Quan hệ lịch sử dân tộc: Đây là mối quan hệ phức tạp, rộng lớn,

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 84 - 87)

bao gồm mối quan hệ giữa các nhân vật gắn kết với nhau ở những phạm vi đời sống xã hội, lịch sử, văn hố… của dân tộc. Đó là các mối quan hệ vua - tôi; mối quan hệ cải cách tổ chức xã hội; mối quan hệ trong sự tiếp biến giữa hai nền văn hoá Pháp - Việt; mối quan hệ ta - địch…

Ở Hồ Quý Ly, nổi bật là mối quan hệ xã hội giữa các nhân vật thuộc phe cách tân đứng đầu là Hồ Quý Ly và những người thuộc phe bảo thủ - gồm

tồn bộ những tơn thất, q tộc nhà Trần như Trần Nghệ Tôn, Trần Thuận Tôn, Trần Khát Chân, Trần Nguyên Hàng… Đây là mối quan hệ nhân vật có tính chất đối lập, nên tất yếu dẫn đến những mâu thuẫn, đấu tranh, hành động của các nhân vật. Vì thế mâu thuẫn này đã tạo nên bi kịch xã hội. Đây cũng là sự đối lập giữa cái cũ và cái mới: cái mới có nhiều tiến bộ nhưng cái cũ cũng khơng hồn tồn mất ý nghĩa lịch sử.

Ví dơ, trong quan hệ của Hồ Quý Ly với Trần Khát Chân, Hồ Quý Ly vừa coi Khát Chân là bậc danh tướng tài trí, nhưng cũng vừa xem ông là kẻ đối đầu. Xây dựng mối quan hệ giữa Hồ Quý Ly và Trần Khát Chân, Nguyễn Xuân Khánh đã làm hiện rõ hơn về hai con người này: Hai con người đều có những tư tưởng lớn nhưng lại ở hai phía khác nhau và họ vẫn trọng nhau. Mối quan hệ giữa hai nhân vật tiêu biểu cho mối quan hệ đối đầu giữa phe cách tân và phe bảo thủ – quan hệ triều chính, xã hội trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ.

Ở Mẫu Thượng Ngàn mối quan hệ nhân vật mang tính lịch sử - dân téc được thể hiện ở quan hệ giữa ta - địch. Cụ thể, là quan hệ giữa người dân làng Cổ Đình (người dân An Nam) với ba anh em nhà Messmer (những tên thực dân Pháp xâm lược). Đây cũng là mối quan hệ đối lập gay gắt dẫn đến đấu tranh, hành động. Mối quan hệ này rộng lớn và rất phức tạp, diễn ra trong nhiều quá trình, nhiều sự kiện của tác phẩm và trên nhiều lĩnh vực: chiến tranh xâm lược - chống xâm lược; tiếp biến văn hoá… Trong quan hệ này, kẻ xâm lược định đồng hoá người bị xâm lược nhưng văn hoá bản địa cũng làm thay đổi lối sống của kẻ xâm lược.

Mối quan hệ được nhà văn thể hiện thông qua các nhân vật mang ý nghĩa biêủ tượng. Tiêu biểu là mối quan hệ giữa nhân vật cô đồng Mùi và Philippe, cụ thể là qua mối quan hệ tình dục của hai nhân vật này. Có thể nói, hai nhân vật là biểu tượng cho hai sức sống của hai nền văn hoá, hai sức mạnh của hai dân tộc Việt - Pháp. Xây dựng mối quan hệ giữa hai nhân vật này, Nguyễn

Xuân Khánh muốn làm điển hình lên hai sức sống của hai dân tộc: sức sống của Đất Mẹ và sức sống của kẻ đi xâm chiếm. Miêu tả sự giao hoan của hai nhân vật, nhà văn như muốn thể hiện sự giao thoa hoà hợp giữa hai nền văn hóa. Nhưng hình tượng tác phẩm, lại cho thấy sự hồ hợp đó là khơng thể có được. Bởi kẻ đi xâm chiếm không muốn làm và cũng không làm được. Chúng đánh chiếm nước ta, chúng đàn áp, thống trị về mọi mặt, chúng còn đem theo cả đạo Thiên Chúa giáo nhằm lợi dụng tín ngưỡng của những con chiên để thuần phục, đồng hoá dân tộc Việt Nam, nhưng kết cục đạo Mẫu - tín ngưỡng dân gian, sức sống của dân tộc vẫn trỗi dậy và chiến thắng. Vì thế, cuộc giao hoan đó đã dẫn đến sự “quyết đấu” phải có bên thắng, bên thua.

Cô Mùi đồng ý lấy Philippe. Philippe đã chiếm hữu được thể xác cô nhưng Philippe luôn không bao giờ được thoả mãn trên giường ngủ. Nh vậy, Philippe đã không chiếm được trọn vẹn con người cô Mùi. Thế giới tâm hồn cơ Mùi cịn đầy hấp dẫn, bí Èn vẫn là điều mà Philippe sẽ khơng thể nào biết được. Nh thế, Philippe đã không phải là người chiến thắng. Thực tế, Philippe là kẻ bại trận trước sức trẻ ngút ngát của cô Mùi.

Hay trong mối quan hệ nhân vật giữa Julien và Nhụ. Julien đã chiếm đoạt được Nhụ, hơn thế còn “gieo được cả mầm sống” của hắn trong Nhụ (Nhụ đã có con với Julien sau cái lần bị hắn chiếm đoạt). Nhưng kỳ lạ thay, đứa con của sự chiếm đoạt Êy, dòng máu của người Pháp Êy lại bị dịng máu Việt hồ tan. Đứa con Êy sinh ra đã trở thành một đứa con Việt hoàn toàn. Và nh vậy, Julien cũng đâu phải là người chiến thắng.

Qua những mối quan hệ nhân vật này, Nguyễn Xuân Khánh muốn khẳng định một thực tế lịch sử là: Người Pháp khơng thể đồng hố được người Việt, nền văn hóa Việt. Quan hệ dân tộc Việt (đại diện là người dân làng Cổ Đình) và bọn thực dân xâm lược Pháp (đại diện là anh em nhà Messmer) vẫn mãi mãi khơng thể có sự hồ hợp. Đó là quan hệ đối địch. Quan hệ Êy tất yếu dẫn đến sự giao tranh quyết liệt và thực tế đã là nh vậy. Đất Mẹ (dân tộc Việt) sẽ

trả thù và bằng mọi cách để trả thù: Người Êy, sơng núi Êy, đền miếu Êy có cách giáng trả của mình, để rồi kẻ chiếm đoạt phải nhớ đến câu ngạn ngữ Đức: “Chẳng ai đi dưới bóng hàng cọ mà lại khơng hề hấn gì” [24-806].

Tóm lại, từ việc xây dựng mối quan hệ giữa các nhân vật trong tác phẩm, nhà văn đã làm cho những nhân vật trở nên sống động, chân thực, có sức khái quát hiện thực cao, bộc lộ tư tưởng của tác phẩm và ý đồ sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Cách tổ chức mối quan hệ nhân vật như thế đã mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 84 - 87)