tác phẩm. Tình huống là diễn biến của hoàn cảnh có vấn đề làm nảy sinh ra những mâu thuẫn, như một cái sốc, cái bất ngờ đối với nhân vật đòi hỏi phải có cách xử lý. Tình huống gắn với một thời điểm cụ thể của tác phẩm. Tình huống là cỏch thức gúp phần làm rừ phẩm chất, tớnh cỏch nhõn vật, là một phương tiện nghệ thuật để miêu tả con người. Nguyễn Xuân Khánh đã rất thành công trong việc tạo dựng những tình huống để thể hiện nhân vật trong Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn. Đó là những tình huống độc đáo, qua đó nhân vật bộc lộ nét tính cách.
Ví dô: Khi xây dựng nhân vật Phạm Sinh, tác giả đã liên tiếp tạo ra các tình huống bất ngờ để dẫn dắt nhân vật, để nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, hành động và hiện lên sinh động trước mắt người đọc.
Phạm Sinh sinh ra lớn lên là một cậu bé côi cút. Mẹ Phạm Sinh nghe lời Sư Vô Trụ, giấu kín không cho Phạm Sinh biết cha anh là ai. Nhưng đột ngột, bà lại nói với con: Phạm Sư Ôn chính là cha đẻ của con và sai con đi gặp cha.
Phạm Sinh đã rất ngạc nhiên: không những được nhận mặt cha, lại còn biết cha mình là một người anh hùng có khí phách: "Phạm Sinh hiểu ngay ra mình có một người cha anh hùng. Cảm giác cô đơn, côi cút anh mang trong mình từ lúc bé đột nhiên tan biến, để nhường chỗ cho một cảm giác hào hùng, bạt núi lấp sông mà anh chưa hề biết tới" [23-568]. Phạm sinh vô cùng mừng rỡ nhưng cũng rất lo lắng cho cha.
Trên con đường đi tìm lẽ sống cuộc đời, Phạm Sinh may mắn được gặp cụ Sư Tề, được cụ yêu mến truyền dạy cho binh pháp. Nhờ binh pháp Êy mà Phạm Sinh cú thờm những người anh em Tổ Thu, Ngưu Tất, được hiểu rừ hơn những mâu thuẫn trong nội bộ triều chính nhà Trần.
Để trả thù cho cha, trả thù cho thày dạy, cũng là nợ nước phải đáp đền, Phạm Sinh đã cùng đi trên một quãng đường với Tổ Thu, Tất Ngưu, âm mưu tiêu diệt Hồ Quý Ly. Phạm từng nghĩ: “Chính Quý Ly là người đã gây ra tất cả cho mọi chuyện đau thương trên đất Đại Việt" [23-584]. Phạm Sinh tìm mọi cách để đến gần Quý Ly. Khi có cơ hội để trả thù, Phạm Sinh lại bị hấp dẫn bởi con người ông ta. Rồi tình huống Phạm được gặp Sử Văn Hoa, tình huống Phạm "bất ngờ bặt tích" trước sự "săn tìm ráo riết" của những người thuộc phe tôn thất nhà Trần ... Tất cả, các tình huống đó đã cho ta thấy thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp, trí tuệ thông minh, uyên bác của chàng trai Phạm Sinh. Phạm Sinh đã tìm ra lẽ sống và cách hành xử với đời, cho mình, trong lúc thời cuộc đầy rối ren, điên loạn.
Tình huống "có vấn đề" bất ngờ, phức tạp giữa nhân vật Chế Bồng Nga và Ba Lậu Kê với Thanh Mai dẫn đến chiến thắng vang dội của nước Đại Việt là tình huống mang ý nghĩa: Nguyễn Xuân Khánh đã tạo ra một sự kiện cực kỳ gây sốc với nhân vật Ba Lậu Kê (tên lính hầu cận của Chế Bồng Nga):
Ba Lậu Kê đã bị Chế Bồng Nga tát vào mặt rồi quát mắng đuổi đi khi anh ta dở trò sàm sỡ xúc phạm Thanh Mai - một cô gái mà vua Chiêm rất yêu thích: "Ông trừng mắt, rồi sầm sầm bước tới Ba Lậu Kê. Anh lính hầu tỉnh
ngay rượu, mặt xám ngoét. Chế Bồng Nga vung tay lên, dùng hết sức tát vào mặt người lính. Họ Chế nổi lôi đình, quát mắng và đuổi Ba Lậu Kê ra ngoài" [23-267]. Ba Lậu Kê đã không thể ngờ rằng Chế Bồng Nga lại hành động thẳng tay với anh nh vậy. Bởi, thường, Chế Bồng Nga luôn đối xử rất thù hận với những người Việt , bảo vệ đồng bào của mình. Vậy mà lúc này ... Ba Lậu Kê quay lưng 1800, anh bỏ đi, đến với Đại Việt và có công cùng với Trần Khát Chân tiêu diệt Chế Bồng Nga. Nh vậy ở một góc độ nào đó, có thể nói, chính Chế Bồng Nga là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết của hắn.
Cách tạo dựng tình huống này của Nguyễn Xuân Khánh quả là độc đáo.
Ông vừa cho ta thấy, bản chất con người Chế Bồng Nga: quyết liệt, tàn bạo nhưng cũng rất trọng tình nghĩa (với Thanh Mai, với Ba Lậu Kê); vừa làm sáng tỏ mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật , tạo nên những cái nhìn nhiều chiều về nhân vật, giúp ta cảm nhận về nhân vật đầy đủ, sâu sắc.
