Những con người mạnh mẽ, quyết đốn, ln hành động

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 43 - 47)

Hồ Q Ly là con người quyết đốn, dám hành động. Ơng quyết tâm đi theo con đường đã vạch ra: cải cách đất nước và bằng mọi cách thực hiện, dù có tàn bạo, nhẫn tâm, ơng cũng quyết làm đến cùng.

Trong việc thực hiện những chủ trương làm biến pháp của mình, Hồ Quý Ly đã cho ban hành một loạt chính sách mới như hạn điền. Ơng “bắt người

có ruộng tự cung khai, cắm biển đề tên chủ ruộng, ai thừa số quy định thì sung cơng” [23-468]. Quý Ly “khơng muốn trong dân gian có kẻ lang thang. Sắp tới, ta sẽ cho làm sổ hộ khẩu khắp nước. Không một người dân nào được sót. Các xã trưởng sẽ phải trách nhiệm chú ý đến từng người dân, cấp đất cho họ làm ruộng” [23-538].

Về chính sách hạn nơ, Hồ Q Ly chỉ cho phép nhà giàu giữ lại một số nơ tì nhất định, cịn số thừa ra phải trả họ về với gia đình và bắt các sư sãi hồn tục, khơng được lợi dụng nhà chùa để trốn tránh nghĩa vụ quốc gia.

Những chính sách đó nhằm mục đích tập trung sức người, sức của để chống thù trong giặc ngoài, nhằm cứu đất nước ra khỏi cơn nguy khốn lúc bấy giờ là hết sức mới mẻ và táo bạo. Nhưng đồng thời các chính sách của ơng đã đánh vào quyền lợi của giới quý tộc nhà Trần. Vì ruộng đất, phần lớn đã tập trung vào các điền trang thái Êp của hồng thân quốc thích và một phần trở thành ruộng đất của nhà chùa. Chính sách hạn điền, hạn nơ và bắt cả tăng ni phật tử đi lính của Hồ Q Ly đã vơ tình đánh vào cả những người dân lương thiện, đặc biệt là giới tăng ni phật tử, một thế lực đơng đảo và khá mạnh lúc bấy giờ. Vì vậy, ơng đã gặp phải sự chống đối rất quyết liệt, nhưng ơng vẫn quyết làm. Ơng đã dám tự mình thay đổi những tập quán lâu đời của triều đình, dân tộc mà những vị vua trước đó chưa ai dám làm. Nhất là quyết định

dời đơ vào Thanh Hố, cho xây dựng Tây Đơ đã chứng tỏ con người quyết đốn, táo bạo của Hồ Quý Ly. Trong việc dời đô này, ông cũng gặp những sự phản đối quyết liệt nhưng vẫn tiếp tục hành động. Tất cả những người chống đối ông đều phải chịu những kết cục khơng tốt đẹp, có khi cịn bị mất cả tính mạng. Tàn nhẫn, đầu rơi máu chảy, ông vẫn làm. Quý Ly không từ mọi thủ đoạn, kể cả dã man, tàn sát để đạt được mục đích của mình. Những quyết định của ơng rất dứt khốt, khơng khoan nhượng và rất mưu lược.

Tất cả mọi người, kể cả con cũng khơng nằm ngồi sự toan tính của ơng. Với kẻ ở phe đối lập, khơng ưa gì ơng, khơng cùng chí hướng với ơng, ơng tìm cách để “kết thân”. Mọi việc ông đều sắp đặt đâu vào đấy, nh thể nó phải thế. Ơng gả con gái – Quận chúa con riêng của bà Huy Ninh cho con trai Tư Đồ Trần Nguyễn Đán; ông cưới Quỳnh Hoa - con gái quan Thái Bảo Trần Nguyên Hàng cho Nguyên Trừng, con trai ơng… Ơng đã “có nhã ý” kết thân với những người ở phe đối đầu với ơng hịng lấy tình “ thơng gia” mà ràng buộc mọi chuyện trên chính trường. Bên cạnh đó, ơng cũng tìm cách để “loại trừ” những kẻ có ý định chống đối lại ơng. Ơng dùng mọi thủ đoạn và hành

động độc ác để những kẻ chống lại ông đều phải chịu số phận bi thảm. Ông giết Nguyễn Đa Phương, người em kết nghĩa - con của thày dạy mình khi Nguyễn Đa Phương có ý “khác” với ơng. Ơng cho xử tội voi dày với Nguyên Uyên, Nguyên Dận là kẻ dám ngang nhiên đối đầu với ơng. Ơng cho “khử” Trang Định Vương Ngạc khi phát hiện Ngạc có ý muốn tiêu diệt ơng…

Đặc biệt, đến một người vừa là Vua, vừa là con rể – là chồng của con gái u q của ơng; là cha của cháu ngoại ơng - Vua Thuận Tông, mà ơng cũng khơng bng tha. Ơng tìm cách để Thuận Tơng rời bỏ ngai vàng, tìm cách Ðp Thuận Tơng phải truyền ngôi cho cậu con trai là Thái Tử Trần An mới lên ba tuổi. Tưởng thế đã yên bề thoát tục. Nhưng vì Thuận Tơng lại có tư tưởng sùng bái Phật Giáo, tức là hướng tâm và hướng thiện. Theo quan điểm của Hồ Quý Ly, công việc cách tân lúc này khơng có chỗ giành

Bởi dưới con mắt của một người vừa mưu lược lại vừa đa nghi nh Hồ Q Ly, đứng giữa cũng có nghĩa là chống đối. Vì nóng lịng thay đổi nên Hồ Quý Ly đã hành động nh một bạo chúa. Ông đã bức Vua tu sĩ Thuận Tơng phải tự vẫn.

