Nghệ thuật xây dựng nhân vật theo hướng đối thoạ

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 92 - 98)

Xây dựng nhân vật theo hướng đối thoại là một thủ pháp nghệ thuật tổ chức tác phẩm của tiểu thuyết mới. Theo M. Bakhtin, nhà lý luận phê bình văn học lỗi lạc của thế giới trong thế kỷ XX, thì lời đối thoại là đặc trưng lời của tiểu thuyết. Theo ông, lời của tiểu thuyết là lời đối thoại đa thanh. Lý thuyết tiểu thuyết của M.Bakhtin được xây dựng triệt để trên nguyên tắc của đối thoại. Trong cuốn Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, ông đã chứng minh rằng: Trong một tác phẩm tiểu thuyết phải có nhiều kiểu tiếng nói, nhiều giọng nói và các

giọng này khơng lệ thuộc và nhau, bình đẳng với nhau (khơng chế định nhau, chi phối lẫn nhau). “Tất cả các bè tấu lên tạo thành một sự đồng thuận”. Đặc điểm này, ơng gọi là “tính chất đa thanh đối thoại” của tiểu thuyết.

Đối thoại là một hình thức phát ngơn gắn với một nhãn quan giá trị và đằng sau nó là một tư tưởng hệ. Đối thoại là một hình thức tổ chức các tiếng nói khác nhau trong tiểu thuyết - hình thức tổ chức tiếng nói nhân vật.

Đối thoại được biểu hiện qua hai hình thức, đối thoại bên ngồi và đối thoại bên trong: Đối thoại bên ngoài là đối thoại giữa tác giả và bạn đọc thông qua tác phẩm văn học; Đối thoại bên trong là đối thoại giữa người trần thuật với nhân vật, giữa nhân vật với nhân vật, giữa tác giả với nhân vật…

Đối thoại cho phép nhà tiểu thuyết có thể đi sâu khám phá những ngõ ngách khác nhau của cuộc sống và con người; có thể thể hiện cuộc sống và con người ở nhiều chiều kích, nhiều thái cực khác nhau.

Bản chất của đối thoại là trao qua đổi lại, tranh luận hoặc lặng im mà ngẫm.

Cách xây dựng nhân vật theo hướng đối thoại tạo ra những mối quan hệ giữa các nhân vật dân chủ, bình đẳng.

Nguyễn Xuân Khánh cũng xây dựng nhân vật theo cách trên, trong đó mối nhân vật khơng chỉ được nhìn bằng một điểm nhìn mà bằng rất nhiều điểm nhìn. Hay nói khác đi, nhân vật được nhìn qua “ống kính vạn hoa”.

Khi xây dựng nhân vật Trần Khát Chân, Nguyễn Xuân Khánh đã đặt nhân vật trong quan hệ đối thoại với Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Sử Văn Hoa … để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật Trần Khát Chân: vừa là một võ tướng - mét anh hùng cứu nước; vừa là một con người đời thường với cả các mặt tốt - xấu, đáng kính - đáng trách; vừa là con người có tâm hồn tao nhã… làm cho nhân vật trở nên gần gũi, thân thiết như đang chung sống cùng ta.

Hán Hương, Trần Khát Chân, Sử Văn Hoa, Phạm Sinh… để làm rõ con người Hồ Quý Ly.

Rồi sự phức tạp, đa dạng trong xây dựng các đối thoại giữa anh em nhà Messmer với người dân làng Cổ Đình…

Có thể nói, trong q trình tổ chức mối quan hệ các nhân vật trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng đối thoại đa dạng, trên nhiều cấp độ…

Sau đây, chúng tôi xin đi sâu vào một số đối thoại tiêu biểu:

Đối thoại 1: Đối thoại giữa Trần Khát Chân và Hồ Quý Ly sau khi việc hành thích Hồ Quý Ly của Trần Khát Chân không thành, Khát Chân bị áp giải đến dinh Hồ Quý Ly:

“- Khát chân! Từ mấy năm nay, tôi vẫn chờ đợi ông. Nhưng tôi vẫn mong gặp ông ở một tư thế khác hiện nay.

- Biết làm sao được! Tôi không bao giê thay đổi được. Hai người chúng ta hồn tồn khác nhau.

- Ơng là người anh hùng nhưng cố chấp…

- Tơi hiểu… Cịn ơng cũng là người tài trí… nhưng tơi nghĩ cuối cùng ơng… sẽ cũng nh tơi.

