- Nghiên cứu của Jones RN, etal [59]với các kháng sinh chọn lọc ở các
56 71 Cefoperazon
3.1 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN TRỰC KHUẨN (-) SINH ESBLS
ESBLs được xác định đầu những năm 1980, từ đó ESBLs được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ở nhiều vi khuẩn Gram (-) khác nhau như K. pneumoniae,
E. coli, Proteus mirabilis, Salmonella spp, Enterobacter spp, Citrobacter spp…
ESBLs ly giải Oxyimino-Cephalosponins và Monobactams, bị ức chế bởi các chất ức chế β-lactamse như Clavulanic acid, Sulbactam và Tazobactam. Nhiều trong số những Enzymes này có liên quan từ TEM1, TEM2 và SHV-1 β- lactamse đã được tìm thấy rộng rãi trong số các VK đường ruột.
Một số kỹ thuật đã được phát triển để xác định sự hiện diện của ESBLs.
Bảng 22: các phương pháp phát hiện VK sinh ESBL
Phương pháp Giải thích
XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT
Phương pháp dùng đĩa đôi Jarlier
Đĩa Cephalosponin thế hệ 3 đặt cách đĩa Amoxicillin-Clavulanic acid 30mm. Tăng đường kính vòng vô khuẩn của đĩa Cephalosponin phổ rộng về hướng đĩa có Clavulanic acid, do có sự cộng hưởng của Clavulanic acid, điều đó có nghĩa là VK đã sinh men ESBL.
Đĩa kết hợp
Dùng 2 đĩa: Cephalosporin thế hệ 3 đơn thuần và có kết hợp Clavulanic acid. Tăng đường kính vòng vô khuẩn > 5mm ở đĩa kết hợp là có ESBL.
Phương pháp vi pha loãng Vẫn còn vi khuẩn mọc ở nồng độ 1 µg/ml một trong các Cephalosporin phổ rộng là có ESBL. XÉT NGHIỆM XÁC ĐỊNH
Phương pháp pha loãng MIC
MIC của Cephalosponin thế hệ 3 đơn thuần hoặc kết hợp Clavulanic. Giảm giá trị MIC khi có chất ức chế β-lactamse > = 8 lần là có ESBL.
E test (qua ESBL)
Que có hai đầu: một đầu chứa Ceftazidime và đầu kia chứa Ceftazidime-Clavulanic acid. Giá trị MIC của đầu kết hợp > = 8 lần so với đầu chứa Ceftazidime đơn thuần là có ESBL.
Phương pháp tự động (Vitek)
Đo MIC và so sánh tốc độ mọc của vi khuẩn khi có Ceftazidime đơn thuần và khi có kết hợp Ceftazidime với Clavulanic
Phương pháp phân tử Xác định chuổi nucleotide mục tiêu để phát hiện biến thể của TEM, SHV. Lựa chọn phương pháp nào để phát hiện VK sinh ESBL rõ ràng có ảnh hưởng đến kết quả có được. Có hay không có sự hiện diện của chủng sinh ESBL cho phép người bác sĩ lâm sàng nhận định mức độ nặng nhẹ của tình trạng nhiễm khuẩn và chiến lược lựa chọn kháng sinh.
Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm phát hiện ESBL thay đổi tùy thuộc vào mỗi loại kháng sinh β-lactamse được chọn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dùng phương pháp pha loãng hoặc phương pháp khuyếch tán đĩa đôi với Cefodoxime đều phát hiện ESBL có tỷ lệ cao hơn so với khi sử dụng các kháng sinh như: Ceftazidime, Cefotaxime và Ceftriaxone . Tuy nhiên theo nghiên cứu của Tonever việc sử dụng Cefpodoxime có thể tạo nhiều kết quả dương tính
giả nếu so sánh với tiêu chuẩn của NCCLS ( nay là CLSI). [83]
Theo Jacoby và Han, nếu chỉ sử dụng đơn độc một phương pháp như MIC
hoặc khuếch tán đĩa đôi không thể phát hiện chính xác tất cả ESBL từ các chủng E. coli và Klebsiella pneumoniae. [57]
Với những lý do kể trên, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp của CLSI năm 2009 để phát hiện các trực khuẩn Gram (-) sinh ESBL với kỹ thuật khuyếch tán trên thạch như sau:
Trong thử nghiệm sàng lọc: Aztreonam, Cefotaxime, Cefpodoxime, Ceftazidime và Ceftriaxone được sử dụng như những kháng sinh chỉ điểm và các chủng VK có độ nhạy cảm giảm đối với các kháng sinh này được xem như có khả năng sinh men ESBL, cần được thử nghiệm xác định:
Bảng 23: Tiêu chuẩn đường kính vòng vô khuẩn để phát hiện ESBL
Kháng sinh Đường kính vòng vô khuẩn
Aztreonam (30 µg) Cefotaxime (30 µg) Cefpodoxime (10 µg) Ceftazidime (30 µg) ≤ 27 mm ≤ 27 mm ≤ 17 mm ≤ 22 mm
Ceftriaxone (30 µg) ≤ 25 mm
Thử nghiệm xác định
Kháng sinh, môi trường Đường kính vòng vô khuẩn
- Môi trường Muller-Hinton Agar - Kháng sinh:
Ceftazidime 30 µg
Ceftazidime-Clavulanic 30 µg Và
Cefotaxime (30 µg)
Cefotaxime – Clavulanic acid
(Thử nghiệm xác định đòi hỏi dùng cả 2 loại ks Cefotaxime và Ceftazidime đơn thuần và kết hợp với Clavulanic acid)
Có sự gia tăng đường kính vòng ức chế ≥ 5mm trong thử nghiệm kết hợp với Clavulamic acid, so với thí nghiệm đơn thuần tức là có ESBL