Thủ pháp huyền ảo

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 98 - 103)

Thủ pháp huyền ảo là thủ pháp nghệ thuật mà người viết dùng hư cấu, tưởng tượng để xây dựng nhân vật, tạo nên những nhân vật gần gũi mà vô cùng kỳ ảo. Những nhân vật này sống trong trang sách mà ta có cảm giác như đang bắt gặp họ ngồi đời.

Thủ pháp huyền ảo không phải là một thủ pháp nghệ thuật mới mẻ, loài người đã dùng nhiều, khi biện pháp tả thực đã trở nên nhàm chán, không gây được sức hấp dẫn, thì ta phải dùng đến huyền ảo để đem đến sự mới lạ, độc đáo cho tác phẩm văn chương.

Thủ pháp huyền ảo được Nguyễn Xuân Khánh sử dụng rất thành công ở

Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn tạo nên một thế giới nhân vật vô cùng

phong phú, hấp dẫn.

Bên cạnh những nhân vật lịch sử có thật như Hồ Quý Ly, hay những nhân vật dựa trên nguyên mẫu như bà Tổ Cô, bà đồng Mùi, bà Ba Váy… được tác giả hư cấu rất thành công tạo nên những nhân vật sống động, thì những nhân vật được hư cấu hồn tồn như Sử Văn Hoa, Phạm Sinh, Thanh Mai, Trịnh Huyền, anh em nhà Messmer… cũng có sức sống trong lịng độc giả.

Hồ Quý Ly là một nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc vào những năm cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV là một con người tàn bạo, một kẻ “đa mưu, đa sát”, kẻ “thoán nghịch” bị lịch sử lên án. Nhưng với những tình tiết hư

cấu về nhân vật thể hiện qua các mối quan hệ thì Quý Ly trong trang sách của Nguyễn Xuân Khánh còn hiện lên là một con người với đời sống tâm hồn phong phú: giàu lòng yêu thương và có đời sống nội tâm sâu sắc. Quý Ly hiện lên nh mét con người bằng xương, bằng thịt đang hiện hữu trước mắt ta. Hồ

Quý Ly khác hẳn các nhân vật lịch sử mà ta thường thấy ở một số tác phẩm khác- nhân vật chỉ là sự minh hoạ cho lịch sử - khơng có tâm hồn, tính cách sắc nét. Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng nghệ thuật hư cấu khi xây dựng nhân vật Hồ Quý Ly ở khía cạnh một con người đời thường, bình dị giống như bao con người khác (bên cạnh con người lịch sử, con người bạo chúa - chỉ biết có tham vọng quyền lực và hành động táo bạo). Hồ Quý Ly cũng biết yêu thương, biết cơ đơn, buồn, nhớ, ... Ơng là người giàu tình cảm: yêu thương gia đình, vợ, con và luôn khao khát được sống những phút giây hạnh phúc của một con người bình thường: được người thân quan tâm, chăm sóc. Có lần ơng ốm, được bà Huy Ninh nÊu cho ơng bát canh sâm cầm nóng. "Ơng chậm rãi nhai những

mẩu hành nh những đốm hoa màu ngà xanh bơi trong thứ nước sóng sánh ... Ơng nhai chậm rãi ... Sao lại thế ? Hành mà có vị thơm đến thế ư ? lần đầu tiên trong đời ông cảm nhận được hương thơm của một nhánh hành hoa" [23-

548]. Ơng cũng có cái cảm giác và những cảm xúc tinh tế của một con người mà bấy lâu, những mưu toan triều chính đã làm ơng qn mất. Ơng đã rất tiếc: "Tiếc thay! Chỉ những phút hưởng thụ hương vị của một nhánh hành tầm

thường như vậy, người đời mới gọi là hạnh phúc. Tiếc thay! Chỉ những cảm giác hiền hoà an lành mới thực sự là hạnh phúc. Còn sống ..." [23-548].

Quý Ly đã cảm nhận được niềm hạnh phúc bình dị của một con người bình thường. Ơng rất q trọng tình nghĩa vợ chồng với bà Huy Ninh. Khi bà Huy Ninh mất, ơng rất đau lịng. Hàng ngày, nh một tín đồ, sau những cơng việc triều chính, ơng lại nhớ đến bà, nhớ những kỷ niệm về bà lúc cịn sống. Sự thiếu vắng hình bóng bà trong cuộc đời làm ông thấy mất đi chỗ dựa tinh thần, mất đi niềm an ủi, sẻ chia ... Ơng rơi vào trạng thái cơ đơn, trống trải.

