Những con người trọng tình, trọng nghĩa

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 47 - 51)

Biết coi trọng ân tình vốn là lối sống, đạo lý truyền thống của con người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Sống trọng tình cảm ân nghĩa, đầu cuối con người ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn, nhân hậu, được quý trọng. Những người đàn ông trong hai cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh đều mang trong mình lối sống cao đẹp này. Họ là những người đàn ơng đúng mực, giàu tình cảm, ln yêu thương, trân trọng người khác. Tâm hồn, tình cảm họ thật đáng mến.

Hồ Quý Ly là một con người có đời sống tâm hồn phong phó. Ơng là hình ảnh một người chồng rất mực thương yêu vợ; một người cha nhân từ, độ lượng; một người ơng hiền từ, đáng kính.

Hồ Quý Ly rất thương yêu vợ - cơng chúa Huy Ninh. Q Ly vốn khơng có cảm tình với Phật Giáo, với ông Phật Giáo chỉ làm cho người ta “yếm thế”, không biết hành động. Nhất là, Phật Giáo lúc Êy đang ăn sâu vào đời sống nhân dân, len cả vào chốn cung đình - điều mà ơng đang ra sức gạt bỏ trên con đường thực hiện những chủ trương cải cách của ông. Vậy mà khi Huy Ninh - vợ ơng mất, ơng lại giữ gìn pho tượng Phật - vốn là pho tượng bà Huy Ninh

hay thờ phụng khi còn sống và “ngay cả đến những kỷ vật nhỏ nhoi nhất như

cái mõ, cái chuông, chiếc dùi gỗ, ông cũng bảo quản trân trọng” [23-562].

Từ khi vợ ông qua đời, ơng cảm thấy chống váng, thiếu thốn, mất cân bằng. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã rất tinh tường khi diễn tả điều này:

“Bà là điều ông thiếu, là cái khát khao mà ơng khơng có. Bà là cái màu trắng mát mẻ luôn tràn vào tâm hồn ơng để hồ dịu cái màu đỏ luôn đêm ngày rừng rực trong ông” [23-571].

Quý Ly thương vợ đến mức, khi xây dựng Tây Đô, ông cho xây dựng hẳn một hậu điện làm chỗ thờ phụng bức tượng bà Huy Ninh bằng đá trắng. Tình cảm của ơng với vợ rất sâu nặng. “Có lần Ngun Trừng đã nhìn thấy

cha mình gục mái đầu bạc vào lịng bức tượng Êy mà khóc rung lên” [23-

782].

Ơng ln trân trọng và nâng niu tình cảm vợ chồng, nâng niu những kỷ niệm về bà. Tấm lòng tri ân với vợ nh thế của Quý Ly thật đáng quý, đáng trân trọng. Ông coi bà là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi lớn nhất trong cuộc đời mình. Mỗi khi ơng thấy lịng mình trống trải, cơ đơn; Mỗi khi ông gặp rắc rối trong cơng việc triều chính, ơng lại đến bên bức tượng bà. Những lúc nh thế, ông nh được tâm sự với bà, và lịng ơng được thanh thản, nhẹ nhõm.

Với các con, Hồ Quý Ly là một người cha độ lượng, nhân từ: Ơng u các con và tơn trọng từng suy nghĩ, hành động của các con. Ông hiểu rất rõ con mình: Ơng thấy Hồ Hán Thương, đứa con thứ hai của ơng - nó sẽ giống ơng - có chí “mưu nghiệp lớn”, có thể cùng ơng trên con đường mà ông đã lựa chọn. Cịn ở Ngun Trừng, con cả của ơng, ông biết Trừng là một con người hiếu thảo, có chí lớn, thơng minh nhưng lại rất đa cảm. Ngun Trừng có thể sẽ khơng bước cùng ơng trên chặng đường “chông gai hiểm trở”. Biết vậy, nhưng ông không bao giờ hướng con mình nhất nhất phải theo ơng. Ơng để cho các con ông làm những điều con ông thấy đúng, thấy nên làm. Ơng tơn trọng mỗi quyết định của các con.

Không chỉ với những người thân yêu ruột thịt, Hồ Q Ly ln coi trọng ân tình với mọi người xung quanh. Quý Ly rất trân trọng mối ân tình của ơng với Nghệ Hồng: Trần Nghệ Tơn vừa là người anh họ, vừa là Vua của ơng - ơng rất kính trọng. Hơn thế, Nghệ Hồng đối với ơng cịn có một ân sâu trời bể, đó là: chính Nghệ Hồng đã cất nhắc ông, tin dùng ông, nâng đỡ ông, cho ông một ngôi vị cao quÝ “quan thái sư”. Q Ly ln khắc ghi những tình cảm đó trong lịng. Dù sau này, Quý Ly có làm trái đạo trời, đi ngược lại lẽ đời - thành kẻ “thoán nghịch” như người đời vẫn nói, thì xét về mặt khách quan, đó là do sự thúc Ðp của lịch sử, thời thế, chứ trong lịng ơng vẫn khơng phản bội lại Nghệ Hồng.

Đối với Trần Khát Chân, Phạm Khả Vĩnh, Trần Nguyên Hàng là những kẻ khơng cùng chí hướng với ơng, nhưng ơng vẫn rất trân trọng những tình cảm, tài năng của họ.

