Thế giới nhân vật là hệ thống các nhân vật được tổ chức tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật, trong đó mỗi nhân vật là một yếu tố của chỉnh thể. Mỗi thế giới nhân vật được quy định bởi cách tổ chức, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn làm sao cho các nhân vật trong tác phẩm liên kết, tác động lẫn nhau, soi sáng nhau để cùng phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng tác giả và những điều nhà văn muốn nói cùng bạn đọc.
Xét về phía độc giả, thế giới nhân vật là sự cảm nhận của người đọc về hình tượng các nhân vật trong tác phẩm từ hình dáng đến nội tâm, việc làm, các loại quan hệ chằng chịt của chúng. Từ đó, rót ra được những hiểu biết, ý nghĩa của tác phẩm về nhiều phương diện theo tiêu chuẩn cái đẹp nghệ thuật trong sự vận động không ngừng của đời sống ý thức nhân loại nói chung.
Thế giới nhân vật trong tác phẩm là một tổ chức nghệ thuật thống nhất.
Các nhân vật có mối liên hệ chặt chẽ và sống động như cuộc sống thực ngoài đời, nhưng cô đọng, súc tích và Ên tượng hơn.
Chủ đề tư tưởng tác phẩm thường được biểu hiện qua hệ thống nhân vật nhất là qua hình tượng nhân vật chính.
1.3.2. Các kiểu tổ chức thế giới nhân vật
Kiểu tổ chức thế giới nhân vật là sự tổ chức, sắp xếp các mối liên hệ nhân vật cụ thể trong mỗi tác phẩm và theo một cách thức nào đó, một kiểu quan hệ nhân vật nào đó. Mỗi nhà văn khác nhau sử dụng các kiểu tổ chức nhân vật khác nhau giúp nhà văn xây dựng nên những thế giới nhân vật đa dạng, phong phó trong mỗi tác phẩm, đồng thời cũng tạo nên những chỉnh thể nghệ thuật thể hiện tư tưởng tác phẩm và quan điểm của nhà văn.
Có những kiểu tổ chức thế giới nhân vật thường gặp là:
- Kiểu tổ chức đơn giản Ýt nhân vật.
- Kiểu tổ chức phức tạp, đa tầng, chằng chịt nhiều quan hệ xã hội, tư tưởng, tính cách ....
- Tổ chức mối quan hệ đối lập giữa các nhân vật trong tác phẩm.
- Tổ chức mối quan hệ đối chiếu, tương phản giữa các nhân vật trong tác phẩm
- Tổ chức mối quan hệ bổ sung giữa các nhân vật trong tác phẩm.
Căn cứ vào ý đồ sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà văn, ở mỗi tác phẩm, mà người nghệ sỹ sẽ sử dụng những kiểu tổ chức nhân vật khác nhau – kiểu kết cấu hình tượng nghệ thuật khác nhau, nhằm biểu đạt nội dung tư tưởng tác phẩm một cách cao nhất. Dưới đây là ba nguyên tắc tổ chức nhân vật cơ bản:
• Tổ chức mối quan hệ đối lập:
Tổ chức mối quan hệ đối lập giữa các nhân vật là sự tổ chức các nhân vật dựa trên các mâu thuẫn và xung đột. Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, tốt và xấu, dũng cảm và hèn nhát, anh hùng và tiểu nhân… qua đó làm nổi bật lên sự đối lập của nhân cách, lý tưởng, lẽ sống…của nhân vật
Tổ chức nhân vật theo kiểu đối lập sẽ làm cho các nhân vật đối lập thù địch có quan hệ với nhau, ràng buộc nhau ở phương diện nào đó và do đó mà đối lập càng thêm gay gắt.
Tổ chức nhân vật theo kiểu này, thường là cơ sở để tạo thành các tuyến nhân vật của tác phẩm. Ví dụ mối quan hệ giữa nhân vật Chị Dậu với vợ chồng Nghị Quế và bọn cường hào lý dịch trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là mối quan hệ đối lập giữa nỗi khốn cùng của người nông dân với sự bóc lột tàn bạo của giai cấp thống trị trong xã hội thực dân phong kiến đương thời; tạo nên hai tuyến nhân vật trong tác phẩm: tuyến nhân vật người nông dân và tuyến nhân vật địa chủ, cường hào.
