PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 112 - 118)

IV. Tiến trình tổ chức dạy học

PHẦN KẾT LUẬN

1. Nghị luận là một lĩnh vực lớn của xã hội. Đó là một dạng thức giúp con người có điều kiện nhận thức thế giới một cách đúng đắn, khoa học và cũng là một dạng thức giao tiếp cơ bản nhất của con người.

Hiểu một cách khái quát nhất, nghi luận là cách con người sử dụng ngơn ngữ, lí lẽ và dẫn chứng để lập luận nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó và đạt mục đích cuối cùng làm cho người khác hiểu, tin, thậm chí hành động theo.

Muốn đạt được đích thuyết phục đó, nghị luận phải sử dụng tới phương thức lập luận. Phương thức này là yếu tố quy cách thức tổ chức nội dung bàn luận, quy định việc triển khai, sắp xếp các nội dung của vấn đề cần bàn luận một cách thích hợp nhằm đạt đến một mục đích nhất định. Phương thức lập luận là cơ sở tạo ra văn bản nghị luận. Tuy nhiên, để có thể tạo ra được sự lôi cuốn, hấp dẫn cho nội dung của văn bản nghị luận, người viết không chỉ sử dụng phương thức lập luận mà cịn phải có sự phối kết hợp với các phương thức khác như thuyết minh, tự sự, miêu tả và biểu cảm, đồng thời còn phải thể hiện cả bản lĩnh của người viết trong việc nhận định, đánh giá sự đúng sai, tốt xấu… của vấn đề được bàn luận. Có như vậy văn bản nghị luận mới đạt được hiệu quả giao tiếp cao.

Nghị luận có một vị trí và vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống nối chung và trong nhà trường nói riêng. Văn nghị luận đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông ở các cấp học, bậc học. Văn nghị luận là một nội dung lớn, cơ bản trong chương trình Làm văn từ THCS đến THPT. Học sinh học văn nghị luận theo từng cấp độ từ dẽ đến khó và các em đã hình thành được kĩ năng làm văn nghị luận. Việc rèn luyện lĩ năng này cho các em là cả một q trình rất cơng phu của người thầy cũng như sự nỗ lực học tập của trò. Người thầy sẽ là người cung cấp tri thức, hướng dẫn cho học sinh cách thức thực hiện từng thao tác lập luận trong làm văn nghị luận. Để học sinh nắm vững đợc lí thuyết lập luận, cũng như kĩ năng thực hành địi hỏi giáo viên phải có một phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo. Phương

pháp dạy học đối với người giáo viên giữ một tầm quan trọng đặc biệt như việc chữa bệnh của thầy thuốc. Muốn chữa khỏi bệnh, người thầy thuốc phải chuẩn đoán đúng bệnh và đưa ra một liệu pháp điều trị thích hợp, chuẩn xác. Cịn ở người thầy tiến hành giờ dạy có đạt hiệu quả hay khơng lại phụ thuộc vào việc có xác định đúng trọng tâm của bài học và phải trả lời được các câu hỏi: Dạy cái gì? Dạy để làm gì? Và dạy như thế nào? Mục đích quy định nội dung nhưng phương pháp mới là vấn đề quyết định nhất đối với việc thực hiện được nội dung và biến nội dung thành hiện thực. Đúng như Mác dã nói: “vấn đề khơng phải là sản xuất ra cái gì mà là sản xuất bằng cách nào” và người thầy phải dạy bằng cách nào đó để học sinh biết cách tạo lập văn bản nghị luận.

3. Khi tạo lập văn bản nghị luận, bên cạnh việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, thì phương thức lập luận có vai trị to lớn trong việc tổ chức nên nội dung bài văn nghị luận. Lập luận là một trong những đặc điểm cơ bản nhất của văn bản nghị luận. Hơn thế nữa, lập luận còn là cơ sở để ta có thể xác định được giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của từng văn bản. Để tổ chức lập luận cho văn bản nghị luận, chúng ta phải sử dụng nhiều thao tác lập luận. Các thao tác này là phương tiện để thực hiện việc triển khai nội dung, lại vừa là yếu tố xác định nhiệm vụ nghị luận. Các thao tác lập luận này cũng chính là cơ sở cấu thành nội dung bài văn và cũng lại là yếu tố tạo nên linh hồn cho bài văn. Mặt khác, các thao tác lập luận còn là yếu tố giúp cho người tiếp nhận đánh giá được giá trị và mục đích tạo lập cho mỗi văn bản nghị luận.

Trên thực tế, cho đến nay, mặc dù đây là nội dung quan trọng của văn bản nghị luận song việc nghiên cứu nó vẫn cịn hạn chế. Việc phân định ranh giới giữa các thao tác lập luận với các phương pháp lập luận vẫn chưa cụ thể, và đặc biệt làviệc sử dụng thuật ngữ vãn chưa thống nhất: ở THCS thì giọi là “phép lập luận” cịn ở THPT cụ thể là sách Ngữ văn 11, phần Làm văn, thì lại gọi là “thao tác lập luận”. Điều này sẽ gây cho học sinh sự thắc mắc, lúng

túng trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Và cũng dẫn tới một tình trạng nhiều người “ngại động chạm đến” những nội dung này, hoặc có thì cũng là giới thiệu một cách sơ lược về chúng. Bởi vậy, việc đi nghiên cứu về nội dung các thao tác lập luận, mà đặc biệt là thao tác lập luận phân tích là rất cần thiết. Đó cũng chính là cơ sở để chúng ta dần xây dựng hệ thống tri thức về Làm văn nghị luận.

