Những con người có số phận long đong, bất hạnh

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 61 - 67)

Phụ nữ Việt Nam từ xa xưa đã là những thân phận phải chịu nhiều cực khổ. Trong chế độ phong kiến, chế độ phụ quyền mạnh quá đã khiến người phụ nữ nhiều bề khốn khó. Rồi khi xã hội cịn nghèo đói, gánh nặng gia đình q lớn – những người phụ nữ phải gánh vác quá nhiều lo toan cũng khiến cuộc đời họ đầy cơ cực… Phải chăng tất cả những người phụ nữ trên đất nước Việt Nam đều chịu chung số kiếp đó? Khơng hẳn là thế, nhưng cũng khơng phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn thường nói: “hồng nhan bạc mệnh”, có nghĩa là, những người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa thì cuộc đời sẽ phải chịu nhiều nỗi truân chuyên.

Nguyễn Xuân Khánh dường nh cũng nhận thức rõ và có cái nhìn thơng cảm với số phận người phụ nữ Việt Nam. Vì thế, tất cả những nhân vật nữ trong hai cuốn tiểu thuyết của ông đều đẹp nhưng lại có số phận long đong, bất hạnh. Các nhân vật nữ của ông, kể cả những người phụ nữ xuất thân cao quý như công chúa Huy Ninh, Quỳnh Hoa… hay những người phụ nữ chốn dân gian, nơi thôn quê như Thanh Mai, cô đồng Mùi, bà Ba Váy, cô Nhụ, bé Hoa, chị mõ Pháo, cô Ngơ… đều phải trải qua nhiều đắng cay, ngang trái trong cuộc đời:

Cơng chóa Huy Ninh vốn là bậc tơn q của triều đình, Êy thế mà hạnh phúc cũng Ðo le, không trọn vẹn: Nàng lấy chồng là Trần Nhân Vinh, một tôn thất nhà Trần, nhưng hạnh phúc gối chăn của vợ chồng nàng chưa được bao nhiêu thì chồng nàng, vì tận trung với nước, bị bọn Dương Nhật Lễ giết chết.

Nàng phải sống những ngày buồn thảm, cô đơn. Khi được Vua Nghệ Tông thương yêu, lo lắng cho tương lai, hạnh phúc cuộc đời nàng, đã gả nàng cho Hồ Quý Ly - một người chồng có địa vị nhất phẩm triều đình, thì nàng cũng chẳng có được những tháng ngày hạnh phúc thực sự. Quý Ly, chồng nàng lại là người có tham vọng quá lớn, có những thủ đoạn làm tổn hại đến gia tộc nhà nàng. Vì vậy, yêu chồng nhưng nàng cũng không thể không nghĩ đến bổn phận của một người con, nghĩ đến những người đang cùng chảy chung dòng huyết mạch với mình, và nàng đau đớn, giằng xé. Trái tim vốn yếu đuối, lòng nhân hậu, trong sáng của nàng đã không thể xoa dịu được nỗi đau đớn và mối mâu thuẫn quyết liệt. Nàng chỉ còn biết cầu nguyện, sám hối…

Dần dần, sự đau khổ, nỗi buồn trong tận sâu thẳm tâm hồn bà đã “cuốn bà theo”. Bà đã sớm ra đi về cõi Tiên Phật. Kiếp đời ngắn ngủi của bà khiến

người đọc ngậm ngùi, thương xót.

Cơng chúa Quỳnh Hoa: Là con quan Thái Bảo Trần Nguyên Hàng. Nàng nổi tiếng xinh đẹp đất kinh kỳ. Lớn lên, nàng được gả cho Hồ Nguyên Trừng, con trai Hồ Quý Ly - quan Thái sư. Những tưởng rằng, nàng sẽ có một tương lai hạnh phúc. Nhưng thật Ðo le, ngay khi nàng được hỏi cưới cho Hồ Nguyên Trừng thì tình yêu, hạnh phúc của đời nàng đã nằm trong sự mưu mơ, toan tính chính trị của Hồ Quý Ly. Nàng bị “co kéo” về hai phía của hai phe đối đầu quan điểm Hồ Quý Ly và cha đẻ nàng. Nàng ln phải “giữ mình

cho thật thẳng”, bởi nàng biết, nàng nghiêng về phía bên nào thì sẽ làm cho

phía bên kia bị tổn thương, đau buồn. Số phận của nàng thật Ðo le, ngang trái: mong muốn được yêu, được sống hết mình cho người mình yêu cũng không được thoả nguyện. Ðo le nhất là, khi niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự đến với nàng, nàng sắp được làm mẹ; con nàng sắp chào đời - tình yêu của nàng đã đơm hoa kết trái; nàng sung sướng đón chờ nó, thì cuộc đời lại nhẫn tâm cướp đi sự sống của nàng. Nàng đã bị băng huyết và chết ngay lúc lâm bồn. Cả giọt máu của nàng cũng khơng giữ được. Số kiếp nàng thật tội nghiệp.