• Tổ chức quan hệ đối chiếu, tương phản:
Là cách tổ chức những mối quan hệ nhân vật làm nổi bật sự đối lập và khác biệt của các nhân vật. Đối chiếu, tương phản là nguyên tắc kết cấu hết sức phổ biến. Nó chẳng những làm nổi bật các nhân vật khác tuyến mà còn làm cho các nhân vật cùng tuyến trở nên sắc nét. Ví dụ mối quan hệ giữa nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa trong tiểu thuyết “Đôn-ki-hô-tê” của Xéc-van-tec. Sự tương phản về mọi mặt giữa hai nhân vật này tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới; Đôn-ki-hô-tê thật nực cười nhưng
cơ bản có những phẩm chất đáng quý; Xan-cho-pan-xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.
• Tổ chức quan hệ bổ sung:
Là kiểu tổ chức quan hệ giữa các nhân vật cùng loại, nhằm mở rộng phạm vi của một loại hiện tượng. Nhân vật bổ sung thường là nhân vật phụ, làm cho nhân vật chính đậm đà, có bề dày. Ví dụ: Mối quan hệ giữa nhân vật Chí Phèo với Năm Thọ, Binh Chức là mối quan hệ bổ sung làm nổi bật bản chất con người Chí Phèo; mối quan hệ giữa Lý Cường - Bá Kiến - Đội Tảo…
là mối quan hệ bổ sung làm rừ bản chất gian giảo, bất lương của giai cấp phong kiến thống trị…
Trên đây là những kiểu tổ chức nhân vật trong văn học truyền thống.
Ngoài ra, các nhà văn, tuỳ hoàn cảnh cụ thể của tác phẩm, tuỳ ý đồ, mục đích sáng tạo khác nhau, sẽ có những kiểu tổ chức những mối quan hệ nhân vật khác nhau; có khi là sự kết hợp của các kiểu tổ chức nhân vật khác nhau trong cùng một chỉnh thể tác phẩm. Tổ chức mối quan hệ nhân vật trong tác phẩm, nhà văn sẽ tạo ra một hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú, hấp dẫn.
Nghệ thuật tổ chức mối quan hệ nhân vật trong tác phẩm là hết sức quan trọng để bộc lộ tư tưởng chủ đề tác phẩm. Nhà văn phải làm thế nào để xây dựng thế giới nhân vật đa dạng mà không chồng chéo, tẻ nhạt; ngược lại các nhân vật có quan hệ phản ánh nhau, tác động lẫn nhau, soi sáng nhau cùng phản ánh đời sống. “Một tác phẩm tiểu thuyết đồ sộ, không làm người đọc rối trí, khó tiếp nhận chính là nhờ vào nhân vật như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, khâu nối các mảng miếng hết sức chặt chẽ”.“Trong văn cổ Trung Quốc, tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung dài cả nghìn trang, gồm hàng trăm nhân vật hoạt động trong một thời gian ngót thế kỷ - đó là thời kỳ hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến hùng mạnh thời Tam Quốc (Tào Nguỵ - Lưu Thục và Tôn Ngô). Tam Quốc Diễn Nghĩa là câu chuyện cả trăm năm với cả một thế giới nhân vật đông đảo, đa dạng,
thuộc các phe phái, giai tầng, lứa tuổi, tâm tính, số phận khác nhau: Tào Tháo, Đổng Trác, Khổng Minh, Lưu Bị, Trương Phi, Tôn Sách… giữa một trận đồ bát quái như vậy, tác giả vẫn khéo léo dẫn dắt người đọc đi qua tất cả mọi chuyện nhờ vào hoạt động của nhân vật”. [47-99]. Các nhân vật của cuốn tiểu thuyết còn sống mãi trong tâm trí nhiều thế hệ bạn đọc.
