Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn là hai cuốn tiểu thuyết đặc sắc của Nguyễn Xuân Khánh nói riêng và của nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung. Trong hai cuốn tiểu thuyết, Nguyễn Xuân Khánh đã rất thành công ở nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật cho tác phẩm. Chúng tôi đã rất tâm đắc điều này. Qua thực tế tìm hiểu tác phẩm chúng tôi nhận thấy: nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh ở hai cuốn tiểu thuyết có những nét chung mang tính thống nhất, như là một nguyên tắc tổ chức nghệ thuật xuyên suốt cả hai tác phẩm, vì thế, chúng tôi quyết định có thể đưa cả hai tác phẩm vào một vấn đề “thế giới nhân vật”, để nghiên cứu.
Đó là: Ở cả hai tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh đều xuất phát từ quan niệm nghệ thuật mang tính truyền thống: Nhà văn đi sâu vào tái hiện hiện thực đời sống lịch sử, phong tục, đời thường… của dân tộc, như nó vốn có, trong rất nhiều mối quan hệ chằng chịt nhằm tạo dựng một bức tranh xã hội rộng lớn theo kiểu chủ nghĩa hiện thực. Trong hai tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh đã phản ánh tình hình xã hội Việt Nam vào những thời điểm gay cấn (có vấn đề):
thời điểm cách tân đất nước (Hồ Quý Ly), thời điểm đấu tranh chống giặc xâm lược và quá trình tiếp biến văn hoá (Mẫu Thượng Ngàn), thể hiện tầm trí tuệ, sức sống của dân tộc.
Vì vậy mà thế giới nhân vật rất rộng lớn, bao quát rất nhiều tầng lớp xã hội (từ vua quan đến thường dân), có đủ loại nhân vật chính diện - phản diện, có chính phụ, có trung tâm, có nhà tư tưởng, có nhà tu hành (tôn giáo, đạo Mẫu dân gian…), có các quan hệ kinh tế, chính trị, tình yêu, hôn nhân, văn hoá, phong tục… có trai gái, nam, nữ, già, trẻ…Tất cả như đời sống thật.
Nhõn vật cú sức khỏi quỏt lớn và đều rừ nột, sống động từ hỡnh thể đến hành động, suy nghĩ, cảm xúc, ứng xử, nói năng… Qua thế giới nhân vật này cho ta hiểu rừ bộ mặt xó hội những giai đoạn lịch sử dõn tộc được phản ỏnh trong hai tác phẩm, lại có thể gợi mở những suy nghĩ về đất nước, thời thế trong những giai đoạn khác, kể cả hiện nay. Đồng thời, với vốn hiểu biết đời sống sâu rộng và từ cái nhìn lịch sử, dân tộc, phong tục, các mối quan hệ nhân sinh…
Nguyễn Xuân Khánh đã tìm ra sự đa dạng, phức tạp, sinh động, đa nghĩa của đời sống, xã hội, hướng tới tôn vinh những vẻ đẹp khác nhau, tạo nên một thế giới nghệ thuật có tính thống nhất, trong đó có thế giới nhân vật của hai cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn.
2.2.1. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh là thế giới nhân vật vô cùng đa dạng, phong phó, sinh động, được xây dựng rất công phu. Mỗi cuốn tiểu thuyết đều có tới cả trăm nhân vật: Cụ thể, theo thống kê, Mẫu Thượng Ngàn có khoảng 150 nhân vật, Hồ Quý Ly cũng ngót ngét 120 nhân vật bao gồm nhiều hạng người, nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau.
Ở Hồ Quý Ly, cú đụng đảo nhõn vật từ Vua Chỳa, cỏc quan (văn vừ), đến dân thường, con hát, kẻ địch… với đa dạng các tính cách khác nhau: Đó là Vua Trần Nghệ Tông nhân từ; là Trần Duệ Tông mạnh mẽ, quyết đoán; là Trần Thuận Tông thông minh, đức độ nhưng mềm yếu; là Hồ Quý Ly mưu
lược, táo bạo; là Trần Khát Chân dũng cảm, anh hùng; là Trần Nguyên Hàng khẳng khái, trung thực; là Phạm Khả Vĩnh kín đáo, kiên quyết; là Hồ Nguyên Trừng thông minh, đa cảm; là Sử Văn Hoa trung thực, bất khuất; là Phạm Sư Ôn phi thường, quyết liệt; là Thanh Mai trong sáng; là Huy Ninh yếu đuối; là cô Sáo chân thật; là Chế Bồng Nga kiệt hiệt… Biết bao nhân vật, bao tính cách, bao số phận, góp phần tái hiện một vương triều trong lịch sử dân tộc - Triều nhà Trần trên bước đường suy vong và sự lên ngôi của nhà Hồ những năm thế kỷ XIV-XV.
Ở Mẫu Thượng Ngàn, thế giới nhân vật cũng không bó hẹp trong một hạng người, một lứa tuổi, một nghề nghiệp hay một dân tộc… mà mở rộng ra nhiều thành phần xó hội. Cú quan lại văn vừ: như Tổng đốc Hoàng Diệu, Trần Đình Túc, Nguyễn Hữu Độ, Tri Phủ Khiêm, Cụ Tú Tân; Có tu sĩ, người theo đạo các loại như đức giám mục Puginier, cha sứ Côlômbert, ông trưởng Cam, bà Tổ Cô, cô đồng Mùi…; có các bậc chức sắc ở làng quê như cụ Chánh Thi, Tiên Chỉ Nhậm, Hương Êt, Lý Cỏn…; Có những người dân khởi nghĩa như cụ Đốc Ngữ, ông Đề Nghĩa, anh Chất, anh Phác; có kẻ xâm lược như Đại uý Henri Riviere, thiếu uý Prancis Garnier, anh em nhà Messmer; có binh lính như Quản Boong, quân Cờ Đen…; hay các nhân vật thuộc đủ các nghề nghiệp như bác sỹ Alexander, hoạ sỹ Tuấn, nhà dân tộc học Rene… cho đến những người nông dân như anh Tân, và cả những con người bị coi là “dưới đáy” xã hội như mẹ con chị Pháo, bé Hoa…Tất cả các nhân vật dựng lên bức tranh xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, dưới sự xâm lược của bọn thực dân Pháp.
2.2.2. Cả một thế giới nhân vật rộng lớn như vậy nhưng không hề chồng chéo, ô hợp. Các nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ soi chiếu lẫn nhau: mối quan hệ lịch sử- dân tộc; mối quan hệ gia tộc; mối quan hệ tình yêu hôn nhân… Các nhân vật luôn được soi chiếu ở nhiều góc độ, làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
2.2.3. Cách phân loại nhân vật trên chỉ là tương đối, nhưng đã cho ta một cái nhìn hệ thống về thế giới nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết. Các nhân vật không hề đơn giản, một chiều mà rất phức tạp, đa diện, có ý nghĩa khái quát lớn.
2.2.4. Trong số hàng trăm nhân vật của mỗi cuốn tiểu thuyết, có những nhân vật được Nguyễn Xuân Khánh xây dựng thành những tính cách nổi bật, chúng tụi sẽ tập trung đi sõu vào nghiờn cứu những nhõn vật này để làm rừ những đặc điểm của thế giới nhân vật trong hai tác phẩm của nhà văn.
2.3. Sức hấp dẫn của thế giới nhân vật trong Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng