Vai trò của môn học tích hợp với việc phát huy tính tích cực của học sinh

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 65 - 66)

2. Phân tích với tư cách là một thao tác lập luận

1.2.3.Vai trò của môn học tích hợp với việc phát huy tính tích cực của học sinh

Đó là những kĩ năng xuyên môn. Những yêu cầu của xã hội hiện đại đòi hỏi phải hướng tới các quan điểm liên môn và xuyên môn. Đó cũng là hai quan điểm cơ bản của SPTH.

Theo SPTH, một kĩ năng là vô nghĩa nếu nó không tác dụng lên nội dung nào. Kĩ năng không mang tính bộ môn, chỉ có nội dung mang tính bộ môn. Đa số kĩ năng là kĩ năng xuyên môn.

1.2.3. Vai trò của môn học tích hợp với việc phát huy tính tích cực của học sinh học sinh

Trong nhà trường phổ thông chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp trước hết dựa trên quan điểm giáo dục nhằm vào việc phát triển năng lực người học. Điểm xuất phát các chương trình là những vấn đề do cuộc sống đặt ra, yêu cầu người học có đủ khả năng vận dụng kiến thức một cách tổng hợp để giải quyết.

Môn học tích hợp tạo cho học sinh những điều kiện để phát triển tri thức, kĩ năng tốt. Trong bộ môn tích hợp, các quá trình học tập không tách rời cuộc sống hàng ngày mà được tiến hành trong mối liên hệ với các tình huống cụ thể. Không còn hai thế giới riêng biệt: nhà trường và cuộc sống. Xu hướng tích hợp các môn học tập dượt cho học sinh cách vận dụng tổng hợp các tri thức vào thực tiễn. Vì để giải quyết một vấn đề thực tiễn thường phải huy động tri thức của nhiều môn học. Dạy từng môn học riêng rẽ sẽ đem lại những tri thức hàn lâm có hệ thống nhưng khó áp dụng vào thực tiễn. Tích hợp nhằm nêu bật cách sử dụng những kiến thức mà học sinh lĩnh hội được trong những tình huống, nhờ đó giúp học sinh trở thành công dân có trách nhiệm, người lao động có năng lực và quan trọng là có ý thức tự lập. Mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong môn học tích hợp là điều kiện

để đáp ứng những thách thức lớn, đảm bảo cho mỗi học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết một cách hữu ích một tình huống mới xuất hiện, và có thể đối mặt với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Tránh những kiến thức, kĩ năng trùng lặp, đồng thời có những nội dung, kĩ năng, năng lực mà trong môn học riêng rẽ không có được, môn học tích hợp luôn tạo hứng thú trước cái mới cho học sinh. Nhờ các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh mà sự phát triển các khái niệm khoa học không cô lập với cuộc sống, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí học sinh. Các khái niệm trong môn học tích hợp cũng tránh được sự lạc hậu do thường xuyên cập nhật với cuộc sống, học sinh có điều kiện phát triển những kĩ năng xuyên môn.

Song để có được những kết quả mong muốn trong dạy học môn học tích hợp, người thiết kế phải suy nghĩ về chương trình đầy đủ, về cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, về sách giáo khoa. Giáo viên phải đầu tư nhiều về thời gian lẫn công sức và tri thức.

Tích hợp là một xu thế mới, tích cực trong việc xây dựng chương trình và sách giáo khoa các môn học ở trường phổ thông. Việc thực hiện quan điểm tích hợp giúp cho việc hình thành và phát triển các năng lực của học sinh có hiệu quả hơn góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo tốt hơn.

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 65 - 66)