Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT với phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 60 - 62)

2. Phân tích với tư cách là một thao tác lập luận

1.1.4.Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT với phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

Học sinh THPT thuộc lứa tuổi từ 15 đến 18 tuổi, đây là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên. Lứa tuổi này là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém và cũng là thời kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý, về mặt tâm lí “khơng xác định”. Việc thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tích hợp với phần Làm văn, cụ thể là bài “Thao tác lập luận phân tích trong SGK Ngữ văn 11 cần chú ý đến các đặc điểm sau:

1.1.4.1. Về động cơ học tập

Các nhà nghiên cứu cho rằng nội dung và tính chất học tập ở thanh niên học sinh khác rất nhiều so với hoạt động học tập của thiếu niên. Sự khác nhau cơ bản không phải ở chỗ nội dung học tập ngày một sâu hơn, mà là ở chỗ nó địi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao hơn nhiều; đồng thời cũng đòi hỏi phải phát triển tư duy lý luận.

Đối với học sinh THPT kinh nghiệm sống phong phú hơn nhiều, các em đã ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy, thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển. Thái độ của các em đối với các mơn học trở nên có lựa chọn hơn. Ở các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp, liên quan đến việc chọn nghề của các em. Hơn nữa hứng thú nhận thức mang tính chất rộng rãi, sâu sắc và bền vững hơn thiếu niên.

Thái độ học tập của các em đã được thúc đẩy, nhưng lại có những nhược điểm là các em chỉ học những môn nào thiết thực cho việc chọn nghề của mình và sao nhãng những môn học khác. Nhiệm vụ của giáo viên là làm cho các em hiểu được tầm quan trọng của mỗi mơn học, kích thích sự học tập tồn diện, tránh học lệch. Để giúp các em có thái độ học tập đúng đắn cần phải:

- Nội dung học tập cần khoa học, súc tích. - Thiết thực với cuộc sống của các em

- Tạo hứng thú, niềm say mê học tập sáng tạo

- Kích thích, động viên kịp thời, tạo cho các em sự chủ động, tự tin và trách nhiệm đối với công việc học tập.

1.1.4.2. Về sự phát triển trí tuệ

So với học sinh THCS, thì học sinh THPT phát triển cao hơn về hoạt động trí tuệ, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức.

a. Về tri giác

* Có khả năng tri giác có mục đích, đạt tới mức rất cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và tồn diện hơn.

* Khả năng ghi nhớ có chủ định giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trị của ghi nhớ lơgic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Đặc biệt các em đã tạo được tâm thế ghi nhớ phân hóa. Tuy nhiên giáo viên cũng giúp các em thành thạo kĩ năng ghi nhớ lơgic sau đó trình bày theo cách hiểu của mình.

b. Về hoạt động tư duy

Giai đoạn này, các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo, chặt chẽ, có căn cứ và nhất quán hơn. Các em có thể thực hiện được những thao tác tư duy phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của những khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và trong xã hội. Đây là một điều kiện rất tốt cho việc dạy học theo hướng tích hợp và tích cực.

1.1.4.3. Về quan hệ giao tiếp

Các em đã dần hoàn thiện về nhân cách, cư xử như một người lớn, giám chịu trách nhiệm trước những hành động của mình và có lịng tự trọng cao. Địi hỏi mọi người đối xử với mình như một người lớn.Vì vậy, quan hệ giao tiếp của người lớn khơng phù hợp dễ dẫn đến sự chống đối, bất mãn ở các em.

Các em cũng có nhu cầu giao lưu, kết bạn, khao khát được hoạt động chung với nhau, địi hỏi sự tơn trọng của bạn bè, rất sợ bị bạn bè hiểu lầm và không tôn trọng. Giáo viên cần nắm bắt được điều này để khuyến khích các em kết bạn, phát huy những tình cảm trong sáng, đồng thời uốn nắn để các em khơng có những tình cảm lệch lạc. Tạo điều kiện cho học sinh phát triển quan hệ giao tiếp, phát huy tinh thần hợp tác trong tập thể, có những định hướng tốt phục vụ cho mục tiêu giáo dục.

Tóm lại, khi dạy phần Làm văn, cụ thể là bài “Thao tác lập luận phân tích” trong SGK Ngữ văn 11 theo hướng tích hợp và tích cực ta cần khai thác những yếu tố thuận lợi và chủ động khắc phục những yếu tố bất lợi trong đặc điểm tâm lý của học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 11 nói riêng.

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 60 - 62)