Quy trình dạy bài lí thuyết

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 69 - 72)

3. Dạy học thao tác lập luận phân tích theo quan điểm tích hợpvà tích cực

3.1.Quy trình dạy bài lí thuyết

Thao tác lập luận phân tích là một nội dung hồn tồn mới mẻ. Nội dung này cũng chưa được trình bày cụ thể trong các tài liệu , trong các giáo trình về làm văn, cịn trong SGK nội dung này chỉ được trình bày theo định hướng gợi mở. Vì vậy, việc tổ chức dạy bài lí thuyết cho nội dung này đòi hỏi người dạy phải tổ chức dạy theo một quy trình khoa học hợp lí để học sinh có thể nắm được tri thức một cách cụ thể. Để làm được điều đó, theo chúng tôi việc dạy thao tác này phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Giáo viên phải trình bày một cách cụ thể về khái niệm thao tác lập luận phân tích.

- Bên cạnh việc hình thành khái niệm cho học sinh, giáo viên phải chỉ rõ được vai trị , mục đích, u cầu của việc sử dụng thao tác lập luận phân tích trong q trình tạo lập văn bản. Cụ thể là giáo viên phải chỉ ra được đặc

điểm cơ bản của thao tác lập luận phân tích trong ngữ liệu. Nêu rõ mối quan hệ giữa thao tác lập luận với thao tác tổng hợp trong q trình triển khai nội dung nghị luận. Từ đó để thấy được tác dụng của hai thao tác này trong quá trình thể hiện nội dung nghị luận.

- Khi dạy về thao tác lập luận phân tích, người dạy phải chỉ rõ cách thức thực hiện thao tác này để học sinh có cơ sở vận dụng vào thực hành.

- Thao tác này là thao tác của tư duy lơgic, vì vậy việc thực hiện nó phải tn theo những yêu cầu hoặc theo trình tự của quá trình tư duy. Điều này địi hỏi người dạy phải trình bày nội dung một cách hợp lí, lơgic, đảm bảo tính khoa học.

- Để thực hiện dạy thao tác lập luận hay bất kì một thao tác nào khác, thì yêu cầu trước nhất là phải bám sát vào ngữ liệu cụ thể được đưa ra trong SGK. Từ việc xem xét, nghiên cứu ngữ liệu ta sẽ tìm ra được những đặc điểm cơ bản của thao tác lập luận phân tích. Từ đó dần hình thành khái niệm về thao tác lập luận phân tích cho học sinh. Đồng thời cũng thơng qua việc tìm hiểu ngữ liệu, ta có thể chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng thao tác lập luận phân tích, cách thức tiến hành, cách thức trình bày thao tác này trong quá trình triển khai nội dung nghị luận.

- Xuất phát từ của những yêu cầu cơ bản của việc dạy bài lí thuyết về thao tác lập luận phân tích, chúng tơi cho rằng khi tổ chức dạy thao tác này cho học sinh, nên tổ chức theo một quy trình:

+ Tìm hiểu nội dung dạy học, xác định rõ vai trị, vị trí đặc điểm cơ bản, cách thực hiện, cách trình bày của thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận.

+ Bám sát ngữ liệu trong SGK, có thể tìm thêm một số ngữ liệu khác có sử dụng thao tác lập luận phân tích và chọn một ngữ liệu tiêu biểu nhất, thể hiện rõ nhất thao tác này. Việc lựa chọn này nhằm phục vụ đắc lực cho việc dạy học nội dung thao tác lập luận phân tích và tổ chức thực hành.

+ Giáo viên thiết kế giáo án một cách chi tiết, cụ thể. Giáo án càng cụ thể, chi tiết bao nhiêu thì việc tổ chức dạy học càng thuận lợi bấy nhiêu. Trong giáo án, giáo viên phải thể hiện rõ phương hướng, quan điểm tổ chức dạy học, các nội dung cần cung cấp cho học sinh. Cụ thể trong bài thao tác lập luận phân tích này chúng tơi tổ chức dạy theo hướng tích hợp với các kiến thức về phân tích, thao tác lập luận mà học sinh đã được học ở các lớp dưới, tích hợp với văn bản văn học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động tìm kiếm kiến thức của học sinh.

