Nhân vật trong thể loại tiểu thuyết 1. Khái niệm

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 20 - 25)

Nhân vật tiểu thuyết thuộc loại hình nhân vật tự sự. Đó là những nhân vật được khắc hoạ đầy đặn, rừ nột, nhiều mặt, rất sinh động và đa dạng.

Nhân vật tiểu thuyết là kết quả năng động của quá trình sáng tạo mang tính cá nhân của nhà văn. Nhân vật tiểu thuyết có thể được hư cấu hoàn toàn, có thể bắt nguồn từ một nguyên mẫu ngoài cuộc đời, nhưng nó đều là những

“nhân vật sống”. Nó không chỉ có các yếu tố ngoại hình, ngôn ngữ, hành động… mà còn có đời sống nội tâm phong phú và bản thân nhân vật luôn có

sự phát triển nội tại. Ở nhân vật tiểu thuyết có thể chứa đựng cả nhân vật kịch, nhân vật trữ tình ở những phần nhất định. Có thể nói nhân vật tiểu thuyết bao hàm rất nhiều kiểu, loại nhân vật văn học khác nhau.

Trong tiểu thuyết, số lượng nhân vật nhiều. Trong một chỉnh thể thế giới nghệ thuật tác phẩm, tiểu thuyết có khả năng kể về nhiều số phận, nhiều con người, đặt ra nhiều vấn đề nhân sinh.

Thế giới nhân vật tiểu thuyết có thể rất đồ sộ. Các nhân vật tiểu thuyết tạo nên một xã hội vô cùng phong phú, phức tạp với nhiều quan hệ, hành động, ý nghĩ, tư tưởng, giọng điệu… Nó phong phó nh chính cuộc sống.

1.2.2. Đặc điểm nhân vật tiểu thuyết

Thứ nhất, khác với các nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện Trung cổ… (là những con người hành động), nhân vật tiểu thuyết là những con người nếm trải, tư duy, chịu nhiều đau khổ dằn vặt của đời. Nhân vật tiểu thuyết được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể và được miêu tả như một con người đang trưởng thành, biến đổi và do đời dạy bảo. Nhân vật phải đi qua nhiều hoàn cảnh, nhiều quan hệ và đặc biệt không chỉ tích hợp về lượng mà phải thay đổi về chất và nó phải khác biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác và trong chính nhân vật. Tức là, nhân vật luôn có sự phát triển tính cách tạo nên những tính cách đa dạng, sống động, lôi cuốn người đọc. Ví dụ, các nhân vật trong tiểu thuyết của Nam Cao là như thế: các nhân vật luôn phải đối mặt và trải qua nhiều hoàn cảnh, quá trình để hoàn thiện nhân cách.

Thứ hai, nhân vật tiểu thuyết là những con người có ý thức về sự sống của mình, có thể tích cực, chủ động cũng có thể thụ động, trì trệ. Bản chất của nhân vật khi tích cực là không bao giờ bằng lòng với bản thân, là những con người tự ý thức, luôn tiến lên, thay đổi. Nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Xéc-van-tét là nhân vật tiêu biểu số một cho loại nhân vật này. Còn khi trì trệ, thụ động thì nhân vật như những con người

thừa, ê trề như Pliuskin trong Những linh hồn chết của Gôgôn, Cố Hồng trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng.

Thứ ba, do tiểu thuyết là thể loại nhìn đời sống từ góc độ đời tư, cho nên nhân vật tiểu thuyết thường là những con người cá nhân. Đó là những con người tự do trong suy nghĩ, cử chỉ, hành động…(đối lập với con người sử thi:

là những con người được nhìn với thái độ kính cẩn, con người như những công cụ lịch sử, xã hội; sống như cái bóng; thể hiện ý chí, tư tưởng tập thể, thời đại; có cái đầu lớn hơn trái tim; nếu có trái tim thì là trái tim dành cho một người nào đấy…), thể hiện góc nhìn của người phản ánh và mang quan điểm sáng tạo cá nhân của chủ thể phản ánh. Nhân vật gần gũi với tác giả, không có khoảng cách sử thi. Tác giả đối với nó (nhân vật) có thể suồng sã, bỡn cợt, thân mật… Ví dụ nh Nam Cao đối với Chí Phèo, Thị Nở…

