0
Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Khái niệm thao tác

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH CHO HỌC SINH LỚP 11 THEO HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC (Trang 25 -31 )

2. Phân tích với tư cách là một thao tác lập luận

2.1. Khái niệm thao tác

Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên thì thao tác được định nghĩa như sau: “ Thực hiện những động tác nhất định để làm một việc gì đó trong sản xuất”.

Trong Tâm lí học, thao tác được xác định là hệ thống những hành động trong tư duy. Thao tác chính là cốt lõi của cách thức của hành động bị quy định, phụ thuộc chặt chẽ bởi phương tiện, điều kiện cụ thể. Hành động là thành phần cấu tạo của hoạt động. Hoạt động chỉ có thể tồn tại dưới hình thức những hành động hay một chuỗi hành động.

Vậy hoạt động chính là một trong những thuộc tính của con người. Dưới góc độ tâm lí học, xuất phát từ quan điểm cho rằng cuộc sống con người là một chuỗi những hoạt động kế tiếp nhau, đan xen vào nhau, hoạt động được hiểu là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Ở đây ta hiểu hoạt động là gì? Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con

người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể).

Khái niệm này đã cho ta thấy mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Trong mối quan hệ này có hai q trình diễn ra đồng thời, bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau. Đó là q trình đối tượng hố (xuất tâm) và q trình

chủ thể hố (nhập tâm). Trong q trình thứ nhất chủ thể chuyển năng lượng

của mình thành sản phẩm hoạt động. Lúc này tâm lí của con người được bộc lộ, được khách quan hóa trong q trình làm ra sản phẩm. Nhờ vậy, chúng ta mới hiểu được tâm lí conng qua hoạt động của họ. Ở quá trình thứ hai con người chuyển nội dung khách thể vào bản thân mình, tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách của bản thân. Đây chính là q trình chiếm lĩnh thế giới, là quá trình nhập tâm. Vì thế người ta có thể nói tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan; nội dung tâm lý do thế giới khách quan quy định.

Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý, ý thức của mình, hay nói khác đi, tâm lý, ý thức, nhân cách được bộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động. Trong quá trình hoạt động của con người bao gồm cả lao động chân tay lẫn lao động trí óc.

Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, nó khác với hoạt động của lồi vật. Hoạt động của con người bao giờ cũng là “hoạt động có đối tượng”. Đối tượng của hoạt động chính là cái con người tác động vào nhằm thay đổi hoặc chiếm lĩnh. Nó có thể là sự vật, hiện tượng, khái niệm, con người hoặc mối quan hệ… có khả năng thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, thúc đẩy con người hoạt động. Vì thế đối tượng hoạt động chính là động cơ hoạt động. Ví dụ: đối tượng của hoạt động học tập là tri thức, kĩ

năng, kĩ xảo…, chúng có khả năng thoả mãn nhu cầu nhận thức - học tập của con người nên nó trở thành động cơ đích thực thúc đẩy con người tích cực học tập.

Hoạt động bao giờ cũng phải có chủ thể. Chủ thể chính là con người có ý thức tác động vào khách thể - đối tượng của hoạt động. Đặc điểm nổi bật nhất của chủ thể hoạt động là tính tự giác và tính tích cực. Chủ thể hoạt động có thể là cá nhân hoặc nhóm người. Chủ thể là nhóm người khi họ cùng nhau thực hiện hoạt động với cùng một đối tượng, một động cơ chung.

Hoạt động của con người bao giờ cũng có tính mục đích. Mục đích chính là biểu tượng về sản phẩm hoạt động có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, nó điều khiển, điều chỉnh hoạt động. Tính mục đích gắn liền với tính đối tượng. Tính mục đích ln bị chế ước bởi nội dung xã hội, vì thế khơng nên hiểu mục đích một cách thuần tuý chủ quan như ý thích riêng, mong muốn, ý định chủ quan.