- Cịng nh ơng?

- Nghĩa là “Ơng đã xây được ngơi thành đá vĩ đại, nhưng đã không xây được thành đá trong lòng người” [23-821].

Qua đoạn đối thoại này ta thấy: Nguyễn Xuân Khánh đã dựng nên hai nhân vật – hai con người ở thế đối chọi nhau, thù địch nhau, nhưng không bỉ nhau. Họ vẫn trọng nhau. Còng qua cuộc đối thoại này, giúp ta nhận rõ nét tính cách của hai nhân vật: Quý Ly thâm hiểm nhưng thực sự mưu lược và Trần Khát Chân là một con người chính trực, dũng cảm.

Đối thoại 2: Đối thoại của Hồ Ngun Trừng với chính mình - qua đó bộc lộ rõ về con người Hồ Quý Ly và nhân vật Hồ Nguyên Trừng:

“Ơng Êy đang muốn đi tìm cho thiên hạ một phương thuốc lớn… liệu đó là một thiện ý hay chỉ là một sự xảo ngôn nh người đời vẫn nghĩ. Nghe cha mình cười sao Trừng chẳng muốn cười mà chỉ thấy trong lòng dâng lên một nỗi buồn. Cha ta có ảo tưởng khơng? Cha ta có tham vọng q khơng? Nỗi bi đát, nỗi khốn cùng của cha ta chính là ở chỗ đó. Một phương thuốc lớn? Ai sẽ tin cha ta? Dân chúng chăng? Bá quan chăng? Hay những kẻ đang đồng mưu với cha…?” [23-32].

Nguyên Trừng đã hiểu rõ cha mình. Anh thấy trong lịng nhiều cảm xúc lẫn lộn: vừa kính phục cha, vừa xót thương cho cha.

Đối thoại 3: Đối thoại giữa Hồ Quý Ly và Trần Nghệ Tôn (trong giấc mơ của Hồ Quý Ly).

- “Biết làm sao được! Đệ quý trọng và biết ơn huynh lắm chứ. Nhờ có

sự tri âm của huynh nên đệ mới được nh ngày hôm nay. Nhưng khi mà cơ đồ đã rệu rã; Khi mà toàn bộ quan lại chỉ là lũ sâu mọt; Khi mà nhà Trần khơng có nổi một nhân tài tầm cỡ; Khi mà tất cả phải cày xới lên để gieo giống mới, thì dù nhà Trần có cơng vĩ đại với Đại Việt cũng phải trải qua một nạn kiếp, muôn dân cũng phải trải qua một cuộc đời… Đau thương đấy! Tàn nhẫn đấy! Nhưng đệ biết làm sao được… Đành phải sai lời thề với huynh.

- Bây giờ ngươi mới dám tự lột mặt nạ. Cả đến lời thề thì ngươi cũng dám vứt bỏ sao?

- Vứt đi!

- Cả đến tình nghĩa ngươi cũng dám vứt bỏ sao? - Trái lại!

Chính vì nhân nghĩa nên đệ vứt bỏ.

- Hỡi thiên hạ! Hãy đến mà xem một sự trơ trẽn! Hãy đến mà xem một loại rắn độc! Ta tin cậy ngươi, ta gây dựng cho ngươi, ta vun vén cho tài năng của ngươi, ta đem tình nghĩa trao tận tay ngươi, để đền đáp lại ngươi

- Nghệ Vương! Ơng hãy bình tĩnh lại đi! Hãy hiểu cho tơi… Hãy hiểu đến lẽ tuần hồn…” [23-459].

Cách xây dựng đối thoại trên đã hiện rõ con người Hồ Quý Ly: Cả tính cách quyết đốn và những dằn vặt nội tâm… Quý Ly dám hành động, bất chấp tất cả để đạt mục đích, ơng sẵn sàng làm kẻ phản bội, tráo trở… nhưng sau đó, ơng cũng cảm thấy mình là kẻ có tội - đáng bị trừng phạt…

Cách xây dựng nhân vật như trên quả là đắc dụng và làm cho nhân vật trở nên sống động, cuốn hút.