Thứ tư, nhân vật tiểu thuyết thường được khai thác qua nhiều mối quan hệ để làm bộc lộ tính cách. Hay nói cách khác, tính cách có quan hệ với hoàn cảnh. Tính cách nhân vật tiểu thuyết có sự phát triển tự thân như trong cuộc đời thật. Tính cách là mấu chốt đối với nhân vật tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết thường xây dựng được rất nhiều những nhân vật tính cách sắc nét như: Tính cách gian hùng của Tào Tháo, tính cách nóng nảy của Quan Công, tính cách mềm mỏng và cương quyết của Lưu Bị…

Thứ năm, là yếu tố “thừa” trong xây dựng nhân vật tiểu thuyết. Yếu tố này được tái hiện trong tiểu thuyết nh mét nét đặc trưng của thể loại, khác hẳn với truyện vừa, truyện ngắn Trung cổ. Yếu tố “thừa” – so với cấu trúc của cốt truyện, là yếu tố mà nếu lược bá nó thì cốt truyện vẫn nguyên vẹn, không làm mất ý nghĩa của tác phẩm tiểu thuyết, nhưng thêm nó vào, làm cho bức tranh đời sống đời sống đa dạng, phong phú, hấp dẫn, nhiều màu sắc, linh hoạt. Khi xây dựng tác phẩm, các nhà tiểu thuyết hay đưa vào yếu tố này để làm rừ thờm điều nhà văn muốn thể hiện. Trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, yếu tố “thừa” cũng được Nguyễn Xuân Khánh sử dụng. Ví

sát đang làm việc trên đất Hoà Bình có đoạn; "Cả hai người lại im lặng. Ôi!

cái phương Đông đầy bí Èn mà sao chóng ta cứ coi thường. Gió rừng hiu hiu thổi. Muôn thứ hương đột nhiên trỗi dậy. Khứu giác của con người vốn đã bị cùn nhụt đi vì cuộc sống tiện nghi Ýt phải dùng đến nó. Hay là bởi phương Tây giá lạnh làm teo tóp thứ giác quan nguyên thuỷ đó chăng. Do đó, sự cảm nhận tinh tế mùi hương không có điều kiện để phát triển ... Một thứ hương ngọt ngào chợt bay qua. Hương thức dậy mới đầu lãng đãng, e Êp nh cô gái mới dạy thì, sau đó nó dào dạt, rồi tới chỗ cuồng nhiệt. Thậm chí có lúc hương trở lên ngọt ngào, nức nở ..." [24; 190-191].

Ở đây, yếu tố “thừa” là những câu văn miêu tả hương vị của thiên nhiên núi rừng phương Đông bí Èn trong khi thể hiện suy nghĩ, tâm trạng của hai nhân vật. Đó là những câu có thể lược bỏ nhưng Nguyễn Xuân Khánh lại viết khỏ dài. Nú cú tỏc dụng giỳp ta hiểu rừ hơn về tõm hồn tinh tế, sự hiểu biết đời sống An Nam của hai con người họ.

Nh vậy, yếu tố “thừa” trong tiểu thuyết là yếu tố nằm ngoài cốt truyện, không ảnh hưởng tới nội dung, ý nghĩa câu chuyện; là yếu tố cho phép các nhà tiểu thuyết được sử dụng - khi cần thiết, theo ý đồ sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.

1.2.3. Vị trí, ý nghĩa của nhân vật tiểu thuyết

"Nói đến tiểu thuyết là nói đến nhân vật. Tài nghệ của nhà tiểu thuyết cũng chủ yếu khúc xạ qua nhân vật vì nó là con đẻ của tinh thần nhà văn"

[47-110]. Trong tiểu thuyết, nhân vật không phải là nơi duy nhất nhưng lại là nơi thể hiện một cách tập trung nhất, sâu đậm nhất quan niệm về con người của tác giả. "Tiểu thuyết thường được ví là máy cái của văn học" [47-98] - là mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời con người, vì thế nhân vật luôn được xem là sức nổ, là sự sống của tiểu thuyết từ xưa đến nay. Nhân vật tiểu thuyết làm nên sức sống của mỗi cuốn tiểu thuyết.