Trong quá trình hoạt động lao động làm ra sản phẩm bao giờ con người cũng phải sử dụng những cơng cụ nhất định như: kĩ thuật, máy móc, dụng cụ…để tác động vào đối tượng lao động. Tương tự như vậy, tiếng nói, chữ viết, kinh nghiệm và các hình ảnh tâm lý khác là cơng cụ tâm lý được sử dụng để tổ chức, điều khiển thế giới tinh thần của mỗi con người. Những công cụ đó giữ chức năng trung gian giữa chủ thể và đối tượng hoạt động, tạo ra tính gián tiếp của hoạt động. Như vậy hoạt động được vận hành theo

nguyên tắc gián tiếp. Điều này chỉ ra sự khác biệt về chất giữa hoạt động của

con người với hành vi bản năng của con vật.

Khi nghiên cứu về hoạt động chúng ta khơng chỉ tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm của hoạt động mà còn phải xem xét mặt cấu trúc của hoạt động. Theo Lêonchiep, người đại diện cho các nhà tâm lí học hoạt động khẳng định: hoạt động của con người là hoạt động có cấu trúc. Cấu trúc của hoạt động được thực hiện bởi các nhân tố: động cơ, mục đích, phương tiện, hành động, thao tác. Các yếu tố này được sắp xếp theo một trình tự nhất

định, trong đó có những yếu tố gắn với chủ thể (là con người) như: hoạt động – hành động – thao tác. Có những yếu tố gắn với đối tượng: Động cơ - mục đích – phương tiện. Căn cứ vào mục đích của từng hoạt động mà chúng ta có thể phân tích cấu trúc thành những cách khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động của con người thường được tổ chức theo một trình tự nhất định. Trình tự ấy thường được bắt đầu từ việc con người muốn thoả mãn một nhu cầu nào đó. Khi nhu cầu gặp đối tượng thì trở thành động cơ. Muốn đạt được động cơ con người phải tiến hành hoạt động. Động cơ được coi là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động. Bất kì hoạt động nào cũng có động cơ tương ứng. Động cơ có thể tồn tại ở dạng tinh thần, bên trong chủ thể, khơng những thế động cơ cịn được vật thể hóa ra bên ngồi, mang hình thức tồn tại vật chất, hiện thực bên ngoài. Hơn nữa động cơ được cụ thể hóa trong nhiều mục đích. Ngược lại mục đích có thể được thể hiện ở nhiều động cơ khác nhau Hay nói cách khác, các mục đích này là hình thức cụ thể hóa của động cơ, là bộ phận cấu thành độngcơ. Do đó q trình hiện thực hóa động cơ được tiến hành từng bước, từng khâu để đạt được mục đích xác định trong những hồn cảnh cụ thể. Các q trình đó được gọi là hành động. Hành động là quá trình bị chi phối bởi biểu tượng về kết quả đạt được, nghĩa là quá trình nhằm vào mục đích để dần dần tiến tới hiện thực hóa động cơ. Chính vì thế, hành động là thành phần cấu tạo của hoạt động. Một hoạt động được thực hiện bởi nhiều hành động khác nhau, và một hành động có thể tham gia trong nhiều hoạt động khác nhau. Hoạt động chỉ có thể tồn tại dưới hình thức những hành động hay một chuỗi những hành động. Ví dụ: Hoạt động học tập có động cơ đích thực là chiếm lĩnh những thành tựu văn hóa của lồi người để phát triển nhân cách, thì hành động học là q trình nhằm tới mục đích riêng, bộ phận là lĩnh hội tri thức khoa học trong từng môn học.

Một hoạt động sau khi đã thực hiện được động cơ thì trở thành một hành động cho hoạt động khác. Để đạt được mục đích con người ta phải thực hiện một hành động. Hành động được triển khai thực hiện bằng một số thao tác. Mục đích đó có thể phát triển theo hai hướng:

- Trở thành động cơ (khi mà mục đích khơng chỉ có chức năng hướng dẫn mà cịn có khả năng kích thích, thúc đẩy), lúc này hành động biến thành hoạt động;

- Trở thành phương tiện(khi mà mục đích đã được thực hiện và hành động kết thúc), lúc này hành động trở thành thao tác và có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác.