Tất cả những việc tày trời đó ơng đều dám làm và đã làm. Trong vụ thảm sát đẫm máu ở Hội thề Đốn Sơn ông đã giết hại 370 người, đem bêu đầu, trong đó có thượng tướng Trần Khát Chân.

Hành động của ông quyết liệt và tàn bạo đến mức bất nhân. Vì thế, người đời mới gọi ơng là kẻ “đa mưu, đa sát”. Ơng đã bị lịch sử “đóng đinh” là một bạo chúa, một kẻ “thoán nghịch”.

Trần Khát Chân: cũng là một con người quyết đốn, ln hành động. Được giao nhiệm vụ chỉ huy quân đi tiêu diệt giặc Chiêm Thành, Trần Khát Chân đã dốc hết mưu trí và sự dũng cảm để hồn thành trọng trách.

Khi biết Hồ Quý Ly tiến hành dời đơ về Thanh Hố, cho xây dựng Tây Đô, mưu nghiệp lớn, Trần Khát Chân đã chống đối quyết liệt. Ông cùng với các tơn thất nhà Trần tìm cách chống lại Quý Ly.Ông đã cùng với Trần Nguyên Hàng, Phạm Khả Vĩnh và các tay chân của mình âm mưu giết hại Quý Ly. Nhưng việc bại lộ. Tại hội thề Đốn Sơn, ông cùng với thuộc hạ đã bị Quý Ly giết.

Ông đã không cứu được triều Trần, không thắng nổi sự mưu mô, tàn ác của Quý Ly, nhưng hành động dũng cảm và tấm lòng trung nghĩa với Vua, với nước của ơng thì mãi được sử sách ghi nhận. Ơng là bậc anh hùng cứu nước.

Phạm Sư Ôn: là con người dám hành động. Rời khỏi nhà chùa, “với đôi

mắt sáng quắc, thân thể cường tráng” và ý chí mãnh liệt có cả niềm thù hận

trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời, Phạm Sư Ơn đã tập hợp qn lính nổi loạn, lật đổ Vương triều nhà Trần đang mục ruỗng, suy vong. Phạm Sư Ơn đã nhanh chóng chiếm được kinh thành Thăng Long, xưng

Vương và lập riêng một triều đình. Tuy chỉ có ba ngày ngắn ngủi làm Vương, ơng đã bị quân triều đình nhà Trần đánh bại, nhưng tư tưởng và hành động quyết xả thân vì đại nghĩa của ơng là đáng trân trọng.

Hành động của Sử Văn Hoa - một nhân vật tiêu biểu cho giới trí thức – mét quan chép sử cũng rất dũng cảm: “ông là người dám xả thân vì ngịi

bút”. Ơng dám viết tồn bộ sự thật. Ơng khơng sợ chết, khơng bị khuất phục

trước quyền uy. Ngay cả con người có tiếng tàn bạo nh Hồ Q Ly, ơng cũng dám đối đầu. Ơng chỉ mong sao cho “hồn núi sông được tiếp nối”, lịch sử nước nhà được mãi mãi khắc ghi. Vì thế, khơng những dũng cảm, Sử Văn Hoa còn là người có tinh thần trách nhiệm với dân tộc, với đất nước.

Những người đàn ông trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn cũng là những con người dũng cảm, luôn hành động.

Trịnh Huyền: Lớn lên trong thời đại loạn, chứng kiến nỗi đau của dân tộc trước hoạ xâm lăng, anh đã đứng lên theo Đề Nghĩa chống Pháp. Khi nghĩa quân bị khủng bố, anh bất chấp mọi hiểm nguy để cứu chủ tướng. Sau này, khi đã trải qua bao lưu lạc, thăng trầm của cuộc sống, được trở lại ngơi làng mình sinh ra, được sống trong ngơi nhà tổ tiên để lại và chứng kiến bao cảnh ngang trái của dân làng trước sự xâm lược của thực dân Pháp, anh đã quyết tâm trả thù. Anh cùng Huy, Tuấn lập tổ tương tế, dạy chữ quốc ngữ… và tiếp tục đấu tranh chống Pháp. Anh đã thành lập được một đội quân chống Pháp và đem quân đánh vào đồn điền Messmer.

Lý Cỏn: Là con người quyết đoán, hành động. Với quyết tâm làm giàu bằng “con đường danh giá”, Cỏn đã vượt quyền bố, bán hai mẫu ruộng để chạy chân “lý trưởng thật hạt” trong khi bố Cỏn khơng đồng ý vì rất tiếc hai mẫu ruộng mà ơng phải mất bao cơng sức mới có được. Nhưng nhờ sự hành động quyết đoán Êy, cộng với sự khôn khéo, chỉ mấy năm sau Cỏn đã đạt được mục đích: trở thành một ơng Lý có quyền, có thế trong làng. Ơng tậu lại đủ hai mẫu ruộng đã bán và mang giấy tờ trình bố trong ngày giỗ của cụ.

Hành động của những chàng thanh niên trẻ tuổi nh Huy, Tuấn, Cò Xuân cũng rất mạnh mẽ, táo bạo. Huy sẵn sàng từ bỏ con đường danh giá: - một luật sư - một chức quan… để dấn thân vào đường đấu tranh gian khổ, đầy hiểm nguy của cả dân tộc. Anh tham gia các phong trào của sinh viên yêu nước, tích cực làm cơng tác quần chúng vận động nhiều người đi theo con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.

Cịn Cị Xn, cũng có những hành động dũng cảm và kiên quyết. Anh quyết tâm học đỗ bằng Thành Chung, quyết tâm trả thù cho bố đẻ. Anh đã cùng Mường Rồ bắt con rắn hổ mang chúa dùng nó làm vũ khí lợi hại để biến Julien thành kẻ tàn tật về sinh lý suốt đời.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 43 - 47)