Qua nhân vật, ta thấy được cả tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm và ý đồ sáng tạo của nhà văn. Những nhân vật như Giăng Van Giăng, Phăng Tin…

trong “Những người khốn khổ của V. Huy Gô; Anđrây, Pie… trong Chiến tranh và hoà bỡnh của LepTụnxtụi; Vừ Tũng, Lỗ Trớ Thõm… trong Thuỷ Hử của Thi Nại Am là những linh hồn của tác phẩm, làm nên sức sống của mỗi cuốn tiểu thuyết.

1.2.4. Xu hướng xây dựng nhân vật tiểu thuyết đương đại

Tiểu thuyết đương đại có cách xây dựng nhân vật theo xu hướng giản lược nhân vật, tạo nên những tình huống tâm lý để dẫn dắt nhân vật, tạo tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách. Đặc biệt, các nhà tiểu thuyết đương đại luôn chú ý đến vấn đề thể hiện tâm hồn nhân vật, đi sâu vào miêu tả tâm trạng nhân vật trong những mảnh phân thân của nó. Các nhân vật có đời sống nội tâm phong phú. Nhân vật trong tiểu thuyết của các nhà văn Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Khỏng, Vừ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp… đều được xõy dựng thành công theo xu hướng này, đem đến cho tiểu thuyết đương đại sức hấp dẫn thực sự.

Có thể nói, tiểu thuyết đương đại Việt Nam đang ở trong quá trình thay đổi bản chất tiểu thuyết. Các nhà văn đều phát huy tối đa khả năng hư cấu, sáng tạo, dựng nên những nhân vật cụ thể, sinh động như những con người có thật ngoài đời sống. Đó là những con người cá nhân trọn vẹn. Các nhà văn đi sâu vào khám phá thế giới bên trong phong phú, phức tạp và đầy bí Èn của tâm hồn nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả đời sống nội tâm nhân vật: Ví dụ như các nhân vật trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh; nhân vật Từ Lộ trong Ngồi của Nguyễn Bình Phương… .

Các nhà tiểu thuyết hôm nay đã từ bỏ được lối nhìn dễ dãi về đời sống và con người. Họ không quan tâm nhiều đến lịch sử nhân vật trong tính toàn vẹn mà chú ý hơn đến tâm trạng nhân vật trong những mảnh phân thân của nó;

xây dựng các mối quan hệ nhân vật với hoàn cảnh, xã hội; sử dụng lối viết kết

hợp ảo và thực, Ýt sử dụng lối viết y như thật của tiểu thuyết truyền thống.

Nghĩa là thủ pháp hư cấu được sử dụng phổ biến và đắc dụng hơn.

Trong việc xây dựng nhân vật, tính phức tạp của các kỹ thuật tiểu thuyết đương đại còn được gia cố thêm bằng sự linh hoạt trong việc luân chuyển giữa người trần thuật từ ngôi thứ nhất và trần thuật từ ngôi thứ ba.

Điều này kéo theo sự đa dạng về giọng trần thuật với sự hiện diện đồng thời của các loại lời của người trần thuật, của nhân vật… thể hiện “tính chất đa thanh đối thoại của tiểu thuyết mới” (theo Bakhtin). Từ đó, dẫn đến một nguyên tắc xây dựng hình tượng của tiểu thuyết đương đại đó là: các nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ, nói lên được tính phức tạp của cuộc đời, tính đa nghĩa của đời sống…

Còng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết đương đại, bên cạnh kiểu nhân vật số phận – tính cách, xuất hiện một cách dày đặc kiểu nhân vật như là những lập trường tư tưởng: các nhân vật chính trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh; hoặc những nhân vật tâm lý như Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, hay có khi là những kiểu nhân vật “bí Èn” - phá cách như các nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương…

Núi túm lại, tiểu thuyết đương đại Việt Nam đó cú những cỏch tõn rừ rệt trong nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật… tạo nên những nhân vật Ên tượng, đa nghĩa.

1.3. Việc xây dựng thế giới nhân vật trong tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w