Những con người sống có lý tưởng cao đẹp, mang phong thái của người anh hùng.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 37 - 43)

Hồ Quý Ly: Hồ Quý Ly bẩm sinh là con người thích phiêu lưu, ưa mạo hiểm và ln thích thay đổi tình thế. Ơng thích chơi với lửa từ thủa cịn Êu thơ và “muốn một ngọn lửa không bao giờ tắt” [23-564]. Lớn lên, ơng bước vào chính trường và trở thành “một chính khách có hạng, là một đầu óc bậc

nhất nhì thời đại lúc bấy giờ, là người hết sức tâm huyết và táo bạo trong việc cải cách xã hội” [8]. Quý Ly ln thể hiện mình là một con người đầy

mưu lược, có tầm nhìn xa trơng rộng. Trước sự mục ruỗng của triều đại nhà Trần, ông đã chủ trương cải tổ triều chính và ban hành hàng loạt các chính sách mới, với mong muốn làm thay đổi tình thế, đưa đất nước phát triển, cường thịnh. Những cải cách của ơng ở nhiều lĩnh vực:

Về kinh tế: Ơng chủ trương dùng tiền giấy thay tiền đồng, đưa ra chÝnh sách hạn nô hạn điền; chủ trương chống tham nhũng, làm sổ hộ khẩu…

Về chính trị: Ơng chủ trương cải cách xã hội: tiến hành cải cách triều chính, tổ chức lại bộ máy quan lại. Hồ Quý Ly đã nói với con trai Nguyên Trừng: “đất nước ta quá ư hỗn loạn, cần có một sự thay đổi, cần có một sự

đảo lộn. Lẽ dĩ nhiên, tàn nhẫn đấy, đau thương đấy, nhưng ta sẽ cố gắng cho bớt cảnh đầu rơi máu chảy” [23-486].

Những chủ trương cải cách của Hồ Quý Ly là táo bạo và thực sự có ý nghĩa với tình thế đương thời. Có thể nói, tư tưởng cách tân đất nước của ông là tư tưởng của một bậc anh hùng, đáng được ca ngợi. Những chủ trương của ơng có thể đưa đất nước ta thốt khỏi cảnh lầm than, đói khổ. Đó là những điều nên làm trước thúc Ðp của xu thế lịch sử dân tộc lúc bấy giờ, khi thảm cảnh diệt vong của nhà Trần đã hiện rõ và muốn cứu vớt dân tộc chỉ có cách là thay đổi, là cách tân. Nhưng trên thực tế, những chủ trương cải cách xã hội của Hồ Quý Ly, công cuộc làm biến pháp của Hồ Quý Ly lại bị coi là những chủ trương của kẻ “thốn nghịch”, vì những tham vọng quyền lực cá nhân. Do vậy, ông đã bị chống đối quyết liệt. Và cái con người “muốn đi tìm phương thuốc lớn cho thiên hạ”, “con người muốn làm mây làm mưa để thấm nhuần

cho thiên hạ" [23-538] Êy đã bị thất bại. Song xét trên quan điểm khách quan

thì những tư tưởng của Hồ Quý Ly là tư tưởng của bậc anh hùng thời đại. Ông là người đầu tiên trong lịch sử dân tộc dám chủ trương đổi mới, ráo riết tìm cách phế bỏ một chính thể cũ nát, lỗi thời, quyết tâm xây dựng một xã hội bằng phương pháp mới táo bạo. Hồ Quý Ly đã được “Vua Trần Nghệ

Tông rất hiểu ông trong những tư tưởng và dự định cải cách xã hội lớn lao, mưu cầu cường thịnh cho dân tộc”. Ngay cả những kẻ ở phe đối lập, thậm chí

thù địch ơng cũng phải thừa nhận ơng là người có chí lớn và những dự định táo bạo của ông là cần thiết. Thượng tướng Trần Khát Chân từng nhận xét: “Thái

Sư là người tài cao, học rộng, mưu lược, quyết đoán, muốn đổi thay đất nước” [23-292]. Phạm Sinh, con trai người anh hùng Phạm Sư Ơn cũng có đánh giá

về Hồ Quý Ly: “Quan Thái Sư , đó là con người đại chí… ơng ta thơng minh,

có thể nói sâu sắc đến tinh tế, nhưng đầy tham vọng…, tham vọng đến độ ngạo mạn”. Ông ta “vừa tàn bạo đến cùng cực… nhưng lại vĩ đại vô cùng”. [23- 726]

Hồ Quý Ly hiện lên trong tác phẩm là con người của những lý tưởng, hồi bão lớn. Ơng là “một nhân vật trung tâm đang ra sức lái con thuyền lịch

sử dân tộc vượt cạn đi theo một hướng khác” [58-1]. Ông là nhân vật lịch sử

với vẻ đẹp của người anh hùng cứu nước. (Xét thực tế khách quan lịch sử). Ơng có cái đầu biết suy nghĩ, có trái tim biết đập theo nhịp sống của dân tộc, trước tình cảnh một mất, một cịn của đất nước đã dám làm những việc phải làm để đưa dân tộc tiến ngang tầm thời đại.

