Nghệ thuật miêu tả đời sống nội tâm nhân vật

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 103 - 108)

Nội tâm con người luôn là một thế giới bí Èn mà nhà tiểu thuyết hướng tới khám phá. Thế giới tâm hồn bên trong nhân vật được thể hiện sâu sắc chừng nào thì chân dung nhân vật càng trở nên sống động, tác động mạnh tới người đọc chừng Êy. Nguyễn Xuân Khánh đã làm được điều này. Ông đã đi sâu vào tâm hồn nhân vật, miêu tả, tạo nên những nhân vật gần gũi, có cá tính sắc nét.

Hồ Quý Ly là nhân vật được nhà văn xây dựng có đời sống nội tâm phong phó. Ở Hồ Quý Ly, có cả những giằng xé của con người thời đại và con người cá nhân. Những diễn biến tâm lý, tình cảm trong con người Hồ Quý Ly rất phức tạp. Ông luôn phải đứng trước sự lựa chọn của những quan hệ đầy mâu thuẫn và đối địch nhau ở mức đỉnh điểm. Đó là quan hệ quân - thần; quyền lực - đạo đức; phô - tử… đặc biệt trong quan hệ tình cảm, ông đã bị những giằng xé, dày vò…

Đối với vợ ông, công chúa Huy Ninh, ông rất yêu bà, hiểu những gì bà làm cho ông và ông luôn cảm thấy day dứt khi nghĩ về bà. Khi bà mất, ông

buồn bã, cô đơn, trống trải. Ông giữ tất cả những kỷ niệm về bà và sám hối thay bà.

Quý Ly vốn lạnh lùng, sắt đá, nhưng có ai hiểu rằng, con người Êy cũng có lúc cảm thấy cô đơn. Vậy mà, đó lại là cảm giác thực của Quý Ly sau những mưu tính hàng ngày, khi ông đối diện với chính lòng mình.

Quý Ly đau lòng khi thấy con gái yêu quý của ông - Hoàng hậu Thánh Ngẫu, héo hon từng ngày. Nhưng biết làm sao! Con đường ông đã chọn lựa chỉ có quyền lực, tham vọng, đâu có chỗ để cho những tình cảm uỷ mị đó chen vào. Vì vậy, trong tình cảm, "ông chấp nhận và chịu sự dày vò, cô đơn…” Ông sẽ nén chặt những tình cảm đó trong lòng. "Số phận của các bậc vua chúa là thế ư" [23-510].

Hồ Nguyên Trừng cũng là nhân vật có những giằng xé nội tâm sâu sắc:

có chí lớn, thông minh, nhưng trái tim lại đa sầu đa cảm.

Cha anh, Hồ Quý Ly đã từng nhận xét về anh: “Những người nh Nguyên Trừng, những kẻ thông minh, có thừa nhiệt huyết để làm anh hùng mà chẳng chịu làm; mỗi bước họ đi đều đắn đo suy nghĩ, họ bị sự nghi ngờ vò xé…”

[23-484]. Trên chính trường là vậy, còn trong cuộc sống, Hồ Nguyên Trừng là người đa cảm, trung thực. Anh yêu Quỳnh Hoa, vợ anh. Anh luôn bị dằn vặt, làm thế nào để âm mưu chính trị của cha không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của vợ chồng anh. Rồi trong quan hệ của anh với Khát Chân, anh cũng luôn bị giằng xé giữa tình tri kỷ và những mục đích chính trị. "... những chén rượu run rẩy của tôi, ánh mắt lãng đãng của tôi làm sao giấu nổi cái nhìn tinh tế của vị lão tướng. Đã có nhiều lần như vậy, đã có nhiều lúc hai người chúng tôi đã lạc chân vào những lĩnh vực tế nhị mà hai chúng tôi khác nhau, mà hai chúng tôi cùng muốn lảng tránh, bởi vì chạm mạnh vào đấy tình bạn của chúng tôi sẽ vỡ tan tức khắc ..." [23-308]. Hai người từng là hai người bạn tri kỷ, tình cảm khăng khít, gắn bó: một người thẳng thắn đậm đà (Khát Chân), một người hào hoa, không câu nệ (Nguyên Trừng). Nhưng thực tế,

Nguyên Trừng và Khát Chân đã và đang ở hai phía đối lập quan điểm nhau (Nguyên Trừng là con Hồ Quý Ly). "Cùng với tham vọng lớn lên của Quý Ly, thì mối thiện cảm của Khát Chân với ông cũng dần dần giảm xuống. Cái ranh giới từ thiện cảm chuyển sang căm ghÐt là từ lúc nào, từ việc nào cũng không ai xác định nổi" [23-293]. Nh thế, mối giao tình giữa Nguyên Trừng và Trần Khát Chân cũng sẽ bị đe dọa. Nguyên Trừng luôn trăn trở về điều này.

