Dạy tích hợp cho bài thao tác lập luận phân tích

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 72 - 76)

3. Dạy học thao tác lập luận phân tích theo quan điểm tích hợpvà tích cực

3.1.1.Dạy tích hợp cho bài thao tác lập luận phân tích

3.1.1.1. Định hướng chung

Việc đổi mới chương trình Ngữ văn 11 theo quan điểm tích hợp địi hỏi phải đổi mới về phương pháp dạy học. Không thể vận dụng phương pháp

dạy học tích hợp khi tách rời ba phân môn. Trước yêu cầu dạy ba phân môn như một thể thống nhất trong đó mỗi phân mơn đều phải giữ được bản sắc riêng, đồng thời hịa nhập để hình thành tri thức và kĩ năng thống nhất cho học sinh.

Vận dụng quan điểm tích hợp khơng chỉ xuất phát từ mục tiêu mơn học mà cịn xuất phát từ bản chất của các yếu tố trong quá trình dạy học. Tích hợp phải phản ánh được mối quan hệ biện chứng giữa các hiện tượng, đối tượng, sự việc vừa phải là điều kiện để đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.

Dạy Làm văn nói chung và dạy bài “Thao tác lập luận phân tích” nói riêng theo hướng tích hợp cần chú ý một số quy định tổng quát sau:

- Dựa vào đặc điểm chung của phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, người giáo viên đứng lớp phải biết thực hiện mọi yêu cầu một cách linh hoạt, sáng tạo và điều quan trọng nhất là phải hướng vào mục tiêu của phần Làm văn, của bài Làm văn, mục tiêu dạy học Ngữ văn nói chung để tìm ra những yếu tố đồng quy giữa ba phần Văn - Tiếng Việt - Làm văn, để rồi tích hợp trong từng thời điểm, theo từng vấn đề. Khi dạy bài “Thao tác lập luận phân tích” vừa phải chú ý dạy tri thức, kĩ năng lại vừa phải tìm ra và khai thác những yếu tố chung giữa ba phần của mơn Ngữ văn để góp phần rèn luyện tri thức, kĩ năng của cả phần Văn và Tiếng. Làm văn chính là sự tổng hợp của cả Văn và Tiếng, đồng thời còn đòi hỏi sự vận dụng tổng hợp vốn sống, vốn văn học, kĩ năng sử dụng ngơn ngữ vào q trình tạo lập văn bản, trong cuộc sống.

Học Làm văn và đặc biệt là học thao tác lập luận phân tích sẽ hình thành được kĩ năng phân tích, tổng hợp tri thức, nhận thức được các sự vật, hiện tượng.

- Để thực hiện được định hướng dạy học nói trên cần phải biết tách nhỏ các yêu cầu của dạy học Làm văn một cách khoa học để phối hợp tốt với Văn và Tiếng. Tuy nhiên cần tránh dạy học phối hợp một cách máy móc. Khi dạy cho học sinh cần biết chắt lọc, để tránh sự lặp lại, mà nên dạy những điều cần thiết, những cái để học sinh tránh phạm lỗi khi sử dụng.

- Quan điểm tích hợp phải được quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học (kể cả khâu đánh giá - cần đánh giá cao những học sinh biết cách vận dụng kiến thức của phần này tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề của phần khác trong môn Ngữ văn).

3.1.1.2. Phương pháp khai thác các đơn vị kiến thức kĩ năng về thao tác lập luận phân tích trong quá trình dạy học.

Đứng trước một nội dung dạy học cụ thể, giáo viên phải có một cái nhìn bao qt về tiết dạy trong chương trình Ngữ văn để xác định mục đích tích hợp, nội dung tích hợp, phương pháp tích hợp.

a. Xác định mục đích tích hợp.

