MỘT VÀI SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY NKB

Một phần của tài liệu chọn lựa kháng sinh ban đầu trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện tp.hcm (Trang 25 - 26)

KHUẨN GÂY NKBV

Bên cạnh S. aureus đề kháng Methicillin (MRSA), Enterococcus kháng

Vancomycin (VRE), các chủng trực khuẩn Gram (-) đa đề kháng với kháng sinh gây NKBV cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt là Klebsiella pneumoniae, Enterobacter spp., Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii. Các

vụ dịch gây ra bởi các chủng đa đề kháng đó đã kéo theo sự tăng cường độ sử dụng kháng sinh ở nhiều bệnh viện, đặc biệt ở các đơn vị săn sóc tăng cường (ICU). Từ đó xuất hiện những chủng trực khuẩn Gram (-) đề kháng hầu hết các kháng sinh và gây NKBV nghiêm trọng – như viêm phổi và nhiễm khuẩn máu – và kết hợp với gia tăng tỷ lệ tử vong. [82]

Theo điều tra NKBV quốc gia Tây Ban Nha năm 2000, P. aeruginosa đề kháng Imipenem là 18%, kháng Quinolone là 27% và Cephalosporin là 26%.

K. pneumoniae sinh ESBL kháng Cephalosporin thế hệ 3 là 11%, trong khi Enterobacter spp. sinh ESBL là 35%. [32]

Nghiên cứu đề kháng kháng sinh ở 5 quốc gia châu Âu vào giữa năm 1990 đã ghi nhận tỷ lệ đề kháng cao các kháng sinh ở những trực khuẩn Gram (-) hiếu khí. Đặc biệt, sự đề kháng với các Cephalosporin thế hệ 3 (Ceftazidime, Ceftriaxone), Piperacillin/Tazobactam, Gentamicin và Ciprofloxacin đã được ghi nhận ở Bỉ, Bồ Đào Nha, Pháp và Tây Ban Nha. Chỉ còn Carbapenem và các Aminoglycoside khác là còn nhạy cảm. [73]

Theo đánh giá của NNIH (National Network for Intergenerational Health) thì tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây NKBV nói trên cho

đến năm 2002 có khuynh hướng ngày càng gia tăng: VRE tăng 28%, MRSA tăng 57%, P. aeruginosa kháng Cephalosporin thế hệ 3 tăng 30% và kháng

Fluoroquinolone tăng 33%. Tại Việt Nam, theo thống kê chính thức của Bộ Y tế năm 2004 là: MRSA 49%, P. aeruginosa và A. baumannii kháng CAZ, CRO và CIP theo thứ tự là 46% - 62% - 45% và 64% - 60% - 55%. Tại bệnh viện Thống Nhất (2005), các vi khuẩn đường ruột gây NKBV đã kháng cao với hầu hết các kháng sinh, chỉ còn nhạy cạm tốt với Imipenem (94,2%) và Ertapenem (84,5%), nhạy cảm khá với Amikacin (67%) và trung bình với Netilmicin. [3, 76]

Một phần của tài liệu chọn lựa kháng sinh ban đầu trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện tp.hcm (Trang 25 - 26)