Sau tất cả những bước chuẩn bị ở trên, giáo viên tiến hành tổ chức dạy cho học sinh. Đây là công việc thực thi giáo án nhằm cung cấp tri thức cho học sinh. Khi tổ chức dạy thao tác lập luận phân tích, giáo viên nên thực hiện theo trình tự sau:

- Cung cấp ngữ liệu đã có trong SGK, hay nói đúng hơn là yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu đã được SGK cung cấp.

- Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu thứ nhất trong mục I và bám sát vào những câu hỏi gợi ý. Từ việc phân tích ngữ liệu các em sẽ rút ra được khái niệm về phân tích, rút ra được kết luận thứ nhất trong mục “Ghi nhớ”. Học sinh sẽ nắm được mục đích, đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngồi của đối tượng. Đây chính là cơ sở để chúng ta chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của thao tác lập luận phân tích.

- Sau khi đã hình thành được khái niệm, ta tiếp tục cho học phân tích, tìm hiểu sâu hơn ngữ liệu để thấy được tác dụng của thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận.

Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại ngữ liệu ở mục I và đọc ngữ liệu thứ nhất ở mục II để tìm ra cách thực hiện thao tác phân tích. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu xem người viết đã sử dụng lí lẽ và dẫn chứng như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm. Từ đó rút ra được kết luận thứ hai và ba trong mục “Ghi nhớ”. Thơng qua đó, học sinh nắm được cách thực hiện thao tác lập luận phân tích. Đồng thời hiểu được mối quan hệ chặt

chẽ giữa thao tác phân tích và thao tác tổng hợp. Phân tích là chia nhỏ đối tượng ra để xem xét thì tổng hợp là gom lại, khái quát lại vấn đề để nâng vấn đề lên một tầm cao hơn.

- Cuối cùng cho học sinh luyện tập thông qua những bài tập trong SGK để củng cố thêm cho các em về cách thực hiện thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận và bước đầu áp dụng thao tác này vào việc thực hành viết một đoạn văn, bài văn nghị luận.

Như vậy, để tổ chức dạy học thao tác lập luận phân tích, chúng ta có thể thực hiện theo quy trình trên. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức dạy học, người giáo viên có thể linh hoạt miễn làm sao có thể đảm bảo được yêu cầu của việc dạy học nội dung này. Trên đây chúng tôi chỉ đưa ra một phương án chung để dạy học thao tác này. Còn tuỳ vào từng đối tượng khác nhau để chúng ta có quy trình dạy khác nhau, khơng nên dạy học một cách gị bó, khiên cưỡng, sẽ khơng tạo được hứng thú cho học sinh, không phát huy được tính tích cực học tập của các em.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là thời gian dạy học có hạn, chỉ có 45 phút cho một tiết dạy, giáo viên vừa phải cung cấp ngữ liệu, vừa phải hình thành kĩ năng phân tích, lại vừa phải tổ chức cho học sinh luyện tập. Với ngần ấy cơng việc khó có thể đảm bảo được lượng thời gian quy định. Chúng tôi thiết nghĩ, giáo viên nên tận dung tối đa các ngữ liệu ngay trong SGK, bằng SGK hoặc bằng bảng phụ, hoặc máy chiếu để tiết kiệm thời gian và học sinh dễ theo dõi. Khi dạy đến cách phân tích, nên hướng dẫn học sinh hình thành một sơ đồ về cách phân tích, cuối cùng giáo viên dùng bảng phụ hoặc máy chiếu đưa sơ đồ ra, học sinh sẽ nhìn vào đó để làm các bài tập mà không ảnh hưởng đến thời gian của giờ học.

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 69 - 72)