Những nhân vật nam trong “Mẫu Thượng Ngàn” cũng hiện lên là những người đàn ơng coi trọng ân tình. Họ sống tình cảm, hết lịng u thương mọi người, ln quý trọng tấm chân tình ở người khác.

Cụ Tó Cao: Là một nhà nho thuộc thế hệ cao niên trong làng. Ở cô thấm sâu lối sống đạo đức Nho giáo, coi trọng lễ nghĩa. “cụ là một người nghiêm khắc, gia giáo có tiếng” [24-142]. Cụ sống mực thước, khuôn phép theo giáo lý truyền thống dân tộc. Cụ rất coi trọng ân tình. Vì thế khi được Alexander, một bác sỹ người Pháp cứu cụ qua cơn hiểm nghèo, cụ đã hết lời cảm ơn, ghi sâu mối ân tình đó. Cụ đã “phá lệ” làng để gả cô con gái mà cụ yêu quý cho anh chàng người Pháp. Như vậy, “sự nệ cổ, cái tính trọng

ân nghĩa của nhà nho” [24-142] đã khiến cụ có hành động “vượt khn phép” lễ giáo lúc bấy giờ. “Vượt khn phép”, nhưng tấm lịng của cụ là

đáng trân trọng.

Trịnh Huyền: là người ln coi trọng ân tình. Vốn sinh ra trong mét gia đình nhà nho nên những đạo đức, lễ giáo phong kiến ông đều thông rõ. Ông

biết quý trọng chữ Tình, chữ Nghĩa. Khi tham gia phong trào chống Pháp dưới sự chỉ huy của Đề Nghĩa, anh đã bất chấp cả tính mạng mình để cứu chủ tướng. Và kết quả là khuôn mặt anh bị biến dạng: một nửa mặt bị “vết sẹo quái quỷ làm con mắt phải cứ mở trừng trừng” [24-27]. Khi phải lưu lạc biệt

xứ, trốn khỏi sự truy lùng của bọn thực dân Pháp, Trịnh Huyền vẫn luôn hướng về quê hương, gia đình. Ngay đến cái tên Trịnh Huyền cũng gắn bó với gia đình, làng quê. Cái tên Êy là tất cả tấm lịng của người con lưu lạc với gia đình, q hương : “ Chữ Trịnh gần âm với chữ Đinh, chữ Huyền lấy từ cái

tên hồ Huyền quê nhà” [24-14]. Khi ơng lấy vợ, dù vợ ơng đã có con riêng

nhưng ơng vẫn hết lịng thương yêu hai mẹ con. Vợ ông qua đời, ông coi bé Nhụ nh con đẻ của mình và mang nó trở về q nhà tìm lại người thân, phụng dưỡng cha già.

Lý Cỏn: Cũng là con người biết coi trọng ân tình. Dù làm chức Lý trưởng có quyền thế trong làng, nhưng anh vẫn rất coi trọng ân tình của những bậc cao niên như cụ Tú Cao, ơng Ký Nhàn; kính trọng cụ Chánh Thi, Tiên Chỉ Nhậm… đặc biệt, ơng rất coi trọng tình thầy trị với cụ Đồ Tiết.

Cò Xuân: là chàng trai thương yêu, hiếu thảo với mẹ. Khi biết bố đẻ của mình chính là Trịnh Huyền, anh giận mẹ vơ cùng. Anh đã rất bực tức, đau buồn, bỏ vào rừng sâu mặc kệ mẹ lo lắng cho anh. Nhưng nghĩ lại : “anh càng thấy

thương mẹ”. Khi nhận được bức điện báo bà Ba Váy ốm nặng, thì những tình

cảm mẹ con trong anh “bùng lên không ngăn nổi” nữa. Anh vội về ngay bên mẹ. Anh tìm mọi cách để chữa trị bệnh cho mẹ. Anh bất chấp sự nguy hiểm, vào rừng tìm thuốc cho mẹ: “ngày nọ qua ngày kia, lăn vào rừng đào đào, bới bới,

tìm thuốc cho mẹ” [24-786] đến nỗi bị rắn cắn phải chặt cả ngón tay.

Và cịn biết bao người đàn ơng khác nữa, ở họ cũng có những tình cảm cao q, đáng trân trọng. Nhưng với khuôn khổ của luận văn, chúng tôi xin được điểm qua một số nhân vật tiêu biểu như trên.

Tóm lại, những nhân vật nam hiện lên trong cả hai cuốn tiểu thuyết Hồ

Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn đều là những con người có hồi bão, lý tưởng;

quả quyết, ln hành động; có cá tính mạnh mẽ và có đời sống tâm hồn cao q. Những người đàn ơng Êy sống mạnh mẽ, có chí khí, dám nghĩ, dám làm: Họ đã biến những ước mơ của họ thành hiện thực, đem lại sự tốt lành cho bản thân, cho gia đình và quê hương đất nước. Họ là những đấng mày râu có khả năng chèo chống cả gánh nặng gia đình và đất nước trên vai. Họ là những con người mang vẻ đẹp vừa lớn lao, vừa bình dị, gần gũi. Họ chính là những nhân vật làm nên linh hồn hai tác phẩm. Hình ảnh họ in đậm nét trong trái tim độc giả: cả diện mạo, tâm hồn và tính cách sắc nét.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hồ quý ly và mẫu thượng ngàn (Trang 47 - 51)