Nh vậy, bằng thủ pháp hư cấu của Nguyễn Xuân Khánh, nhân vật Hồ Quý Ly hiện lên vô cùng sinh động. Quý Ly không chỉ là con người lịch sử để ngợi ca (hay phê phán), cũng không chỉ là con người thể hiện ý đồ, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, mà ông còn là một con người đời thường, gần gũi - là

con người theo đúng nghĩa của một con người tiểu thuyết - khơng có sự xa cách với độc giả.

Sử Văn Hoa là nhân vật được nhà văn hư cấu hồn tồn. Nhân vật Sử Văn Hoa khơng có trong chính sử nước nhà. Sử Văn Hoa được nhà văn xây dựng là một nhân vật trí thức có năng lực, tâm huyết, một con người trung thực, dám xả thân vì ngịi bút. Người đọc đã chấp nhận ông nh mét con người có thật. Đó là một nhà trí thức tích cực lao động (sáng tạo), có tinh thần trách nhiệm với dân tộc, đất nước. Ông mong muốn được viết những quyển sử ghi lại “hồn núi, hồn sơng”.

Nhà văn cịn xây dựng nhân vật Sử Văn Hoa để gửi gắm tư tưởng tác phẩm: Sử Văn Hoa chính là sự đối đầu giữa một nhà trí thức với một nhà chính trị (Hồ Quý Ly). Hồ Quý Ly đổi mới, mong muốn cải cách, đưa đất nước tiến lên, nhưng ơng lại coi thường trí thức. Ơng coi tầng lớp trí thức là những kẻ “mặt trắng" vô dụng. Sử Văn Hoa đã xuất hiện nh một sù chiếu rọi ánh sáng cho ta thấy Hồ Quý Ly thực sự vẫn cạn nghĩ. Bởi, muốn đổi mới phải có sự tham gia của tồn dân, nhất là bộ phận chất xám của dân tộc.

Phạm Sinh cũng là nhân vật được nhà văn hư cấu hoàn toàn. Nhân vật được khắc hoạ với đời sống tâm lý cực kỳ phức tạp, đa chiều với những chuyển biến trong cách nghĩ, cách hành động của nhân vật, cách nhìn thời thế, đặc biệt là trong cách đánh giá Hồ Quý Ly. Từ đó nhân vật chọn cho mình cách hành xử với đời.

Khi được gặp cha (Phạm Sư Ơn - lúc ơng đang tập hợp qn lính nổi loạn chiếm đánh kinh thành Thăng Long), Phạm Sinh rất vui mừng. Anh thấy cha là một người anh hùng có chí khí. Anh rất kính trọng, cảm phục nhưng lại thấy lo lắng cho ơng, Phạm Sinh đã thổ lộ hết lịng mình với ơng: "Cháu rất

kính phục bác ... nhưng cháu rất lo lắng. Ở nước Đại Việt ta, bác đã thấy triều đại nào được dựng nên từ một cuộc nổi loạn ?" [23-244]. Phạm Sinh "nhìn đơi mắt đầy hào khí của Sư Ơn, lịng buồn vui lẫn lộn". Trong lòng anh

xuất hiện bao suy nghĩ: "Bọn vương hầu nhà Trần quả thật không xứng đáng, lúc nào họ cũng chỉ khoe khoang công lao đã qua của tổ tiên để làm bức màn che đậy cho việc vơ vét đầy túi tham. Quý Ly cũng chẳng xứng đáng, bởi vì đó là con người tấm lịng q ư cứng rắn, ơng ta chỉ nhăm nhăm nhìn cái đích mà qưên mất sự uyển chuyển của những bước chân đi. Cịn Phạm Sư Ơn thì sao? Đại Vương vốn mộc mạc nhưng có khí phách của một anh hùng. Thật đáng thương thay. Song "biết làm sao được?" Trần gian này là mớ bòng bong, cùng với bao nhiêu thế lực. Người ta vật lộn, cắn xé nhau mãi mãi .. chúng ta chỉ nh những mầm mống nhỏ nhoi trong tay con tạo ... [23-242].

Trong cách đánh giá Hồ Quý Ly, Phạm Sinh cũng đầy mâu thuẫn: "Nói

thật lịng, anh bị hấp dẫn vì con người độc đáo Êy". "Khi đọc xong cuốn Minh Đạo của Quý Ly, Phạm Sinh thấy bàng hồng, và hình như anh thấy căm ghét anh ta hơn, đồng thời cũng bị hấp lực của sự táo bạo của ông ta cuốn hút ..." [23-585].

Cách hành động, cách nhìn thời thế của Phạm Sinh rất tỉnh táo, phức tạp. Anh ln nhớ lời nói của cha khi anh được gặp cha ở lộ Quốc Oai: "Nhà Trần

mục ruỗng rồi. Khắp nơi nhung nhóc bọn tham quan ơ lại. Ngôi trời chẳng phải của riêng ai. Quý Ly định cướp ngôi cũng là lẽ thường. Chỉ tiếc rằng ông ta là người tàn nhẫn. Phải diệt ông ta nhưng cũng phải diệt nhà TrÇn. Nh vậy, mình sẽ đi chung với họ một quãng đường. Phạm thầm nghĩ - Diệt xong Quý Ly chắc phải chia tay. đến lúc đó chẳng biết rồi sẽ ra sao. Mục đích của họ chỉ là giữ lại ngôi báu của nhà Trần ..." [23-580].