Hồng hậu Thánh Ngẫu vốn là một bậc mẫu nghi thiên hạ mà hạnh phúc đến với bà cũng có được là bao. Bà chỉ được vui hưởng hạnh phúc ngọt ngào với ông vua trẻ Thuận Tông trong một thời gian ngắn ngủi. Ơng vua trẻ, chồng bà, vì uất ức, vì bức bách, cũng vì q nhân từ, khơng thể hàng ngày chứng kiến những cảnh thị phi ngay trước mắt, đã rời bỏ ngai vàng, xa dời bà, đi tu, tìm sự chay tịnh trong tâm hồn. Bà rất buồn rầu. Nhất là khi Vua Thuận Tơng bị Ðp tự vẫn thì lịng bà tan nát. Bà thẫn thờ, mất hết cả hồn phách. Ngay cả thái Tử An, con trai bà - một thế tử, một ông vua tương lai cũng không làm bà vui trở lại. Nỗi cô đơn, sự tuyệt vọng trong bà q lớn khơng gì có thể bù đắp được. Nỗi bất hạnh cuộc đời bà thật không lời nào tả hết.

Thanh Mai là một cô gái trong chốn dân gian. Khác với nỗi Ðo le, ngang trái của những người phụ nữ tơn q chèn cung đình, Thanh Mai cũng có cuộc đời nhiều đau khổ, bất hạnh: Cô xuất thân trong mét gia đình dân chài nghèo khó, lại sinh ra trong buổi loạn lạc, cơ và gia đình đã bị quân giặc Chiêm Thành bắt. Cha cô bị giết. Mẹ cô bị bắt làm thiếp cho một viên tì tường Chiêm Thành. Cịn cơ, từ năm mười ba, mười bốn tuổi đã bị sung vào đội ca múa của vua Chế Bồng Nga, ngày đêm đàn hát, hầu hạ Chế Bồng Nga. Cô bị Chế Bồng Nga chiếm đoạt thân xác. Đau đớn hơn, ơng ta cịn đem cả sự thù hận vào trong cuộc hành lạc, làm cô đau đớn. Cuộc đời cô cay đắng, tủi cực: nỗi đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần. Cô gái ngây thơ đã bị cuộc đời chà đạp, làm cho tan nát. Cô mất cả cha lẫn mẹ “lại phải sống cuộc sống thấp hèn

của một con vật, của kiếp người nô lệ đàn bà, chung quanh lúc nào cũng ngút trời khí hận thù, lúc nào cũng nơm nớp như con cá nằm trên thớt” [24-663].

Số phận, hạnh phúc cuộc đời mình, nàng cũng khơng được nắm giữ. Nàng sống trong đau khổ tuyệt vọng. Không Ýt lần, nàng đã nghĩ đến cái chết để giải thốt mọi nỗi oan trái mà khơng được. Nàng phải cắn răng mà chịu những cay đắng, nhọc nhằn…

Và còn những nhân vật khác như số phận nàng Ngọc Kiểm - phải đem sự trinh trắng của mình để lơi kéo vị vua trẻ đang tìm cách quên đời dìm tinh thần của mình vào trong thú đọc sách, ngắm trăng đặng trở về cuộc sống trần gian, với trách nhiệm thế sự. Nhưng kết cục, sự hy sinh của cô lại đem đến cho cô nỗi bất hạnh: cô bị Quý Ly triệt hại, làm cho những mầm sống không bao giờ cịn có thể sinh sơi nảy nở được trong con người cơ. Rồi sau này, vì dám dũng cảm nói ra “sự thật” về những âm mưu của Hồ Quý Ly mà cô đã bị Hồ Quý Ly cho người giết hại.

Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly tuy không được Nguyễn Xuân Khánh dụng công miêu tả, nhưng số phận, cuộc đời họ đã hiện lên khá đa dạng, gợi niềm xúc động sâu sắc nơi trái tim độc giả.

Còn trong cuốn Mẫu Thượng Ngàn, những nhân vật nữ vốn được nhà văn rất dụng công xây dựng nên càng sống động. Đặc biệt, khi viết về nỗi đau của các nhân vật, Nguyễn Xuân Khánh đã giành cho họ cả niềm yêu thương, sự cảm thơng và tấm lịng trân trọng, nâng niu.

