KHÁNG KS CỦA VK CÓ RSBL

Một phần của tài liệu chọn lựa kháng sinh ban đầu trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện tp.hcm (Trang 116 - 117)

- Nghiên cứu của Jones RN, etal [59]với các kháng sinh chọn lọc ở các

56 71 Cefoperazon

3.3 KHÁNG KS CỦA VK CÓ RSBL

ESBLS được mã hóa trên plasmid 80-300kb, các plasmids này có thể được truyền từ VK này sang VK khác. Trong nhiều trường hợp, những plasmids này cũng mã hóa các gen kháng các loại kháng sinh khác. Thật vậy thông thường những VK sinh ESBL đều cùng kháng với Aminoglycosides, Trimethoprim/Sulfamethoxazole và Tetracyclines. Một nghiên cứu của SENTRY PROJECT năm 1998 cho thấy sự đa kháng thuốc của các chủng VK sinh ESBLs của K. pneumoniae, E. coli, P. mirabilis và Salmonella species tại

Canada, Châu Âu, Mỹ La tinh, Mỹ và tây Thái Bình Dương cho thấy các VK này cùng kháng với Tobramycin, Gentemicin, Tetracyclines và Trimethoprim/Sulfamethoxazole thường thấy khắp mọi miền. Gần 85% chủng

K. Pneumonine từ Mỹ La tinh và 81% chủng Châu Âu kháng Tobramycin.

Kháng Amikacin có thấp hơn Gentamicin và Tobramycin ở Mỹ và Canada nhưng vẫn có tỷ lệ khá ở những vùng khác. Tỷ lệ cùng kháng với Tetracycline là 33-100%, tỷ lệ cùng kháng với Ciprofloxacin thay đổi theo vùng từ 14-80%, đặc biệt kháng cao với quinolones được ghi nhận trong số những chủng P. mirabilis [89]. Không giống như sự cùng kháng khác, kháng Quinolones được

mã hóa ở chromosome, mặc dù đã có một số báo cáo xác định sự đa kháng qua trung gian plasmid ở mức độ thấp. Sự việc đề kháng Quinolmes với tỷ lệ khá cao trong nghiên cứu trên có thể phản ánh áp lực kháng sinh được sử dụng trong vùng hơn là cùng mang gen kháng thuốc này trên plasmid.

Những phân tích về dịch tễ học phân tử và đặc điểm β-lactamase đã được tập trung ở những vùng có tỷ lệ ESBL cao cũng đã cung cấp bằng chứng lan tràn theo dòng (clonal spread) của những NK này trong nội bộ bệnh viện. Tuy nhiên sự lan tràn theo dòng không cắt nghĩa toàn bộ tỷ lệ cao của những chủng có ESBL trong mỗi bệnh viện, bởi vì những VK sinh ESBL không liên quan dòng cũng được xác định. Ngoài ra, không có bằng chứng rõ ràng sự lan truyền theo dòng có ý nghĩa từ bệnh viện này sang bệnh viện khác hay quốc gia nay sang quốc gia khác và sự lan truyền này thường được cắt nghĩa qua cơ chế plamids.

 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tính nhạy cảm kháng sinh các chủng VK có ESBL+ và ESBL- như sau:

Một phần của tài liệu chọn lựa kháng sinh ban đầu trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện tp.hcm (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)