hiện lên như một hình tượng trung tâm xuyên suốt tác phẩm về mặt ý nghĩa. Đây là nhân vật kỳ ảo, khó nắm bắt, nhưng đã được Nguyễn Xuân Khánh thể hiện rất sinh động thông qua những nhân vật nữ trong tác phẩm.
Bản thân những người phụ nữ, khi mang trong mình nét Mẫu tính thì cũng mang trong mình cái căn cốt của Đạo Mẫu, cũng là hiện thân sống động của Mẫu: hiện thân của lòng bao dung, nhân hậu, che chở cho con người, hiện thân cho sức sống vĩnh cửu.
Những nhân vật nữ như bà Tổ Cô, bà Mùi, bà Ba Váy, chị mõ Pháo, cô Nhụ, cô Hoa… là như thế. Họ là những nhân vật “vô cùng gần gũi mà vô
cùng kỳ ảo”. “Họ đông đúc nhất, đẹp nhất, hay nhất, đậm nhất…Hàng chục, hàng chục nhân vật nữ hết sức gần gũi, hiện thực, mơn mởn, sần sùi, dào dạt, trễ tràng, trữ tình, thừa mứa, khát khao cho và nhận, nhận và cho… tất cả tràn trề sinh lực, đầm đìa phồn thực…” [35]. Họ là hiện thân của Mẫu - một
Mẫu bao dung, rộng lượng, ln vươn đơi bàn tay của mình ra để nâng niu, che chở, ôm Êp, vỗ về mọi kiếp nhân sinh. Đặc biệt với những người có số kiếp long đong, lận đận nh bà Tổ Cô, bà đồng Mùi, hay Nhụ… thì “chỉ có
Mẫu mới an ủi được họ, mới giải toả được cho họ khỏi những cay cực, những Èn ức của chốn thế gian” [24-696].
Nhô, sau biến cố ở ngày hội làng khơng cịn thiết sống nữa, cơ chỉ định về làng nhìn mặt người cha kính u lần cuối rồi sẽ trẫm mình xuống sơng tự vẫn kết thúc cuộc đời đau khổ của mình. Nhưng MÉu đã hiện lên cứu vớt, khuyên nhủ và đưa đường cho cô đến tận cửa Mẫu. Ngày đêm cô nguyện cầu Mẫu cho “đứa con của cô được giống mọi người”. Mẫu đã thấu suốt tâm nguyện Êy và ban cho cô một đứa trẻ giống nh bao đứa trẻ An Nam khác, nó khơng có một nét gì của Julien.
Tập trung nhất, đạo Mẫu “phát ngơn” bởi hai vị chư điện, đó là bà Tổ Cơ và bà Mùi. Với bà Mùi, Đạo Mẫu được miêu tả ở góc độ thu phục và hướng đạo cho đám đông thông qua việc thực hành nghi lễ đặc biệt của đạo này là hầu đồng. Khi ngồi đồng, bà được Thánh nhập vào để ban phát ân huệ cho các con nhang, đệ tử: “Đời người vốn nhiều bất hạnh, ưu phiền, Èn ức. Ở
một cuộc đồng bước ra, con người đã được giải toả, gột rửa. Con người tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn, con người như được nạp năng lượng mới để tiếp tục sống” [24-712]. Khi không ngồi đồng, bà vẫn là một Mẫu bằng xương
bằng thịt: Mẫu đã truyền phép lạ qua đôi tay của bà để bà đi an ủi, vỗ về, cứu giúp mọi người. Bà chữa bệnh cho người nghèo, bà cho tiền những kẻ khốn khó, sa cơ lỡ vận . Ta khơng thể qn một bà lão nghèo khổ khơng có tiền đón chồng đang bị bệnh nặng ở Tuyên Quang về. Bà đến cầu cứu cửa Mẫu. Bà đã đượcbà đồng Mùi an ủi, cho tiền để bà đi đón chồng về. Bà Mùi cịn đi lấy thuốc chữa cho ơng lão.
Mẫu là vậy, Đạo Mẫu ln mở rộng vịng tay với tất cả mọi người bởi
Đạo Mẫu thật gần gũi, thật tri ân với người dân: “Mẫu là hồn của đất.
Mẫu là cơm gạo ta ăn, cho hoa trái bốn mùa tươi tốt. Những bài hát văn đều ca tông cơng ơn. Mẫu dạy chim hót, dạy cơng múa quạt… Mẫu cho ta tất cả”
[24-421].
Bà Tổ Cô cũng là một hiện thân sống động của Mẫu. Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng nhân vật bà Tổ Cô là một người cải đạo từ Thiên Chúa giáo sang tín ngưỡng dân gian (đạo Mẫu). Việc cải tạo đã khiến bà Tổ Cô coi đạo Mẫu như là một thiết chế tôn giáo, về mặt bản chất là đồng đẳng với các tôn giáo lớn như Thiên Chúa Giáo. Khi thuyết pháp, bà nói: “Đạo nào cũng thế cả thơi. Đạo Giê-su cũng như đạo Mẫu. Tất cả đều chỉ là khuyến thiện. Người theo đạo Gia-tơ chăm chú sửa mình sao cho ngày càng gần chúa hơn. Cịn chúng ta thì làm sao cho mình hồ vào Mẫu… Ta càng sạch sẽ bao nhiêu, ta càng thánh thiện bao nhiêu, ta càng rũ bỏ tục luỵ bao nhiêu, thì Mẫu càng gần ta bấy nhiêu và các đệ tử cũng càng nhích lại bấy nhiêu” [24- 696].
Mẫu còn hiện lên trong niềm tin tuyệt đối của người kể chuyện: “Có sơng, có núi, có cỏ cây hoa lá, lại thêm cái hồn của con người thành kính toả vào đó, các ngơi đền thành nơi duy nhất chứa những khát vọng và nỗi niềm của mọi người dân quê nghèo khổ, nơi Êy trở thành chốn linh địa” [24-695]
…
Có thể nói, nhân vật Mẫu là một hình tượng xun suốt tồn bộ tác phẩm
Mẫu Thượng Ngàn: nã lung linh, kỳ ảo nhưng lại rất sống động, cụ thể, gần
gũi, thân thiết.