Trong bài văn nghị luận, mỗi một thao tác nghị luận có một đặc điểm riêng, có một vai trị, vị trí riêng. Căn cứ vào mục đích nghị luận và nội dung bàn luận mà người viết lựa chọn và sử dụng các thao tác này một cách hợp lí. Việc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các thao tác nghị luận sẽ giúp cho việc biểu đạt nội dung văn bản nghị luận đạt hiệu quả cao.

Thao tác lập luận là các thao tác của tư duy lơgic. Nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Và việc sử dụng các thao tác này phải được tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự nhất định. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận và thao tác lập luận phân tích trong văn bản nghị luận, chúng tơi mạnh dạn nêu ra cách thức thực hiện thao tác này theo quan điểm dạy học tích hợp và phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những bước đi ban đầu, mang tính chất gợi mở cho một đơn vị kiến thức hồn tồn mới, với một hy vọng góp một phần nhỏ phục vụ cho mục đích dạy học tạo lập văn bản nghị luận ở trường THPT.

Khi nghiên cứu về thao tác lập luận phân tích, chúng tơi căn cứ vào nội dung phần văn bản nghị luận được triển khai trong SGK Ngữ văn 11, để định hướng cách dạy bài “Thao tác lập luận phân tích” theo hướng tích hợp và tích cực. Đây cũng chính là cơ sở để chúng tơi đánh giá, nhận xét việc dạy nội dung thao tác này cho học sinh.

3. Khi khảo sát SGK Ngữ văn 11, chúng tôi nhận thấy nội dung trọng tâm của phần Làm văn 11 là bốn thao tác lập luận: Thao tác lập luận phân tích; Thao tác lập luận so sánh; Thao tác lập luận bác bỏ; Thao tác lập luận bình luận. Việc triển khai dạy các nội dung này là hoàn toàn mới, thể

hiện sự tiến bộ về quan điểm dạy học làm văn ở trường THPT. Nội dung của bốn thao tác này trong SGK được trình bày một cách cụ thể, khoa học, trong đó thao tác lập luận phân tích được dạy trước tiên. Đây cũng là dụng ý của các tác giả biên soạn sách, bởi thao tác này có một vị trí, vai trị quan trọng trong văn nghị luận. Là thao tác cơ cơ sở để con người nhận thức sự việc, hiện tượng trong thế giới khách quan. Hơn nữa, thao tác lập luận phân tích hiện diện trong tất cả các thao tác khác: chẳng hạn muốn chứng minh một vấn đề thì trước hết phải dùng lí lẽ để phân tích vấn đề rồi mới đưa dẫn chứng để minh họa. Hay muốn so sánh một sự việc hiện tượng nào đó thì cuối cùng cũng phải đi phân tích chúng để tìm ra những điểm giống và khác nhau….

Như vậy, chúng ta thấy rằng giữa các thao tác lập luận có một mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau và thao tác lập luận phân tích như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận.

Tuy là thao tác cơ bản, cơ sở nhưng thời lượng để dạy học thao tác này còn khiêm tốn, nên việc hiểu kĩ nội dung thao tác này và việc vận dụng nó để triển khai nội dung nghị luận của học sinh còn sơ sài.

Có thể nói việc triển khai nội dung dạy học các thao tác lập luận đã thực sự mở ra một diện mạo mới cho quá trình dạy học Làm văn ở trường THPT. Nó khơng chỉ là sự tiếp thu, kế thừa những tri thức ở cấp THCS mà còn được nâng cao, mở rộng hơn về nội dung cũng như kĩ năng thực hiện các thao tác đó. Điều này đã tạo cho học sinh một tâm thế hào hứng trong việc tiếp thu kiến thức mới cũng như việc khẳng định năng lực tạo lập văn bản của mình. Bên cạnh đó, SGK đã được biên soạn theo quan điểm tích hợp và tích cực, nên đã phần nào kích thích được hứng thú học làm văn của học sinh. Các giờ học lí thuyết Làm văn khơng cịn khơ khan, nhàm chán nữa.

- Trong giờ dạy lí thuyết nên bổ sung thêm nội dung các bước thực hiện thao tác này để tạo ra cơ sở khoa học phục vụ cho việc vận dụng vào thực hành cho học sinh.

- Nên tăng thêm thời lượng dạy học thao tác này, nhất là giờ luyện tập, để các em được thực hành nhiều hơn. Và chính trong q trình thực hành đó, các em lại có điều kiện củng cố vững chắc thêm phần lí thuyết. Như vậy, học sinh càng được rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận một cách sâu sắc, điêu luyện hơn.

- Trong giờ luyện tập, ngoài những bài tập nhận diện đặc điểm cơ bản của thao tác lập luận phân tích, những bài tập vận dụng thơng thường, thiết nghĩ chúng ta nên tăng cường thêm những bài tập vận dụng ở mức độ cao, những bài tập tổng hợp các thao tác lập luận để tạo lập văn bản nghị luận.

Cuối cùng chúng tôi - những người thực hiện luận văn này - rất mong nhận được những ý kiến đóng góp sâu sắc của bạn đọc, để luận văn có tính khả thi hơn, hồn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu của một đề tài nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu dạy học thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 theo hướng tích hợp và tích cực (Trang 112 - 118)