Thế giới nhân vật là hệ thống các nhân vật được xây dựng theo mét quan niệm nghệ thuật nhất định của nhà văn, bao gồm quan niệm nghệ thuật, quan niệm tư tưởng - thẩm mỹ, mối quan hệ giữa văn nghệ với đời sống, chính trị, văn hoá…
Nguyễn Xuân Khánh xây dựng thế giới nhân vật trong hai tác phẩm theo hướng tái hiện hiện thực đời sống xã hội và có tính khái quát cao. Trong mỗi tác phẩm, có rất nhiều nhân vật, mỗi nhân vật mang ý nghĩa khái quát cho mét kiểu người, lớp người, có quan niệm tư tưởng khác nhau về đời sống. Đặc biệt, hai tác phẩm đều được Nguyễn Xuân Khánh chọn vào hai thời điểm quyết định, có ý nghĩa lịch sử - thời điểm chuyển biến lớn lao của lịch sử dân tộc: cách tân (Hồ Quý Ly); bị xâm lược cùng quá trình tiếp biến văn hoá (Mẫu Thượng Ngàn). Đây chính là thời điểm quan trọng (hoàn cảnh điển hình) để tạo nên những tính cách điển hình cho tác phẩm.
Trong quá trình xây dựng thế giới nhân vật ở hai tác phẩm này, Nguyễn Xuân Khánh đã đụng chạm đến rất nhiều loại người, từ các bậc vua chóa, giai cấp quý tộc tôn kính đến những người dân bình thường, có cả những tên xâm lược và những nhân vật tôn giáo…Trong thời điểm chuyển biến lịch sử Êy, tất cả các nhân vật (con người) đều “bị động” rồi cố chủ động trong những lựa
chọn ứng xử thích hợp trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Con người, ai cũng có phần tốt, phần xấu; có người phần tốt nhiều, phần xấu Ýt và ngược lại…
Nguyễn Xuõn Khỏnh cũng nhận rừ bản chất người đú trong mỗi nhõn vật của mình. Ở nhà văn còn có cái nhìn công bằng, đầy thiện cảm với cuộc đời, nên ông thấy đất nước, con người… hiện lên rất tốt đẹp, rất đáng yêu. Ông đã thể hiện cách nhìn đó trong tác phẩm và xây dựng nên cả một hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú, hấp dẫn.
Xây dựng thế giới nhân vật là xây dựng thế giới người trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Thế giới người Êy, về đại thể có hai loại: đàn ông - đàn bà, người có chức việc- người dân thường, người có tôn giáo- người không theo tôn giáo, có địch - có ta… Và ở mỗi nhân vật đều có mặt mạnh, mặt yếu, đa dạng, phức tạp trong cách sống, hành động, suy nghĩ… là sự biểu hiện đa dạng của nhiều cá tính khác nhau trong cuộc đời. Chúng tôi chia thế giới nhân vật trong hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn theo dạng khái quát nhất: nhân vật nam - nữ, nhân vật xâm lược, nhân vật tôn giáo. Cụ thể như sau:
2.3.1. Những nhân vật nam
Những nhân vật nam hiện lên trong cả hai cuốn tiểu thuyết đều là những nhân vật được xây dựng thành những tính cách, có diện mạo, lý tưởng, hoài bão, hành động và đời sống tâm hồn phong phó.
Ở Hồ Quý Ly đó là các nhân vật Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Trần Thuận Tôn, Trần Duệ Tôn, Trần Khát Chân, Sử Văn Hoa, Phạm Sinh… Ở Mẫu Thượng Ngàn là các nhân vật: Trịnh Huyền, Lý Cỏn, Xuân, Tuấn, Huy…Họ đều là những con người sống có lý tưởng, hoài bão, dám hành động vì những điều lớn lao, có ý nghĩa cho dân tộc, cho đất nước.
