Bài tập nhận diện thao tác lập luận phân tích

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 78 - 81)

- Kế thừa và phát huy những nguyên tắc dạy học hiện hành đã có yếu

3.2.1.Bài tập nhận diện thao tác lập luận phân tích

Đối với loại bài tập này, mục đích chính là giúp học sinh có thể nhận diện được thao tác lập luận phân tích trong văn bản, đồng thời nắm được cách thức tiến hành thao tác đó trong văn bản nhằm đạt mục đích làm sáng tỏ một luận điểm nào đó. Đây là loại bài tập có yêu cầu ở mức độ thấp, nó mang tính khởi động, khơi gợi khả năng nhớ kiến thức cơ bản về thao tác lập

luận phân tích. Học sinh sẽ được cung cấp một số ngữ liệu và yêu cầu học sinh nhận diện thao tác và những biểu hiện của thao tác này. Loại bài tập này không chỉ giúp giáo viên và học sinh củng cố tri thức về thao tác lập luận phân tích mà cịn giúp giáo viên có điều kiện trình bày sâu hơn những vấn đề về tri thức, đồng thời giúp học sinh nhận thấy rõ tác dụng của thao tác lập luận phân tích trong việc triển khai văn bản nghị luận cũng như các vấn đề của cuộc sống.

Kiểu bài tập này thường gồm hai phần: cung cấp ngữ liệu và phần trình bày u cầu. Ngữ liệu có thể là một đoạn văn nghị luận hoặc cũng có thể là cả một văn bản nghị luận. Sau phần trình bày ngữ liệu là phần nêu yêu cầu cho bài tập. Phần yêu cầu thường được thể hiện bằng các cách diễn đạt như: xác định đoạn văn sử dụng thao tác nào, xác định bước thực hiện nội dung bài văn (đoạn văn). Ví dụ cho đoạn văn sau: “Lịng u nước trong thơ Tố Hữu trước hết là lòng yêu những người lao động và chiến đấu của đất nước. Hầu hết những nhân vật được biểu hiện lên trong tập thơ là những người nông dân lao động, từ anh bộ đội nghỉ chân trên lưng đèo Nhe, anh pháo binh vác voi ra trận, bà mẹ trên nhà sàn Việt Bắc đến bà bủ nằm ổ chuối khô, hay chị phụ nữ phá đường.” Em hãy cho biết tác giả đã sử dụng thao tác gì? Thao tác đó được diễn đạt như thế nào? hoặc có thể cho hai hoặc ba đoạn văn khác nhau và yêu cầu học sinh tìm xem đoạn nào sử dụng thao tác lập luận phân tích…

Để thực hiện kiểu bài tập này, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh thực hiện theo những bước sau:

- Cho học sinh đọc kĩ nội dung ngữ liệu

- Xác định luận điểm cơ bản của đoạn văn (bài văn)

- Từng bước xác định các vấn đề mà tác giả đã triển khai để làm sáng tỏ cho luận điểm. Hay nói cách khác là từng bước xác định các luận cứ, luận chứng góp phần làm sáng tỏ luận điểm.

- Tổng hợp lại các vấn đề đã được đem ra phân tích, khái quát các vấn đề để nâng luận điểm lên một tầm cao hơn.

Thơng thường sau khi cho học sinh trình bày các vấn đề được đưa ra trong ngữ liệu thì giáo viên cũng phải yêu cầu các em chốt lại các vấn đề đã được trình bày trước đó. Đây cũng chính là cơ sở để học sinh hiểu thấu đáo cách phân tích và mối quan hệ giữa phân tích với tổng hợp.

Muốn giờ luyện tập được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả tốt, giáo viên nên hướng dẫn các em theo trình tự sau:

- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về phân tích, mục đích yêu cầu của thao tác lập luận phân tích, rồi cách thực hiện thao tác lập luận phân tích trong một ngữ liệu cụ thể, tốt nhất là lấy ngay một bài tập trong phần luyện tập của SGK.

- Vận dụng những tri thức đó vào việc phân tích các ngữ liệu trong các bài tập.

- Đánh giá tác dụng của thao tác lập luận phân tích trong việc làm sáng tỏ luận điểm của ngữ liệu.

Như vậy, để học sinh nhận diện được thao tác lập luận phân tích người ta phải căn cứ vào những đặc điểm cơ bản, căn cứ vào cách thực hiện của thao tác đó. Chí vì thế việc nhận diện thao tác lập luận phân tích là q trình phân tích đặc điểm của ngữ liệu.

Ví dụ cho đoạn văn sau:

“Lịng u nước trong thơ Tố Hữu trước hết là lòng yêu những người lao động và chiến đấu của đất nước. Hầu hết những nhân vật được biểu hiện trong tập thơ là những người nông dân lao động, từ anh bộ đội nghỉ chân trên lưng đèo Nhe, anh pháo binh vác voi ra trận, bà mẹ trên nhà sàn Việt Bắc đến bà bủ nằm ổ chuối khô, hay chị phụ nữ phá đường”.

Luận điểm chính của ngữ liệu này là: lịng u nước của Tố Hữu trước hết là lòng yêu những người lao động và chiến đấu.

Để làm sáng tỏ cho luận điểm ấy tác giả đã sử dụng một loạt những luận cứ

- anh bộ đội nghỉ chân trên đèo Nhe - anh pháo binh vác voi ra trận - bà mẹ trên nhà sàn Việt Bắc

- bà bủ nằm ổ chuối khô, hay chị phụ nữ phá đường

Tất cả những con người này đều được hiện diện trong thơ Tố Hữu với một tấm lòng thương yêu, trân trọng.

Như vậy, để nhận diện thao tác lập luận phân tích, giáo viên phải xuất phát từ các tri thức cơ bản về thao tác lập luận này để từ đó định hướng cho học sinh tiến hành hoạt động nhận diện nó trong ngữ liệu cụ thể.

Kiểu bài tập này thường được thực hiện sau khi giáo viên đã dạy xong phần lí thuyết hoặc là trong q trình nhắc lại nội dung lí thuyết của tiết luyện tập. Chính vì vậy khi thực hiện giờ dạy, giáo viên nên đặt kiểu bài tập này bên cạnh các nội dung lí thuyết. Trong giờ thực hành, sau khi thực hiện kiểu bài tập này, giáo viên nên tiếp tục cho học sinh thực hiện một kiểu bài tập nữa là đánh giá vai trò của thao tác lập luận phân tích được sử dụng trong ngữ liệu. Đây cũng là kiểu bài tập thứ hai trong giờ thực hành.

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 78 - 81)