Với thế hệ hơm nay, khi lịch sử đã lùi xa, chóng ta đón nhận nó bằng một thái độ khách quan của người nghiên cứu, thì phải thừa nhận những tư tưởng cách tân đất nước của Hồ Quý Ly là vơ cùng có ý nghĩa lớn lao. Chỉ có điều, ơng hành động quá tàn nhẫn.

Trần Duệ Tông: Xuất hiện Ýt trong tác phẩm, nhưng Trần Duệ Tông cũng hiện lên là con người có khát vọng cao, chí lớn. Khi được Nghệ Tơng

trao cho ngơi báu, Duệ Tơng đã rất quyết chí, theo gót chân tổ tơng để bảo vệ triều Trần: “Duệ Tông, từ khi lên ngôi Vua đã được bốn năm, trong bốn năm

Êy trí óc nhà Vua lúc nào cũng chỉ chăm chăm muốn làm cho Đại Việt được cường thịnh; và việc biểu hiện ý chí Êy khơng gì khác hơn là chuyện đè bẹp Chiêm Thành [23-136]. Duệ Tơng từng nói với Q Ly: “Ta đọc sử nước Đại Việt thấy Hoàng Đế Lê Đại Hành khi xưa đã thân chinh đi đánh Chiêm Thành, tự làm tướng, chém đầu vua nước đó là Phế Mị Thuế, bắt sống được binh sỹ không biết bao nhiêu mà kể. Sau này Vua Thánh Tông nhà Lý cũng vậy. Ta nay há chẳng nên theo gót tiền nhân hay sao?” [23-130].

Duệ Tơng đã thân chinh mang mười hai vạn quân đi đánh Chiêm Thành với khí thế hào hùng, quyết thắng. Ơng nói với Thượng hồng trước lúc lên đường: “Xin hoàng huynh yên tâm ở nhà coi việc nước. Trẫm ra đi chuyến

này quyết phá tan giặc nước, toàn thắng mới trở về” [23-140]. Tư tưởng và

quyết tâm của Duệ Tông thật lớn lao, cao đẹp.

Trần Khát Chân: Là một anh hùng trong sử sách cũng nh trong tâm linh người Việt. Trần Khát Chân là một vị tướng có tài, một vị anh hùng của dân tộc có cơng lớn trong cuộc chiến với quân Chiêm Thành, giết Chế Bồng Nga, trừ được mối hoạ giặc phương Nam cho dân tộc thời mạt Trần. Khát vọng của Trần Khát Chân là giữ vững được nhà Trần ngay cả trong cơn nguy khèn.

Khi Chế Bồng Nga vào Thanh Hoá, Khát Chân lúc đó cịn là một vị đơ tướng, đã dâng tờ biểu xin tình nguyện đem quân ra trận. Vốn tinh thông binh pháp, lại là “dịng dõi Bảo Nghĩa Vương, Trần Bình Trọng” [23-222], Trần Khát Chân đã được Nghệ Hoàng giao cho trọng trách: cầm quân đi tiêu diệt giặc Chiêm Thành. Khát Chân vô cùng xúc động và xin hết lịng báo đáp để khơng phụ lịng tin của Nghệ Hồng: “Thần chỉ là viên tướng nhỏ, đã được

bệ hạ tin cậy, giao trọng trách. Tổ tiên nhà thần, cả dòng họ nhà thần mấy đời đều ăn lộc nước, hưởng ân huệ sâu đầy của nhà Trần. Thần nguyện hết lòng bao đáp, dù phải thân phơi chiến trường” [23-223]. Khát Chân đã thể

hiện rõ tài năng, khÝ phách của một vị tướng: ông đã chỉ huy quân đánh tan giặc Chiêm, chém đầu Chế Bồng Nga, đem lại bình yên cho giang sơn xã tắc. Ông đã trở thành vị anh hùng cứu nước của dân tộc. Khát Chân được thượng hồng Trần Nghệ Tơng phong cho ơng tước Vũ Tiết Quan Nội Hầu. Nghệ Hồng khen ngợi ơng: “Khanh là bậc tướng giỏi, sau này sẽ là cây cột trụ

giữ yên bờ cõi” [23-208]. Trong bữa tiệc Đại Mai, Thượng Hồng cịn viết

một bức trướng tặng Khát Chân tỏ ý ca ngợi công lao to lớn của ông:

“Gương trung dũng rạng chiếu ngàn thu

Chí anh hùng nêu danh mn thuở” [23-209].