2.3.1.1. Những con người sống có lý tưởng cao đẹp, mang phong thái của người anh hùng.
Hồ Quý Ly: Hồ Quý Ly bẩm sinh là con người thích phiêu lưu, ưa mạo hiểm và luôn thích thay đổi tình thế. Ông thích chơi với lửa từ thủa còn Êu thơ và “muốn một ngọn lửa không bao giờ tắt” [23-564]. Lớn lên, ông bước vào chính trường và trở thành “một chính khách có hạng, là một đầu óc bậc nhất nhì thời đại lúc bấy giờ, là người hết sức tâm huyết và táo bạo trong việc cải cách xã hội” [8]. Quý Ly luôn thể hiện mình là một con người đầy mưu lược, có tầm nhìn xa trông rộng. Trước sự mục ruỗng của triều đại nhà Trần, ông đã chủ trương cải tổ triều chính và ban hành hàng loạt các chính sách mới, với mong muốn làm thay đổi tình thế, đưa đất nước phát triển, cường thịnh. Những cải cách của ông ở nhiều lĩnh vực:
Về kinh tế: Ông chủ trương dùng tiền giấy thay tiền đồng, đưa ra chÝnh sách hạn nô hạn điền; chủ trương chống tham nhũng, làm sổ hộ khẩu…
Về chính trị: Ông chủ trương cải cách xã hội: tiến hành cải cách triều chính, tổ chức lại bộ máy quan lại. Hồ Quý Ly đã nói với con trai Nguyên Trừng: “đất nước ta quá ư hỗn loạn, cần có một sự thay đổi, cần có một sự đảo lộn. Lẽ dĩ nhiên, tàn nhẫn đấy, đau thương đấy, nhưng ta sẽ cố gắng cho bớt cảnh đầu rơi máu chảy” [23-486].
Những chủ trương cải cách của Hồ Quý Ly là táo bạo và thực sự có ý nghĩa với tình thế đương thời. Có thể nói, tư tưởng cách tân đất nước của ông là tư tưởng của một bậc anh hùng, đáng được ca ngợi. Những chủ trương của ông có thể đưa đất nước ta thoát khỏi cảnh lầm than, đói khổ. Đó là những điều nên làm trước thúc Ðp của xu thế lịch sử dân tộc lúc bấy giờ, khi thảm cảnh diệt vong của nhà Trần đó hiện rừ và muốn cứu vớt dõn tộc chỉ cú cỏch là thay đổi, là cách tân. Nhưng trên thực tế, những chủ trương cải cách xã hội của Hồ Quý Ly, công cuộc làm biến pháp của Hồ Quý Ly lại bị coi là những chủ trương của kẻ “thoán nghịch”, vì những tham vọng quyền lực cá nhân. Do vậy, ông đã bị chống đối quyết liệt. Và cái con người “muốn đi tìm phương thuốc lớn cho thiên hạ”, “con người muốn làm mây làm mưa để thấm nhuần
cho thiên hạ" [23-538] Êy đã bị thất bại. Song xét trên quan điểm khách quan thì những tư tưởng của Hồ Quý Ly là tư tưởng của bậc anh hùng thời đại.
Ông là người đầu tiên trong lịch sử dân tộc dám chủ trương đổi mới, ráo riết tìm cách phế bỏ một chính thể cũ nát, lỗi thời, quyết tâm xây dựng một xã hội bằng phương pháp mới táo bạo. Hồ Quý Ly đã được “Vua Trần Nghệ Tông rất hiểu ông trong những tư tưởng và dự định cải cách xã hội lớn lao, mưu cầu cường thịnh cho dân tộc”. Ngay cả những kẻ ở phe đối lập, thậm chí thù địch ông cũng phải thừa nhận ông là người có chí lớn và những dự định táo bạo của ông là cần thiết. Thượng tướng Trần Khát Chân từng nhận xét: “Thái Sư là người tài cao, học rộng, mưu lược, quyết đoán, muốn đổi thay đất nước”
[23-292]. Phạm Sinh, con trai người anh hùng Phạm Sư Ôn cũng có đánh giá về Hồ Quý Ly: “Quan Thái Sư , đó là con người đại chí… ông ta thông minh, có thể nói sâu sắc đến tinh tế, nhưng đầy tham vọng…, tham vọng đến độ ngạo mạn”. Ông ta “vừa tàn bạo đến cùng cực… nhưng lại vĩ đại vô cùng”. [23- 726]
Hồ Quý Ly hiện lên trong tác phẩm là con người của những lý tưởng, hoài bão lớn. Ông là “một nhân vật trung tâm đang ra sức lái con thuyền lịch sử dân tộc vượt cạn đi theo một hướng khác” [58-1]. Ông là nhân vật lịch sử với vẻ đẹp của người anh hùng cứu nước. (Xét thực tế khách quan lịch sử).