Tiểu thuyết lớn 2 tập Vỡ bê của nhà văn Nguyễn Đình Thi viết về bức tranh rộng lớn của xã hội Việt Nam vào giai đoạn 1939-1945 - những năm tháng sục sôi của lịch sử dân tộc (không khí Cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược) cũng có một thế giới nhân vật vô cùng phong phó. Trong tác phẩm có rất đông nhân vật tiêu biểu cho nhiều hạng người khác nhau, thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp, quốc tịch, môi trường sinh hoạt. NguyÔn Đình Thi đã tổ chức, xây dựng rất thành công hệ thống các nhân vật trong tác phẩm. Nhân vật được chia thành các tuyến; có nhân vật thuộc tuyến những những quần chúng cách mạng trung kiên như Khắc, Quyên, Sơn… Có nhân vật thuộc đông đảo những người lao động lương thiện được thức tỉnh và tập hợp dưới ngọn cờ cách mạng như Mầm, Côi… là những những nông dân cùng khổ; Hội là nhà giáo khổ trường tư; Đông, Kim, Phi… là những nam nữ học sinh thành phố; Điềm là giáo sư già bảo thủ; Phượng là một phụ nữ thuộc giới thượng lưu quyền quý vốn quen sống hưởng lạc, Ých kỷ… Tất cả họ tiêu biểu cho đủ mọi hạng người, mọi thành phần, rất đông đúc. Bên cạnh đó là bọn quan lại, cường hào, bọn Quốc dân Đảng Đại Việt nh vợ chồng Nghị Khanh, Lý Tốn, huyện Môn, Tường, Phúc…cũng hiện lên rất đa dạng. Nh vậy, trong tác phẩm, dựa trên những xung đột, mâu thuẫn nhà văn đã xây dựng thành những tuyến nhõn vật chớnh diện và những nhõn vật phản diện rừ nét thể hiện chân thực bức tranh đời sống xã hội đương thời. Mặt khác, Nguyễn Đình Thi cũng khá thành công trong việc xây dựng những nhân vật tính cách như: nhân vật Khắc – một người chiến sỹ cộng sản kiên cường, điển hình sinh động của tình đồng chí, tình gia đình và của lòng trung thành với
trong sáng, đáng yêu… Các nhân vật trong Vỡ Bờ của Nguyễn Đình Thi vì thế đã thực sự là những nhân vật để lại Ên tượng sâu sắc trong lòng người đọc và có sức khái quát cao.
Hoặc trong bộ tiểu thuyết dài hơi Cửa Biển của nhà văn Nguyên Hồng cũng có thế giới nhân vật đa dạng, đặc sắc. Trong tác phẩm, nhà văn đã khái quát được đủ mọi loại người trong bức tranh về cuộc sống xã hội Việt Nam ở thành phố cửa biển Hải Phòng những năm 1935-1945 của thế kỷ XX: Từ những người dân lưu lạc nơi xóm Cấm như gia đình Thanh; những phu phen thợ thuyền xóm CÊm có cuộc sống nghèo khổ, cay cực như gia đình mẹ La, cụ Dâng, cụ Ước, cụ Cam, mẹ Nghĩa… những cuộc sống của bọn tư bản thực dân như Đờvanhxi, bọn tư sản mại bản bản xứ như gia đình Đức Sinh, Thy San… và cùng với chúng là bộ máy khủng bố, đàn áp tàn bạo với những nhà tù, trại giam, bọn mật thám, chỉ điểm hung ác như Tây Cậu, Đội Nhị… Hình ảnh của những chiến sỹ như Tô, Chấn, Lương, Sấm… dựng lên một thế giới nhân vật đa dạng, rộng lớn, có sức hấp dẫn.
Đặc biệt, trong thế giới nhân vật đồ sộ đó, Nguyên Hồng đã xây dựng những nhân vật có tính cách nổi bật như Thanh, Mẹ La, Đờvanhxi, Thy San, Đức Sinh, Tô, Chấn… Đến cả những nhân vật thuộc hạng côn đồ, lưu manh như mật thỏm Tõy Cậu, Nguyễn Kim Tỳ… cũng được khắc hoạ rừ nột khơi gợi cảm xúc nơi độc giả và bộc lộ tư tưởng tác phẩm.
CHƯƠNG 2
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
HỒ QUÝ LY VÀ MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
2.1. Vài nét về thế giới nhân vật trong một số sáng tác trước Hồ Quý Ly