Chế Bồng Nga là hình ảnh tiêu biểu cho nhân vật kẻ xâm lược được

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 68 - 70)

miêu tả trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Nhân vật được Nguyễn Xuân Khánh miêu tả khá đầy đặn, sinh động, là một nhân vật chính của tác phẩm. Nhân vật Chế Bồng Nga đã để lại những Ên tượng đậm nét trong lịng độc giả về hình ảnh của một con người mưu lược, dũng mãnh, táo bạo và một đời sống tâm hồn phong phú, phức tạp:

Chế Bồng Nga là vua nước Chiêm Thành. Chế là người tài giỏi có nhiều tham vọng. Lý tưởng của Chế là muốn nước Chiêm Thành ngày càng vững mạnh và thơn tính nước Đại Việt. Chế luôn nhăm nhe xâm lược nước ta. Lợi dụng lúc triều Trần có biến cố (sự kiện vua phường chèo Dương Nhật Lễ bị giết), Chế đã quyết định đem qn đánh chiếm nước ta. Ơng vua khơn ngoan đã ra một quyết định táo bạo: “Phải chớp lấy thời cơ Đại Việt đang suy yếu,

đang bị chia rẽ nặng nề, đang phải lo đối phó nhiều mặt, để tổng tấn cơng vào sào huyệt nhà Trần” [23-258].

“Chế Bồng Nga là tay chinh chiến lão luyện”. “Ơng có tầm mắt rộng, biết kết hợp nhiều mặt trận. Ơng thực tế, nếu khơng biết chắc ăn sẽ không liều lĩnh. Nhưng ông cũng là người thức thời, quyết khơng bỏ lỡ cơ hội” [23- 264]. Khơng chỉ có tầm nhìn xa trơng rộng, Chế Bồng Nga cịn là người rất mưu lược, táo bạo và rất dũng cảm. Chế dám mang quân đánh vào Thăng Long. “Chế tự mình dẫn đầu những đội quân tinh nhuệ đánh vào những

thành lũy nhỏ ở Tân Bình, Thuận Hố…” [23-128]. Chế là người dám hành

động và những hành động của Chế rất kiên quyết, rất dã man. Chế bằng mọi cách để thơn tính Đại Việt. Chế và quân Chiêm đã gây ra bao cảnh đầu rơi, máu chảy trên đất nước ta. Chế cho qn lính đàn áp, bóc lột, vơ vét của cải của nhân dân ta; chém giết đàn ông, bắt đàn bà đem về làm hầu thiếp cho quân lính, tướng sỹ… Chúng hả hê coi đó là những chiến lợi phẩm.

Trong cơng cuộc đánh chiếm Đại Việt, Chế đã thắng lớn nhờ vào sự mưu mô, táo bạo và những hành động dứt khoát của Chế. Chế hiện lên là một con người đầy tham vọng, mạnh mẽ, quyết đốn, là “một ơng vua kiệt hiệt”.

Trong quan hệ tình dục, Chế cũng tỏ ra là một kẻ dũng mãnh, luôn hành động và hành động một cách quyết liệt, với bản chất của một kẻ xâm lược. Ông ta hung hãn chiếm đoạt những người đàn bà An Nam nh một sự trả thù:

“những cuộc giao duyên đó đều nh những cuộc xử tội” [23-660]. Chế hành

động rất dã man. Chế ăn ngủ với người ta, rồi lại giết hại người ta. “Ta đã ngủ với rất nhiều con gái Việt; nhưng không một người đàn bà Việt nào được ngủ với ta lần thứ hai”. “Nghĩa là, mỗi lần chiếm đoạt xong, ông ta đều sai giết chết những người đàn bà xấu số Êy” [23-660]. Thật tàn ác! Chế tìm sự

sung sướng trên nỗi đau của người khác: “Chế Bồng Nga thích nỗi đau của

người Việt, kẻ thù càng đau, tâm hồn ông càng sảng khối. Ơng đem cả sự hận thù vào trong cuộc hành lạc” [23-661].

Nhưng trong con người kẻ thù “tàn bạo” Êy vẫn có một đời sống tâm hồn phong phú, phức tạp. Chế thích hát múa và “sành nhạc múa”. Tất cả những ai có tài hát múa đều được Chế ưu ái. “Thậm chí, có gia đình mắc tội nhưng có

con gái đẹp và hát múa giỏi đem dâng, cũng sẽ được miễn tội. Ngay cả khi đem quân đi chinh chiến, nguy hiểm thế, bận bịu thế, vua Chiêm cũng không quên mang theo đội ca múa” [23-272]. Đặc biệt, Chế dành cho Thanh Mai

(người ca nữ nước Nam) một sự ân sủng tuyệt đối. Chế yêu tiếng hát của Thanh Mai, yêu vẻ đẹp khỏe khoắn, tinh khiết của Thanh Mai. Chỉ có duy nhất Thanh Mai là người đàn bà Việt mà sau khi hắn chiếm đoạt, hắn vẫn không giết. Chứng tỏ, trong con người chỉ biết đến sự chinh chiến, sự trả thù, sự tất thắng Êy vẫn Èn chứa một tâm hồn cao quý: biết yêu cái đẹp, biết thưởng thức những âm thanh trầm bổng kỳ diệu của tiếng đàn, điệu múa… Nhất là, hành động thẳng tay của Chế với tên lính hầu cận trung thành Ba Lậu Kê đã chứng tỏ hắn cũng biết trân trọng, nâng niu những gì hắn u thích:

đoạt cơ). Hành động “có tính người” này của Chế khiến Ba Lậu Kê phải kinh ngạc: “Ba Lậu Kê không thể hiểu được tại sao một vị vua oai hùng thế lại có

thể bảo vệ một con người tù binh nô lệ, thứ người mạt cấp, thứ chiến lợi phẩm rẻ tiền” [23-662].

Nh vậy, Chế Bồng Nga hiện lên trong tác phẩm rất cụ thể, sinh động: vừa là vị tướng dũng mãnh, một ông vua kiệt hiệt; vừa là một con người bình thường có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm… Chế Bồng Nga vì vậy là nhân vật thực sự gây Ên tượng.

Nhân vật kẻ đi xâm lược trong cuốn Mẫu Thượng Ngàn được xây dựng khá đông đúc, bao gồm đủ loại người: đó là những nhà chính trị, nhà truyền giáo, nhà khoa học và nghệ sỹ, những nhà quân sự… Các nhân vật lại được Nguyễn Xuân Khánh khắc hoạ cụ thể với những mục đích, ý đồ khác nhau của họ: Có kẻ sang Việt Nam hồn tồn vì mục đích xâm lược; có kẻ sang hồn tồn vì mục đích khoa học, muốn tìm hiểu cuộc sống Đơng Phương, lại có kẻ sang để được chứng kiến sự phì nhiêu của thiên nhiên xứ nhiệt đới, hay có kẻ sang vì lý tưởng tôn giáo… Họ hiện lên khá đông đúc và đa dạng. Có thể nói, Nguyễn Xuân Khánh cũng đã khá dày công trong việc xây dựng những nhân vật này. Hơn nữa, ơng đã có sự hiểu biết và thái độ rất khách quan, công bằng khi xây dựng những nhân vật thuộc phe đối lập nên những nhân vật dù bị coi là kẻ thù của dân tộc Việt vẫn được miêu tả đầy đặn tạo thành những tính cách sắc nét, có đời sống tâm hồn phong phó. Sau đây chúng tơi xin phân tích một số nhân vật tiêu biểu.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w