Khi dạy bài thao tác lập luận phân tích, giáo viên cần bám sát vào mục tiêu bài học, để từ đó xác định mục đích tích hợp cụ thể cho bài học. Ví dụ khi hình thành khái niệm phân tích, lập luận phân tích cho học sinh giáo viên có thể tích hợp với bài “ Phép phân tích và tổng hợp” SGK Ngữ văn 9, “Lập luận trong văn nghị luận”, “Các thao tác nghị luận” ở SGK Ngữ văn 10.

b. Tìm vấn đề tích hợp

Trên cơ sở mục đích tích hợp, giáo viên sẽ xác định nội dung tích hợp sao cho phù hợp, tránh khiên cưỡng. Cần biết lựa chọn các khía cạnh để tích hợp, khơng rơi vào tình trạng lan man, làm lu mờ đặc trưng của thao tác lập luận phân tích. Ví dụ khi hình thành khái niệm về phân tích, giáo viên căn cứ vào những tri thức học sinh đã biết về phân tích ở THCS, giúp các em củng cố lại kiến thức về phân tích: chia một sự vật, hiện tượng, một khái niệm thành các bộ phận tạo thành nhằm tìm ra các tính chất, đặc điểm bản chất của chúng cùng mối quan hệ qua lại của chúng với nhau, đồng thời mở rộng tìm hiểu sâu hơn về thao tác lập luận phân tích: cách phân tích, mối quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích…, mối quan hệ biện chứng giữa lập luận phân tích với tổng hợp. Như vậy tri thức, kĩ năng phân tích của học sinh đã tăng lên một cách rõ rệt, có cơ sở chắc chắn.

- Tích hợp với kiến thức sẽ dạy: Tiếp sau bài “Thao tác lập luận phân tích” các em sẽ được học ba thao tác lập luận nữa: Thao tác lập luận so sánh, bác bỏ, bình luận. Nếu các em nắm chắc được thao tác lập luận phân tích thì sẽ là cơ sở để học tốt ba thao tác kia, bởi thao trong ba thao tác cịn lại thì thao tác này ln có mặt…Giáo viên chỉ giới thiệu ở mức cần thiết cho sự hiểu biết tối thiểu về khía cạnh đang đề cập đến, đồng thời qua đó gợi trí tị mị, tinh thần ham hiểu biết của học sinh và đặt cơ sở thuận lợi cho việc trình bày các kiến thức sẽ học tiếp sau.

c. Xác định mức độ tích hợp

Mức độ tích hợp được xác định trên cơ sở nội dung tích hợp. Chọn được nội dung tích hợp phù hợp sẽ xác định được mức độ tích hợp. Vấn đề đặt ra là: chọn nội dung nào để tích hợp? Tích hợp đến đâu là vừa phải? Khơng nhất thiết là nội dung nào cũng tích hợp. Cần tránh khuynh hướng quá tải, hoặc lặp lại, khiến cho mất đi đặc trưng của từng phân môn.

d. Chọn thời điểm tích hợp

Nội dung tích hợp quan hệ chặt chẽ với mức độ và thời điểm tích hợp, nghĩa là tích hợp phải đúng lúc, đúng chỗ. Khi có nội dung tích hợp thì cũng là lúc xuất hiện thời điểm tích hợp. Tích hợp trong từng thời điểm (1 tiết học, 1 bài học) là tích hợp ngang. Cịn khi tích hợp theo từng chủ đề là tích hợp dọc. Với bài “ Thao tác lập luận phân tích” thì chúng tơi sử dụng cả phương pháp tích hợp dọc và tích hợp ngang.

3.1.1.3. Cách thức tích hợp

Chọn cách thức tích hợp phụ thuộc vào nội dung, mức độ, thời điểm tích hợp và năng lực sư phạm của người giáo viên. Giáo viên có thể sử dụng một số cách tích hợp sau:

- Tích hợp thơng qua câu hỏi chưa đựng nội dung tích hợp.

- Tích hợp thơng qua lời giảng bình của giáo viên về một nội dung liên quan đến cả ba phần trong môn Ngữ văn.

- Tích hợp thơng qua bài tập về nhà. Sau khi học xong bài, giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận.

Tóm lại, khi dạy học theo hướng tích hợp người giáo viên phải có cái nhìn tổng thể về mục tiêu, chương trình, SGK, phương pháp giảng dạy bộ mơn trên tinh thần tích hợp… Nghĩa là phải có tư duy tích hợp.

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 72 - 76)