Như vậy, chủ thể chỉ có thể đạt được mục đích bằng các phương tiện trong những điều kiện xác định. Mỗi phương tiện quy định cách thức hành động. Cốt lõi của cách thức ấy chính là thao tác. Thao tác là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động. Nó khơng có mục đích riêng mà thực hiện mục đích hành động, đồng thời phụ thuộc chặt chẽ vào phương tiện, điều kiện cụ thể. Cấu trúc của hoạt động là cấu trúc có tổ chức nội bộ. Nhờ có tổ chức đó mà các hoạt động mới diễn ra một cách liên tục nhằm được những mục đích nhất định. Chúng ta có thể tóm tắt cấu trúc vĩ mơ của của hoạt động theo sơ đồ sau:

Chủ thể Khách thể

Hoạt động cụ thể Động cơ

Hành động Mục đích

Thao tác Phương tiện

Sản phẩm

Căn cứ vào cấu trúc của hoạt động, chúng tôi thấy hành động và thao tác là hai yếu tố cơ bản nhất được con người sử dụng để tiến hành hoạt động. Hai yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với chủ thể hoạt động, với con người.

Bởi thế, Lêonchiep cho rằng trong dòng liên tục của các hoạt động khác nhau tạo nên đời sống cá nhân, nếu ta lấy ra một hoạt động bất kì,tại thời điểm xác định và loại bỏ mọi sự khác nhau về hình thức biểu hiện và tính chất riêng rẽ, sẽ còn lại quan hệ chủ thể - đối tượng, thông qua công cụ hoạt động.

Trong cấu trúc hoạt động, thao tác không phải là đơn vị tâm lý độc lập, nó khơng có mục đích riêng, mà nó là cách thức để thực hiện mục đích của một hành động nào đấy và phụ thuộc chặt chẽ vào phương tiện, điều kiện cụ thể. Nó thuần túy là một cơ cấu kĩ thuật, máy móc của hành động, nó vơ hồn, có thể tháo lắp, đập vỡ, chắp ghép và tự do tham gia vào bất kỳ hành động nào nếu hành động đó phù hợp với nó về lơgic. Tuy nhiên, thao tác lại là yếu tố làm nên nội dung kỹ thuật của hành động, là sự vận hành của hành động đến mục đích. Vì vậy, thao tác khơng lệ thuộc vào hành động, mà ngược lại, tiến trình tiến tới một mục đích phụ thuộc vào các thao tác này. Điều đó chứng tỏ là với cùng một mục đích nhưng trong những điều kiện khác nhau, phương tiện khác nhau chủ thể hành động có những thao tác khác nhau. Trong quá trình cấu thành nên hoạt động, thao tác được sinh ra từ hành động, nó là yếu tố làm nên nội dung của hành động. Chính vì vậy, mục đích hành động khơng chỉ chứa đựng yếu tố nội dung mà còn bao hàm cả cách làm ra nó. Cho nên trong hoạt động, chủ thể vừa nắm được nội dung của đối tượng mà cịn nắm ln cả cách làm ra nó - tức là tạo ra cho mình các thao tác hịa trong sản phẩm đó.

Tóm lại, thao tác là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động của con người. Nó nảy sinh từ nhu cầu hành động của con người. Nhu cầu ấy chi phối tới việc xác định hành động như thế nào để đạt được những mục đích cụ thể, hành động đó nhằm đạt được những nhiệm vụ gì. Thao tác là cách để làm nên nội dung cho hành động. Vì vậy, nó là yếu tố có tính chất cơ động, kỹ thuật, có thể lắp ghép trong các chuỗi hành động miễn sao nó phù hợp với mục đích thực hiện hành động đó.

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH CHO HỌC SINH LỚP 11 THEO HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC (Trang 25 -31 )

×