Ông vừa muốn giữ mãi tình bạn vong niên với Khát Chân, vừa không muốn phụ lòng cha. Đã rất nhiều lần Nguyên Trừng phải "tránh ánh mắt của người bạn già" "Tôi tránh nói, tôi không nói ..." [23-308].

Khi xây dựng mối quan hệ giữa Nguyên Trừng với Thanh Mai, Nguyễn Xuân Khánh cũng đã tỏ ra khá sắc sảo, tinh tế. Nhà văn đi sâu vào đời sống tâm hồn nhân vật. Ông đã miêu tả thế giới tâm hồn - những cảm xúc bên trong của Nguyên Trừng với Thanh Mai rất mãnh liệt, phong phú, phức tạp.

Chàng yêu Thanh Mai thật lòng. Chàng hiểu những Èn ý đằng sau phía tình cảm của cô gái nhưng chàng vẫn si mê: "Tôi chẳng cần. Tôi tung hê mọi thận trọng" [23-332]. Trong Nguyên Trừng lúc Êy, chỉ còn những tiếng thì thầm của một trái tim yêu đương say đắm. Tình cảm của Nguyên Trừng đã được đáp lại: Thanh Mai cũng yêu chàng bằng cả trái tim chân thật, trong trắng.

Nhưng Nguyên Trừng cũng thừa biết rằng cuộc tình của chàng với Thanh Mai làm sao có thể được mọi người chấp nhận (xét thân phận mỗi người): "Tôi hiểu rằng, âm mưu sẽ chẳng dễ dàng buôn tha chúng tôi, tấm lưới Êy lúc nào cũng muốn chụp xuống đầu con người ..." [23-340]. Dù vậy, Nguyên Trừng vẫn bất chấp mọi sự. Thế giới tâm hồn Nguyên Trừng luôn có sự giằng xé giữa lý trí và tình cảm.

Phạm Sinh cũng được dựng lên là một nhân vật có nội tâm phong phú.

Tỏc giả đó mụ tả nhõn vật với quỏ trỡnh diến biến tõm lý hết sức phức tạp:

trong cách nhìn nhận thời thế, trong cách đánh giá con người Hồ Quý Ly… . ở Phạm Sinh, tác giả không sử dụng nhiều độc thoại nội tâm mà chủ yếu tạo

mình. Với Hồ Quý Ly, một người là kẻ thù của anh, anh phải tiêu diệt ông ta để trả thù cho cha anh, nhưng khi đến gần, anh lại bị “hấp dẫn vì con người độc đáo Êy”. Căm ghét và cảm phục, những cảm xúc lẫn lộn, đan xen khiến Phạm Sinh phải đắn đo suy nghĩ...

Công chóa Huy Ninh là người có đời sống nội tâm phong phú nhất trong số mười bốn nhân vật nữ của tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Vốn sống nơi quyền quý, nhưng cuộc đời bà từng trải qua những dằn vặt, trăn trở trong lòng mà không phải mấy ai cũng hiểu được. Bà luôn phải giằng xé giữa một bên là tình cảm vợ chồng sâu sắc với một bên là tình ruột thịt, tình thân trong gia đình dòng tộc nhà Trần. Nhưng với trí thông minh và tâm hồn nhân hậu, trong sáng bà đã không làm bên nào bị tổn thương. Bà vẫn yêu chồng và hết lòng với dòng tộc mình. Hàng ngày, bà đến nơi cửa Phật để thờ phụng, cầu nguyện cho mọi sự đều tốt lành, yên ổn. Khi biết chồng có nhiều âm mưu, tính toán, nhiều thủ đoạn tàn nhẫn ảnh hưởng đến triều đình, bà vẫn “để yên” cho ông hoàn thành sứ mạng lịch sử - có nghĩa là tội ác sẽ được thực hiện. Nhưng một mặt bà lại cầu nguyện, sám hối để những tội ác Êy phải bị chặn lại… Chính mâu thuẫn giữa trí tuệ và tâm cảm đã làm nên vẻ đẹp lớn lao của một tâm hồn phụ nữ ở bà. Đồng thời, chính sự dịu dàng của bà, tình yêu thương của bà đã kiềm chế được sự cuồng nộ trong con người Hồ Quý Ly. Bà đã cảm hoá được ông: “có đêm Hồ Quý Ly ngủ với giấc mộng dữ, ông bỗng choàng tỉnh, nhỏm dậy, thì đã thấy bà Huy Ninh đang kính cẩn quỳ gối trước bàn thờ Phật, khuôn mặt đầm đìa nước mắt. Ông hiểu ngọn lửa ông nuôi là ngọn lửa của sự cuồng nộ, còn ngọn lửa của bà là ngọn lửa của lòng sám hối ... hoá ra bà đêm ngày cầu khẩn cho ông” [23- 549].