Tình huống vua Thuận Tông gặp duyên với đạo Phật. Đó là cái lần ông vua trẻ Thuận Tông cùng với bà hoàng Thánh Ngẫu vào rừng ở vùng Bình Than. Tại đây, Thuận Tông đã gặp một con vượn nhỏ tên gọi Bạch Viên và một đạo sĩ ở Thanh Hư Quán. Điều kỳ lạ là tuy mới đến lần đầu nhưng bệ hạ lại có cảm giác rất thân quen. Con Bạch Viên "dù mới gặp, con vật đã để cho ông vua ôm lấy, và vuốt ve nã" [23-364]. Vị Đạo sĩ thì nói "Thưa bệ hạ.
Chắc là bệ hạ có duyên ..." "Bệ hạ có nhiều duyên với núi rừng. Thần xin dâng con Bạch Viên. con vật nhỏ này cũng rất có duyên với bệ hạ" [23-366].
Quả thực, từ sau lần Êy, Thuận Tông chỉ thích đi tìm những nơi am thanh cảnh vắng để tâm hồn được thư thái. Ông ta rũ bỏ tất cả các vương vấn trần gian để đến cừi tiờn phật. Phải chăng, tỡnh huống mà tỏc giả tạo ra ở đõy là để giải thích cho tính cách mềm yếu, cho tư tưởng đạo Phật của ông vua hiền Thuận Tông!
Tình huống Nghệ Tông đón tiếp ông thày già Chu Văn An cũng thật đặc biệt: "Nghệ Tông lật đật xuống ngai vàng đến đỡ ông dậy" [23-118]. Tình huống đó thể hiện rừ Nghệ Tụng là một ụng vua nhõn từ, đức độ.
Tình huống giữa nhân vật Thanh Mai với Trần Khát Chân và Hồ Nguyên Trừng: Đây là một tình huống khó xử, chứa đầy mâu thuẫn, giằng xé đòi hỏi nhân vật phải lựa chọn, quyết định: Thanh Mai vừa muốn báo đáp ân đức của Trần Khát Chân lại vừa không muốn là kẻ lừa dối Nguyên Trừng. Nàng không muốn làm tổn hại đến ai. Nàng yêu Nguyên Trừng tha thiết, mãnh liệt nhưng cũng vô cùng kính trọng và biết ơn thượng tướng Trần Khát Chân. Thanh Mai đã bị rơi vào hoàn cảnh hết sức Ðo le. Trong hoàn cảnh Êy, nhân vật sẽ phải bộc lộ hết mình. Đó là cái đích nghệ thuật của nhà văn. Xây dựng nhân vật Thanh Mai qua tình huống đó, Nguyễn Xuân Khánh đã không chỉ cho ta hiểu những tình cảm chân thật, hồn nhiên, trong trắng ở cụ gỏi chốn dõn gian mà cũn giỳp ta hiểu rừ tõm tư, tỡnh cảm của hai nhân vật lớn: Khát Chân - Hồ Nguyên Trừng, thể hiện những tình cảm tốt đẹp của cả ba con người này.
Hay tình huống trớ trêu giữa Thanh Mai và Hồ Nguyên Trừng ở cuối tác phẩm, sau hội thề Đốn Sơn: Hai nhân vật này phải chia tay nhau khi trong lòng vẫn tha thiết yêu nhau. Thanh Mai đã rời xa Nguyên Trừng - vẻ đẹp, tình yêu đã rời xa những bậc tầm cỡ Đế vương… Con người không thể có được tất cả những gì mình mong muốn.
Tình huống có vấn đề luôn đem đến sự bất ngờ, sức cuốn hót cho tác phẩm và bộc lộ tư tưởng nhà văn. Tình huống của Nhụ - Điều - Julien là một tình huống như thế. Julien đã bất ngờ xuất hiện, chiếm đoạt Nhụ, cướp đi niềm hạnh phúc của cuộc đời Điều - Nhụ, dẫn đến việc Điều chém Julien, Julien cho truy lựng Điều… Tỡnh huống này đó thể hiện rừ bản chất của một con contiquardor thực sự của Julien - một kẻ xâm lược tàn bạo.
Tình huống Cò Xuân theo mẹ mình (Bà Ba Váy) vào rừng, trong đêm hội làng để tìm chứng cứ cho những lời đồn đại về mẹ mà anh nghe được, thì ở đó, anh lại biết sự thật về “nguồn gốc của mình” - biết được cha đẻ của mình không phải là Lý Cỏn mà là Trịnh Huyền…
Các tình huống được Nguyễn Xuân Khánh xây dùng trong hai cuốn tiểu thuyết đều gõy được sự bất ngờ, rất độc đỏo, và thể hiện rừ chõn dung nhõn vật. Đây chính là một sự thành công trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của ông, tạo nên những nhân vật sống động, hấp dẫn và có sức nặng tư tưởng.
Tóm lại: Trong việc xây dựng thế giới nhân vật ở hai cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh vẫn sử dụng các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật văn học truyền thống nhưng ông đã có sự sáng tạo và nâng nó lên ở mức cao hơn, ông đã cách tân – làm mới nghệ thuật tiểu thuyết nước nhà.