái qt phù hợp với ý định nghệ thuật của nhà văn. Từ những nhận định chung ban đầu tiến tới phát hiện cấu tạo của tác phẩm, để phát hiện ra vẻ đẹp của một cơng trình nghệ thuật. Từ việc xác định cấu trúc của tác phẩm và ý đồ nghệ thuật của tác giả, lúc đó chúng ta mới lựa chọn những yếu tố then chốt làm sáng tỏ được tư tưởng của nhà văn thấm đượm trong toàn bài. Sau đó cần phải khái quát tổng hợp những vấn đề về tác phẩm văn học đó, nhằm phát triển sâu sắc tâm lí cảm thụ tác phẩm văn học, và từ đó có thể đưa ra một nhận định có giá trị sát hợp với tác phẩm và ý định nghệ thuật của tác giả. Cuối cùng ta phải đối chiếu kết quả phân tích khái quát của tác phẩm với hoàn cảnh xã hội, cuộc sống của tác giả… để xác định chủ đề và ý nghĩa , tác dụng của tác phẩm văn học.

Nhìn chung ta có thể nói một cách khái qt về q trình, cách thức phân tích một tác phẩm văn học như sau: “Q trình phân tích một bài văn (hay tác phẩm văn học) là một quá trình khám phá ra cấu trúc tinh vi, độc đáo của tác phẩm, là quá trình loại trừ những yếu tố trung hịa, lựa chọn đúng những yếu tố then chốt để từng bước nắm chắc được ý định nghệ thuật và sáng tạo độc đáo của nhà văn” [19].

Khi phân tích một đoạn thơ, bài thơ người viết khơng những phải có năng lực cảm thụ văn chương, mà còn phải nắm vững, thành thục kĩ năng làm một bài nghị luận phân tích. Khi phân tích một đoạn thơ, bài thơ người viết cần phải gắn với sự cảm thụ, bình giảng, chỉ ra và nhận xét, đánh giá cái hay, cái đẹp cụ thể của tác phẩm về nội dung, cảm xúc, ngơn từ, hình ảnh, giọng điệu,… Bài nghị luận cần phải phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng; đồng thời bố cục phải mạch lạc, rõ ràng,

có lời văn gợi cảm, thể hiện sự rung động chân thành của người viết. Ví dụ khi phân tích tình u q hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Trước tiên ta cần tìm hiểu về bài thơ: Đọc kĩ bài thơ để xác nhận tình yêu quê hương cùng những biểu hiện của nó; bài thơ được sáng tác trong thời gian nào, địa điểm nào, trong tâm trạng như thế nào? Sau đó khái quát những luận điểm về tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ.

- Phần mở bài: Chỉ ra dòng cảm xúc dạt dào, lai láng chảy suốt đời thơ Tế Hanh trong đó bài Quê hương là thành cơng xuất sắc có ý nghĩa khởi đầu.

- Phần thân bài: Trình bày cảm nhận về cảm xúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc lắng sâu, tinh tế của Tế Hanh khi ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao độngcủa quê hương, về hình ảnh, nhịp điệu đặc sắc của bài thơ. Cụ thể:

Nhà thơ viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình. Nổi bật lên là những hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh của dân chài khi ra khơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Tác giả miêu tả cảnh những con thuyền ra khơi với một tâm hồn thơ náo nức, cùng những hình ảnh đầy sức mạnh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Cảnh đồn thuyền đánh cá trở về tấp nập, no đủ được tác giả miêu tả với một tình yêu tha thiết:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Hình ảnh người dân chài giữa đất trời lộng gió với vị nồng mặn của biển khơi. Âm điệu thơ lúc này thư thái dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình n của dân làng. Chính từ đây, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của quê hương:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Qua đó ta thấy hình ảnh, ngơn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện một tâm hồn rung động tinh tế của tác giả.

- Phần kết bài: Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương và ý nghĩa của bài thơ đối với sự bồi đắp tâm hồn người đọc.

Như vậy, khi viết bài nghị luận phân tích về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục theo ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ đó trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).

- Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

- Kết luận: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

Trong q trình phân tích một đoạn thơ, bài thơ người viết cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ của riêng mình. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngơn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,… của tác phẩm.

Ở một phạm vi hẹp hơn thuộc lĩnh vực văn học như phân tích nhân vật

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 36 - 47)