Đời sống nội tâm của nhân vật Bà Tổ Cô trong Mẫu Thượng Ngàn cũng được nhà văn miêu tả sinh động. Trong đêm động phòng với ông Trưởng Cam, lòng bà ngổn ngang biết bao tâm trạng. Bà “nh mối tơ vò”. Bà tự hỏi: “Không biết ông ta là người thế nào? Hay là lại gặp một kẻ vũ phu? Liệu bà quyết định

độc thoại đó hiện rừ sự lo lắng trong lũng bà. Bà cũn tự trỏch thầm mỡnh là người có lỗi với ông Phủ Khiêm. Trong lòng bà còn rất nặng tình cảm với ông Phủ Khiêm. Nỗi đau xót vẫn chưa nguôi ngoai. Bà luôn nghĩ đến ông…

Đang trong tâm trạng rối bời nh thế thì ông Cam bước vào. Bà chẳng biết phải làm gỡ, phải núi gỡ nờn chỉ “im lặng ngồi trờn phản hai chõn thừng xuống đất”. Lòng bà càng thêm rối bời. Nhng khi được nhìn thấy gương mặt

“hiền”, “đăm chiêu”, “buồn”“sáng sủa” của ông Cam, được nghe ông nói những lời tự đáy lòng và được tận mắt nhìn những cử chỉ xúc động của ông thì bà “hoàn toàn bất ngờ” và trở nên “tin cậy” ông luôn. Bà đã “vững tâm” trở lại: “bà hoàn toàn tin là con người này thành thực giúp bà”.

Tâm trạng bà Ba Váy trong đêm hội ông Đùng bà Đà cũng vậy. Nó mơ hồ, nó miên man, nó dàn trải nh một dòng nước chảy. Nhà văn nh sống trong tâm trạng của nhân vật, ông đã miêu tả rất tinh tế những diến biến trong tâm hồn nhân vật: Từ khi nghe tiếng đàn của Trịnh Huyền, “hồn bà thực sự đã lạc vào một thế giới ngoài trần thế” [24-737]. Bà không còn tỉnh táo nữa, “thậm chí, khi xuống đến chân núi Mẫu, tâm hồn bà vẫn lạc tận đâu đâu” [24-737].

Bà đã không về nhà, hình bóng gia đình, chồng con dường như không còn hiện hữu trong tâm trí bà. Bà chỉ còn nghe thấy những âm thanh của tiếng trống hội, cũng không biết là tiếng trống hội của năm nay hay của ngày xưa vọng về… chỉ biết, những âm thanh đó giục giã đôi chân bà đi đến nơi hò hẹn: “Bà như bị ma ám, như kẻ lên cơn điên dại”. “Bà bị mê hoặc”. Bà xăm xăm bước đi trong đêm mà không hề nghĩ đến việc xung quanh và đang có những đôi mắt xoi mói, đang “bới tìm sâu vào đời bà”. Bà đã mất cảnh giác.

Tiếng gọi của ái tình đã thay trí óc bà lúc Êy để điều khiển bà. Bà đã đến hang đá để gặp Trịnh Huyền và để được sống lại những cảm xúc ân ái ngọt ngào của mối tình đầu đời trong trắng...

Và còn biết bao tâm trạng, bao nỗi niềm khác cũng đã được thể hiện chân thực qua các nhân vật trong cả hai tác phẩm, dựng lên một thế giới nhân vật vô cùng sống động, đa dạng, hấp dẫn.

Tóm lại, miêu tả những quá trình tâm lý phức tạp với nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều trăn trở giằng xé trong thế giới tâm hồn nhân vật đã đem lại thành công cho Nguyễn Xuân Khánh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai cuốn tiểu thuyết.

Qua những nhân vật của ông, người đọc không chỉ được thấy nét diện mạo, cử chỉ, hay hành động… mà điều thú vị là ta còn được sống với thế tâm hồn sâu kín bên trong nhân vật, khơi dậy trong ta những cảm xúc sâu sắc. Các nhân vật trong Hồ Quý Ly Mẫu Thượng Ngàn vì thế mà có sức hấp dẫn, cuốn hút độc giả.

3.5. Nghệ thuật tạo dựng tình huống để bộc lộ tính cách của nhân vật

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w