2. Phân tích với tư cách là một thao tác lập luận
2.4. Vị trí, vai trị của thao tác lập luận phân tích trong q trình làm văn nghị luận
nghị luận
Như đã nói ở trên, thao tác lập luận phân tích khơng bao giờ đứng độc lập, tách biệt trong q trình tạo lập văn bản mà nó có sự kết hợp với các thao tác khác như: chứng minh, giải thích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
Lập luận phân tích như một sợi chỉ xuyên suốt trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận. Nó ln tồn tại trong tất cả các thao tác lập luận luận khác.
Khi giải thích một vấn đề, người ta dùng lí lẽ là chủ yếu và dẫn chứng để cắt nghĩa, giảng giải, phân tích, làm sáng tỏ một ý kiến, một nhận định nào đó vốn chưa được cơng nhận một cách phổ biến, hiển nhiên, làm cho người đọc hiểu đầy đủ, sâu sắc ý kiến và nhận định đó, từ đấy có nhận thức và hành động đúng. Như vậy, ngồi giải thích người ta cịn phải sử dụng cả thao tác phân tích và chứng minh để người đọc hiểu rõ hơn vấn đề.
Để chứng minh một vấn đề người ta dùng dẫn chứng và lí lẽ để minh họa, xác nhận, khẳng định, bênh vực một cách chắc chắn sự đúng đắn của một ý kiến, một nhận định, một vấn đề. Trong chứng minh, lí lẽ là một phần, cịn chủ yếu là dẫn chứng. Để làm nổi bật vấn đề có lúc ta cần phải phân tích dẫn chứng rồi dùng lí lẽ để liên kết, dẫn dắt các dẫn chứng, các vấn đề sao cho hợp lí, mạch lạc.
Trong thế giới khách quan, có nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm chung và liên quan mật thiết với nhau, nhưng vẫn có những nét riêng. Bởi vậy, trong quá trình nhận thức, người ta thường so sánh để tìm ra được những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng để có những nhận xét, đánh giá chính xác về chúng. Nhưng để tìm ra sự giống nhau và khác biệt giữa các đối tượng người ta phải tiến hành phân tích đối tượng đó ra thành từng yếu tố, từng bộ phận rồi mới có thể đem chúng ra để so sánh, để đánh giá, để nhận xét. Khơng chỉ so sánh, phân tích mà đơi khi cịn phải kết hợp với cả bình luận để làm nổi bật vấn đề được đem ra so sánh.
Trong cuộc sống, nhiều khi ta bắt gặp những ý kiến sai lầm, những lời nói, bài viết lệch lạc, thiếu chính xác… Đứng trước những tình huống đó, ta thường trao đổi, tranh luận, phân tích, mổ xẻ vấn đề để tìm ra cái đúng, cái phù hợp, cái sai, cái khơng phù hợp, để từ đó có quan điểm đồng tình hay bác bỏ. Khi bác bỏ cũng cần phải có lí lẽ để giải thích và những dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó. Có như vậy vấn đề được đem ra nghị luận mới sâu sắc, giàu tính thuyết phục.
Cịn bình luận là một thao tác chúng ta thường hay gặp trên các phương tiện truyền thông về những vấn đề như thời sự, thể thao, văn hóa, qn sự… Mục đích của việc bình luận nhằm dẫn dắt người nghe từ chỗ chưa biết đến chỗ biết, từ chỗ chưa hiểu đến chỗ hiểu vấn đề. Muốn vậy người bình luận phải hiểu sâu sắc vấn đề, biết phân tích vấn đề một cách rõ ràng, cặn kẽ, đồng thời phải đưa ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực để làm sáng tỏ vấn đề được đem ra bình luận. Khi các quan điểm, ý kiến khác nhau được phân tích thấu đáo thì mới có thể đưa ra được những lời nhận xét, đánh giá một cách thoả đáng.
Nói tóm lại, dù có vị trí, vai trị khác nhau trong mỗi thao tác lập luận nhưng ta thấy thao tác phân tích ln ln hiện diện ở các thao tác đó. Chúng ta cũng phải khẳng định rằng giữa các thao tác lập luận ln có sự giao thoa, đan xen với nhau, đôi khi ta không thể tách bạch chúng ra được.
Trước đây trong Làm văn người ta thường căn cứ vào các thao tác lập luận chủ yếu để chia ra thành các kiểu bài: Phân tích, Giải thích, Chứng minh, Bình luận…Quan niệm này chỉ phù hợp với kiểu làm văn truyền thống. Nhưng trong thực tế tạo lập văn bản nghị luận không thể chỉ sử dụng một thao tác thuần tuý hoặc chứng minh, hoặc giải thích, hoặc bình luận… mà phải có sự kết hợp nhiều thao tác lại với nhau. Gọi là kiểu bài phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận có nghĩa là gọi tên theo thao tác chính được sử dụng trong bài nghị luận. Thí dụ khi phân tích tác phẩm “Chí Phèo”
của nhà văn Nam Cao, ngồi thao tác phân tích là chính thì bên cạnh đó ta cịn phải sử dụng thao tác chứng minh, bình luận để làm nổi bật cái hay, cái đặc sắc về cả nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩm… Thao tác lập luận phân tích khơng chỉ là thao tác chính trong kiểu bài phân tích, mà trong các kiểu bài chứng minh, giải thích, bình luận thao tác phân tích vẫn có mặt. Ở kiểu bài chứng minh, thao tác phân tích được dùng để phân tích dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ hơn cho vấn đề. Ở kiểu bài giải thích, bình luận thao tác này góp phần phân tích, mổ xẻ vấn đề cần bình luận hay giải thích.
Cách gọi theo kiểu bài như hiện nay là khơng cịn phù hợp nữa. Mà người ta nhận thấy quá trình tạo lập một văn bản nghị luận là quá trình vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận. Thao tác lập luận phân tích chỉ là một trong số những thao tác được sử dụng trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận mà thôi.