Bà Tổ Cơ có một số phận long đong, lận đận. Bà vốn xinh đẹp vào bậc nhất thiên hạ: “giá là thời bình thì phải đem bà tiến vua, nếu khơng làm

hồng hậu thì chắc cũng phải làm q phi”. Thế mà, cuộc đời bà, đến cái

niềm hạnh phúc của một con người bình thường bà cũng khơng được hưởng trọn vẹn. Bà lấy ông Phủ Khiêm, hai vợ chồng bà rất thương yêu nhau. Tưởng rằng hạnh phúc gia đình sẽ ấm êm, nhưng nạn phân sáp xảy ra, giặc ngoại xâm chiếm đánh, ơng Phủ Khiêm vì tấm lịng trung nghĩa với nước, đứng lên chống bọn tả đạo đã lâm vào tình thế tù tội, phải tuẫn tiết.

Nỗi đau mất chồng, lại là đối tượng truy đuổi của kẻ thù, bà phải trải qua những tháng ngày vơ cùng khó khăn, bi thảm. Bà phải trốn chạy để bảo vệ đứa con duy nhất của bà với người chồng đã khuất. Bà bị dồn vào tình thế Ðp buộc phải lấy ông trưởng Cam, trong khi lịng bà chưa ngi ngoai nỗi buồn đau và tình yêu với người chồng cịn ngun vẹn. Ðo le, ngang trái đó bà

cũng chịu đựng được, chỉ mong cho con bà được sống bình yên. Nhưng bất hạnh lại ập đến với bà: đứa con mà bà nâng niu đã bị ốm rồi chết. Đau khổ này tiếp nối đau khổ khác, bà chỉ cịn biết ơm nỗi đau để sống. Cho tới khi sợi dây duy nhất nối kết bà với cuộc sống - ông trưởng Cam chết, thì bà đã từ bỏ cuộc sống trần gian, bà lên núi Mẫu Sơn – nơi cửa Thánh để tìm niềm vui, sù an ủi cho cuộc đời.

Bà Ba Váy: Bà Ba Váy cũng có cuộc đời Ðo le, đau buồn. Sinh ra là con nhà nghèo, suốt ngày chân lấm tay bùn, chịu đựng cuộc sống nghèo khổ. Lớn lên, bà yêu anh Phác. Hai người yêu nhau say đắm. Họ đã thề nguyện suốt đời gắn bó bên nhau. Nhưng tình u, niềm hạnh phúc Êy đã khơng được trọn vẹn. Anh Phác, người yêu của bà, vì theo Đề Nghĩa kháng chiến bị truy quét phải biệt xứ đi xa. Cịn bà, vì hồn cảnh gia đình, phải bất đắc dĩ trở thành bà Ba Lý Cỏn. Sống kiếp làm vợ lẽ, thân phận bà chẳng khác gì nàng hầu. Bà ln bị hắt hủi, bị bà cả ghen ghét. Ơng Lý có u bà cũng chẳng dám cơng khai. Là vợ chồng nhưng rất hiếm khi ông ở lại với bà trọn một đêm: “Chỉ có

vào buổi chập tối, ơng thường tạt qua căn nhà riêng ông làm cho cô. Khi đến, ông kéo ngay cơ vào buồng, đóng chặt cửa lại, bảo cơ lên giường. Ơng tốc ngay váy cô lên, và làm hùng hục một lúc, thế là xong” [24-140]. Nh thế, bà

Ba Váy đâu có được làm vợ theo đúng nghĩa của “vợ”. Bà chẳng qua chỉ là người để ông Lý “thoả mãn sinh lý”, là cái “máy đẻ” của ông Lý. Bà Ba Váy đâu có được ngày nào đầu gối tay Êp cùng chồng tâm sự sẻ chia… Mà bà cũng đâu có u ơng Lý. Chẳng qua là số phận đã an bài. Trong lịng bà chỉ có những kỷ niệm về tình u với anh Phác. Bà đành chơn chặt mối tình Êy trong lịng cùng với bí mật về đứa con - thằng Cò Xuân. Nhưng trái ngang thay, anh Phác lại trở về với cái tên Trịnh Huyền. Sau hai mươi năm xa cách, nay gặp lại, lòng bà vẫn yêu anh tha thiết. Những tình cảm yêu thương thức dậy mạnh mẽ, nó địi hỏi, khao khát, chờ đợi… Nhưng bà khơng thể có được hạnh phúc đó. Cái danh hão “bà Ba Lý Cỏn” đã ngăn cản niềm hạnh phúc

gia đình ông Huyền ly tán cùng cái chết bi thảm của ông, thì bà Ba đã suy sụp hẳn. Bà lâm bệnh nặng. Cuộc đời bà phải chịu nỗi Ðo le, ngang trái của tình u dang dở, hạnh phúc khơng trọn vẹn.

