DẠY HỌC CỔ TRUYỀN CÁC MÔ HÌNH DẠY HỌC MỚ

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 57 - 60)

2. Phân tích với tư cách là một thao tác lập luận

DẠY HỌC CỔ TRUYỀN CÁC MÔ HÌNH DẠY HỌC MỚ

Quan niệm

Học là quá trình tiếp

thu và lĩnh hội, qua đó

hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.

Học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm

tịi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai

thác và xử lí thơng tin,…tự hình thành

hiểu biết, năng lực và phẩm chất.

Bản chất

Truyền thụ tri thức,

truyền thụ và chứng minh chân lí của giáo viên.

Tổ chức hoạt động nhận thức cho học

sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí.

Mục tiêu

Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh đối phó với thi cử. Sau khi thi xong thì qn ln những điều đã học được hoặc ít dùng đến.

Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác…) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng yêu cầu của cuộc

sống hiện tại và tương lai. Những điều

đã học được bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.

Nội dung

Sách giáo khoa + sách giáo viên

Từ nhều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, bảo tàng, thực tế… gắn với: - Vốn hiểu biết kinh nghiệm và nhu cầu của học sinh.

- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương.

Phương pháp

Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều.

Các phương pháp tìm tịi, điều tra,

giải quyết vấn đề; dạy học tương tác.

Hình thức tổ chức

Cố định: giới hạn trong bốn bức tường của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp.

Cơ động linh hoạt: học ở lớp, ở

phịng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên.

b. Những phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển ở trường THPT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện dạy và học tích cực khơng có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống. Trong hệ thống các phương pháp dạy học quen thuộc, được đào tạo ở các trường sư phạm nước ta từ mấy thập kỉ gần đây cũng đã có nhiều phương pháp tích cực. Các sách lí luận đã chỉ rõ, về mặt hoạt động nhận thức, thì các phương pháp thực hành là “tích cực” hơn các phương pháp trực quan, phương pháp trực quan thì “tích cực” hơn các phương pháp dùng lời.

Muốn dạy và học tích cực cần phát triển các phương pháp thực hành, các phương pháp trực quan theo kiểu tìm tịi từng phần hoặc nghiên cứu phát hiện, nhất là khi dạy các môn khoa học thực nghiệm.

Trong đổi mới phương pháp dạy học cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống phương pháp dạy học đã quen thuộc, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới, phù hợp với điều kiện dạy học ở nước ta để giáo dục tiến lên từng bước vững chắc. Theo định hướng nói trên ta nên quan tâm đến một số phương pháp dưới đây:

* Vấn đáp tìm tịi:

Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh có thể lĩnh hội được nội dung bài học.

Có ba phương pháp (mức độ) vấn đáp: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích – minh hoạ và vấn đáp tìm tịi.

* Dạy - học đặt và giải quyết vấn đề

Trong xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì sớm phát hiện và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành đạt trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đồng khơng chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo. Trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm vững được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tích cực tư duy sáng tạo được trang bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội: phát hiện và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh. Dạy học đặt - giải quyết vấn đề không chỉ giới hạn ở phạm trù phương pháp dạy học, nó địi hỏi cải tạo nội dung, đổi mới cách tổ chức quá trình dạy học trong mối quan hệ thống nhất với quá trình dạy học.

* Dạy và học hợp tác trong nhóm

Phương pháp dạy học hợp tác giúp cho các thành viên trong nhóm chia sẻ những băn khoăn kinh nghiệm bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Giờ học trở thành q trình học hỏi lẫn nhau chứ khơng phải sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.

Thành công của giờ học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này cịn được gọi là phương pháp cùng tham gia, nó như một phương pháp trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng nhóm học sinh với sự làm việc chung của cả lớp.Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và điều quan trọng của phương

pháp này là trả lời năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phịng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động đó càng nhiều chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới.

Những phương pháp gợi ý trên đây là chung cho nhiều môn học ở trường phổ thơng. Tuỳ từng mơn học mà có thể vận dụng một số phương pháp phù hợp với đặc thù bộ mơn.

1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT với phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 57 - 60)