“Người anh hùng Khát Chân đã vụt lên nh một ngơi sao rực rỡ trên chính trường Đại Việt” [23-288]. Trần Khát Chân là con người trung thực, sắt

đá, chiến đấu đến cùng cho niềm tin mà ơng coi là chính nghĩa. Ơng đã là một nhân vật lịch sử sống mãi trong lòng mọi thế hệ người Việt Nam.

Phạm Sư Ôn: Tiếng là một tên "giặc cá" nhưng Phạm Sư Ơn cũng là bậc anh hùng có khí phách. Khát vọng của Phạm Sư Ôn là lật đổ ngai vàng đã mục ruỗng, thối nát của nhà Trần, dựng lên một vương triều mới, đem lại đời sống tốt lành cho muôn dân lầm than, cơ cực.

Phạm Sư Ơn muốn: “tìm con đường giải thốt ở ngay cõi trầm ln”. Ơng đã kêu gọi nơ tì cực khổ nổi dậy, tập hợp những kẻ lang thang thành một đạo quân nổi loạn với mưu đồ táo bạo: lật đổ vương triều nhà Trần thối nát, và ông đã làm được. Ông đã trở thành một người anh hùng của mn dân đói khổ lầm than. Dân chúng theo ông rất đông. Mọi người đều cùng lý tưởng với ông, ca ngợi ông: “Đại Vương vốn mộc mạc nhưng có khí phách của một anh

hùng” [23-242] (Lời của Phạm Sinh).

Nhưng đáng thương thay! Cơ đồ mà ông gây dựng nên rất ngắn ngủi. Ơng đã bị qn triều đình đánh bại. Nhưng hình ảnh một vị thày chùa anh hùng, có nhiệt tâm cứu đời, cứu nước vẫn còn mãi.

Trịnh Huyền: Vốn có tên là Phác, là một người yêu nước, rất dũng cảm. Khi còn trẻ, anh tham gia cuộc khởi nghĩa của cụ Đề Nghĩa chống lại thực dân Pháp. Nghĩa quân bị đàn áp, anh phải trốn đi xa. Cuộc sống vô cùng gian nan, nguy hiểm nhưng anh vẫn vượt qua với hy vọng có ngày được quay trở về quê hương để tiếp nối huyết thống dòng họ Đinh và thực hiện tâm nguyện còn dang dở của chủ tướng (Đề Nghĩa): “Hãy nuốt mối hận thù vong quốc

vào tận đáy lịng. Hãy đi về nơi thơn ổ, hoặc vào chốn thâm sơn cùng cốc, rồi mai danh Èn tích, mà đợi thời vùng dậy” [24-13]. Sau hai mươi năm trở lại

quê hương, anh thấy xúc động vô cùng. “Người đàn ông dáng nơn nóng, hối

hả khơng giấu được vẻ háo hức, sung sướng khi ngắm cánh rừng và nhất là khi ngắm cái hồ lớn xanh ngắt nằm giữa vòng vây của núi đồi”. [24-9]. Anh

yêu quê hương tha thiết và mong muốn được bảo vệ quê hương. Anh vẫn nuôi ý định trả thù bọn thực dân xâm lược Pháp. Anh đã cùng Huy, Tuấn thế hệ thanh niên làng Cổ Đình lập tổ tương tế, dạy chữ quốc ngữ cho người dân và chờ thời cơ đánh Pháp. Lý tưởng của Trịnh Huyền thật lớn lao, cao đẹp.

Lý Cán là một vị hào lý trong làng. Lý Cỏn có ước mơ khác với Trịnh Huyền. Lý Cán ngay từ khi cịn là anh chàng Vũ Xn Cỏn đã có quyết tâm làm giàu. Tư tưởng làm giàu của ông cũng “táo bạo” hơn hẳn cha ông: giàu phải đi đôi với sướng chứ không như bố ông: “chỉ là anh trọc phú, giàu mà

khổ, suốt đời bóp mồm, bóp miệng” [24-134]. Tư tưởng của Lý Cỏn thực sự

đã vượt xa so với tư tưởng của thế hệ cha ông lúc bấy giờ.

Những thanh niên làng Cổ Đình như Tuấn, Huy, Cị Xn cũng là những con người đầy hoài bão, lý tưởng tốt đẹp.

Huy vốn là sinh viên trường Luật - là niềm hy vọng của ông Ký Nhàn và dòng họ Vũ Xuân. Mọi người mong anh đỗ đạt, ra trường, làm quan, làm rạng danh dòng họ… Nhưng Huy đã từ bỏ con đường danh vọng Êy để dấn thân vào con đường đấu tranh gian khổ, đầy nguy hiểm. Lý tưởng của Huy là được góp phần mình trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.

Cị Xn là một anh chàng thư sinh nhưng cũng là người có ý chí sắt đá. Anh học giỏi, “quyết tâm thi cho được bằng thành chung” [24-755], rồi sau này, quyết chiếm được lòng tin của Julien để trả thù cho bố đẻ (Trịnh Huyền).

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w