Bà Mùi: ở Bà Mùi, nỗi đau khổ lại khác. Đó là nỗi khổ của người phụ nữ có số phận long đong thực sự: tình duyên lận đận, trái ngang. Cuộc đời bà đã trải qua ba cuộc hơn nhân nhưng sau đó bà chẳng cịn lại gì ngồi cái tiếng sát phu để đời cùng những đau khổ trong cõi lòng. Từ khi anh Tẻo, người chồng thứ nhất của bà qua đời, bà đã chịu mang tiếng là “hiếp chết chồng”. Đau

khổ, đã có lúc bà nghĩ tới cái chết, rồi bà tìm đến ơng Hộ Hiếu để được nghe những lời an ủi từ ơng chú ruột của mình - người luôn cứu giúp người khác. Nhưng theo lời ông Hộ Hiếu, thì bà bị cái “nghiệp chướng” đeo bám, và để hết đau khổ bà phải “trả nợ đời cho hết nghiệp mới thơi”.

Từ đó, bà phải cắn răng trước những lời đàm tiếu của người đời. Rồi bà đi bước nữa. Người chồng thứ hai của bà là anh Tân - mét con người tốt bụng, hiền lành. Nhưng những tháng ngày hạnh phúc của tình vợ chồng của bà với anh Tân cũng thật ngắn ngủi. Anh Tân đã chết vì bị sốt rét sau chuyến đi tậu trâu cho ông chủ đồn điền từ Sơn La trở về. Một lần nữa, bà lại “đứt gánh giữa

đường”. Nỗi đau thể xác cùng nỗi đau trong lòng đã khiến bà phải vượt lên số

phận mà sống. Sau này, khi bà quyết định lấy Philippe - một ơng chủ đồn điền người Pháp, bà cịn bị cụ đồ Tiết từ mặt. Mọi người dân làng Cổ Đình cũng xa lánh bà. Những lời đàm tiếu về bà càng nhiều và miệng lưỡi người đời càng cay nghiệt hơn. Bà đã phải chịu đựng tất cả. Cho đến khi Philippe chết, bà bỏ đồn điền, rời bỏ dân làng, bà lên đền Mẫu để hầu hạ nơi cửa Thánh, quên đi cái quãng đời long đong, lận đận với duyên phận nhiều đắng cay của đời mình.

Cơ bé Nhụ trong tiểu thuyết cũng có một duyên phận Ðo le, một số kiếp vất vả. Năm mười ba, mười bốn tuổi, cô kết duyên cùng Điều. Đôi trẻ yêu nhau tha thiết và háo hức chờ đợi ngày hội “trải ổ” để được “dâng hiến” cho nhau. Nhưng điều bất ngờ và là một tai hoạ đã xảy đến. Người “hái quả”

không phải là Điều mà là Julien tên chủ đồn điền người Pháp. Hắn đã chiếm đoạt thân xác Nhụ, cướp đi sù trinh trắng của Nhụ, cướp đi hạnh phúc lứa đôi cùng tương lai của vợ chồng cô. Thật đau khổ! Cái hạnh phúc mà cả hai vợ chồng mong chờ đã bị phá vỡ. Tình u, sự trinh trắng mà cơ giữ gìn để trao cho người mình yêu thương nay đã bị cướp mất. Cô đau đớn, tuyệt vọng.

Nỗi bất hạnh không trừ một ai. Mẹ con chị mõ Pháo cũng không tránh khỏi chữ “bạc mệnh”. Liền lúc, chồng và hai con của chị Pháo mắc bệnh dịch tả rồi chết. Nỗi đau quá lớn khiến chị Pháo bị ngơ ngẩn. Chị Pháo nh điên, nh dại. Sau đó, chị đã được ơng Hộ Hiếu chữa cho khỏi bệnh. Nhưng đến khi chết, chị vẫn chỉ là kiếp mõ nghèo hèn. Và con chị, cái Hoa -đẹp nhất làng nhưng cũng khơng thốt khỏi kiếp mõ. Trai làng chỉ thích cơ chứ chả ai dám thực bụng vì dịng dõi nhà mõ “hèn mạt”, ai cũng có quyền khinh bỉ. Đã thế, cơ lại càng cơ độc hơn vì cả cha, mẹ cơ đều sớm qua đời. Cịn lại một mình cơ đối diện với những cay đắng của số phận. Không biết tương lai cuộc đời cơ rồi sẽ ra sao?...

Và cịn biết bao số phận Ðo le khác nữa… Những nhân vật nữ hiện lên trong hai cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn đều là những số phận long đong, bất hạnh: người thì tình yêu dang dở, hạnh phúc trái ngang khơng trọn vẹn; người thì chịu nhiều thăng trầm cuộc sống; người thì khổ cực, hèn mọn... Tất cả họ đều rất đáng thương.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 61 - 67)