Những suy nghĩ và hành động của Phạm Sinh rất bình tĩnh, sáng suốt:

"Khó ai biết nỗi lịng chàng đang suy nghĩ gì". Nợ nước, thù của thày, thù

nhà, chàng vẫn luôn ghi nhớ nhưng chàng hành động theo cách riêng của mình - hành động lặng lẽ. Phạm Sinh từng nói với Ngưu Tất: "Đệ cũng đang

làm việc của mình đấy chứ. Chỉ có khác, việc của đệ làm phải lặng lẽ. Càng lặng lẽ, càng thuận lợi." [23-584]. Cuối cùng, Phạm Sinh đã chọn cho mình

một con đường đi đúng đắn: tránh xa chốn thị phi, đến một nơi yên bình để viết tiếp những trang sử vẻ vang cho dân tộc.

Và còn nhiều nhân vật khác nữa như Hồ Nguyên Trừng, Trần Khát Chân, Thanh Mai… cũng được Nguyễn Xuân Khánh hư cấu, tạo nên các nhân vật sinh động, gần gũi với cuộc đời, khiến ta có cảm giác như đó là những con người thật đang sống quanh ta. Đó là những nhân vật vừa có nét diện mạo, tính cách sắc nét, vừa có đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú, bình dị, đáng yêu.

Ở Mẫu Thượng Ngàn, các nhân vật cũng được Nguyễn Xuân Khánh dụng công hư cấu tạo nên thế giới nhân vật vô cùng chân thực, sống động. Đặc biệt, khi xây dựng các nhân vật nữ, tác giả đã chú ý gắn cho họ sự vượt trội của những phẩm chất rất nữ: đó là sắc đẹp đầy sức sống, là khả năng thụ thai, sinh sản và nhu cầu thoả mãn tình dục mạnh mẽ. Ơng đã sử dụng những chi tiết rất đắt để thể hiện nhân vật như: Chỉ một lần duy nhất ăn nằm với ông Hộ Hiếu già nua gầy cịm mà thím mõ Pháo đã có một đứa con gái xinh đẹp lạ thường. Còn bà Ba Lý Cán tuy chưa bao giờ thấy thoả mãn với chồng, và những cuộc tình của bà chỉ sau những lần tranh thủ, chóng vánh của ơng Lý… cũng đẻ sịn sịn sáu đứa con kháu khỉnh. Ở cơ Mùi là khả năng đem lại khối cảm cao, là ma lực làm cạn kiệt sinh khí đàn ơng: Hai người chồng đều chết vì cơ - đến Philippe được mệnh danh là kẻ “cương cường” nhất cũng phải bại trận trước sinh lực ngút ngàn của cô.

Nguyễn Xuân Khánh cũng sử dụng những chi tiết hư cấu độc đáo khi miêu tả những phẩm chất của người mẹ. Bằng cặp vú và những tia sữa của người đàn bà nuôi con nhỏ, bà Ba Lý Cỏn đã phục hồi sự sống cho chồng trong cơn bạo bệnh. Bằng cặp vú căng mẩy, Êm áp của thiếu nữ đương thì, Nhụ đã đưa chồng từ cõi chết trở về khi làng Cổ Đình chết như ngả rạ vì dịch tả hồnh hành.

Bà Tổ Cơ, cũng bằng tình u “thần bí” mà giúp ơng Cam trở về người đàn ông thực sự. Bà đã sinh ra ông Cam lần thứ hai.

Khi miêu tả vẻ đẹp các nhân vật nữ, nhà văn cũng hư cấu rất nhiều. Tất cả các nhân vật nữ của ơng đều đẹp - vẻ đẹp của sự phì nhiêu, sum suê bất tận - như Đất - như Mẹ - như người Đàn Bà. Từ bà Tổ Cô với vẻ đẹp quý phái; cô Mùi với vẻ đẹp Đông - Tây kết hợp; bà Ba Váy với vẻ đẹp nõn nà, gợi cảm; đến cơ Hoa, cơ Nhụ có vẻ đẹp tinh khiết, mềm mại và cả cô Ngơ, cô Thơm… Tất cả đều là những nhân vật có vẻ đẹp tràn trề sức sống, đầm đìa phồn thực…

Nghệ thuật hư cấu khéo léo làm cho các nhân vật vô cùng sinh động, gần gũi, thân thiết.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 98 - 103)