Còn ở Mẫu Thượng Ngàn: “Tồn bộ cuốn tiểu thuyết, có thể nói là sự

đối thoại trên nhiều cấp độ, nhiều bình diện của hai nền văn hoá Việt – Pháp, va chạm nhau và thẩm thấu nhau” [36]. Trong đó, nổi lên những cuộc đối

thoại tiêu biểu nh cuộc đối thoại hiển ngôn giữa anh em nhà Messmer người Pháp với ông già Lềnh người Trung Hoa về chủ đề văn hoá Việt [24- 341,345]. Trong cuộc đối thoại này, còn một nhân vật thứ ba xuất hiện (tuy khơng trực tiếp), đó là cộng đồng dân cư làng Cổ Đình với “tồn bộ gốc rễ

văn hố vật chất và tinh thần của họ như một hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam trước thử thách của thời đại” [36]. Cụ thể, trong cuộc đối thoại này làm

bộc lé đời sống, suy nghĩ của những kẻ đi xâm lược và đời sống, thiên nhiên, con người Việt Nam. Với những kẻ đi xâm lược, họ ý thức được rằng:

“Người Pháp sang An Nam dù thế nào họ cũng chỉ là những con người xa lạ”. Họ tưởng rằng họ dễ dàng chiến thắng, nhưng thực tế, cái mạnh của họ

chỉ là giả tạo. Họ sẽ bị xứ sở Êy, con người của xứ sở Êy trả thù: “Thì ra đây là sự trả thù của cái xứ sở mà ta đến chinh phục, kẻ yếu không chống lại nổi thì đất đai, rừng núi, khí hậu của họ trả thù hộ. Cả những người đàn bà của xứ sở họ cũng trả thù bằng cách vắt kiệt thể xác ta” [24-345].

Còng trong cuộc đối thoại Êy, họ đã nhận ra sức sống kỳ diệu của dân tộc Việt: Việt Nam là xứ nhiệt đới, với đất đai phì nhiêu, thiên nhiên trù phú. Ở đó, mọi vật đều sinh sơi, tràn trề, ê hề… Con người Việt Nam đã sống ngàn

đời trên mảnh đất đó - mảnh đất đó chứa hồn cốt của con người dân tộc Việt. Hồn cốt Êy là tâm hồn họ, là đời sống của họ với bao nề nếp, phong tục, tập quán đã ăn sâu vào máu thịt họ mà chúng ta không thể nào phá bỏ được…

“Đất mẹ sẽ có sự giáng trả của nó” [24-193]. Đó là lời đáp của dân tộc

Việt Nam với những kẻ đi xâm lược.

Qua đối thoại đã bộc lộ tư tưởng tác phẩm. Đó là: vấn đề Việt Nam trong cuộc xâm lược của người Pháp và vấn đề tiếp biến văn hố Pháp. Cụ thể là: Thực dân Pháp khơng thể dễ dàng chinh phục được người Việt Nam, nhất là, chúng sẽ khơng thể đồng hố được nền văn hố Việt Nam - vốn có cội rễ từ ngàn đời trong tâm hồn người Việt.

Bên cạnh kiểu đối thoại hiển ngôn trên, nhà văn còn xây dựng kiểu đối thoại câm - đối thoại ngầm qua khuôn mặt Trịnh Huyền. Khuôn mặt hai nửa của Trịnh Huyền: một nửa dữ dằn, ghê sợ; một nửa hiền lành, thơng minh… đó nh là hai mặt trong mét con người và cũng là hai mặt của cuộc sống. Trong mỗi con người, ai cũng có phần lương tri tốt đẹp và phần tối tăm, hung dữ. Hai mặt đó ln tồn tại trong con người. Khi con người đối thoại với nó, thì mọi suy nghĩ, Èn ức trong thẳm sâu mỗi con người sẽ bộ lộc ra. Hay, con người thứ hai trong mỗi con người xuất hiện. Nh vậy, con người sẽ hiện lên trọn vẹn với đầy đủ những bản chất Người nhất của mình.

Tóm lại, xây dựng nhân vật theo hướng đối thoại đã bộc lộ được sự đa chiều, phức tạp trong thế giới tâm hồn nhân vật, làm cho nhân vật hiện ra sống động, phong phú, hấp dẫn.

Tổ chức nhân vật theo hướng đối thoại là một cách tổ chức nhân vật đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Đây chính là hình thức tổ chức những tiếng nói khác nhau của nhân vật trong tác phẩm và thể hiện được “tính chất đa thanh phức điệu của tiểu thuyết”.

Xây dựng nhân vật theo hướng đối thoại đã thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn: “Trong mỗi con người đều có phần âm –

dương; sáng - tối…”.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 92 - 98)