Ông có cái đầu biết suy nghĩ, có trái tim biết đập theo nhịp sống của dân tộc, trước tình cảnh một mất, một còn của đất nước đã dám làm những việc phải làm để đưa dân tộc tiến ngang tầm thời đại.
Với thế hệ hôm nay, khi lịch sử đã lùi xa, chóng ta đón nhận nó bằng một thái độ khách quan của người nghiên cứu, thì phải thừa nhận những tư tưởng cách tân đất nước của Hồ Quý Ly là vô cùng có ý nghĩa lớn lao. Chỉ có điều, ông hành động quá tàn nhẫn.
Trần Duệ Tông: Xuất hiện Ýt trong tác phẩm, nhưng Trần Duệ Tông cũng hiện lên là con người có khát vọng cao, chí lớn. Khi được Nghệ Tông
trao cho ngôi báu, Duệ Tông đã rất quyết chí, theo gót chân tổ tông để bảo vệ triều Trần: “Duệ Tông, từ khi lên ngôi Vua đã được bốn năm, trong bốn năm Êy trí óc nhà Vua lúc nào cũng chỉ chăm chăm muốn làm cho Đại Việt được cường thịnh; và việc biểu hiện ý chí Êy không gì khác hơn là chuyện đè bẹp Chiêm Thành [23-136]. Duệ Tông từng nói với Quý Ly: “Ta đọc sử nước Đại Việt thấy Hoàng Đế Lê Đại Hành khi xưa đã thân chinh đi đánh Chiêm Thành, tự làm tướng, chém đầu vua nước đó là Phế Mị Thuế, bắt sống được binh sỹ không biết bao nhiêu mà kể. Sau này Vua Thánh Tông nhà Lý cũng vậy. Ta nay há chẳng nên theo gót tiền nhân hay sao?” [23-130].
Duệ Tông đã thân chinh mang mười hai vạn quân đi đánh Chiêm Thành với khí thế hào hùng, quyết thắng. Ông nói với Thượng hoàng trước lúc lên đường: “Xin hoàng huynh yên tâm ở nhà coi việc nước. Trẫm ra đi chuyến này quyết phá tan giặc nước, toàn thắng mới trở về” [23-140]. Tư tưởng và quyết tâm của Duệ Tông thật lớn lao, cao đẹp.
Trần Khát Chân: Là một anh hùng trong sử sách cũng nh trong tâm linh người Việt. Trần Khát Chân là một vị tướng có tài, một vị anh hùng của dân tộc có công lớn trong cuộc chiến với quân Chiêm Thành, giết Chế Bồng Nga, trừ được mối hoạ giặc phương Nam cho dân tộc thời mạt Trần. Khát vọng của Trần Khát Chân là giữ vững được nhà Trần ngay cả trong cơn nguy khèn.
Khi Chế Bồng Nga vào Thanh Hoá, Khát Chân lúc đó còn là một vị đô tướng, đã dâng tờ biểu xin tình nguyện đem quân ra trận. Vốn tinh thông binh phỏp, lại là “dũng dừi Bảo Nghĩa Vương, Trần Bỡnh Trọng” [23-222], Trần Khát Chân đã được Nghệ Hoàng giao cho trọng trách: cầm quân đi tiêu diệt giặc Chiêm Thành. Khát Chân vô cùng xúc động và xin hết lòng báo đáp để không phụ lòng tin của Nghệ Hoàng: “Thần chỉ là viên tướng nhỏ, đã được bệ hạ tin cậy, giao trọng trách. Tổ tiên nhà thần, cả dòng họ nhà thần mấy đời đều ăn lộc nước, hưởng ân huệ sâu đầy của nhà Trần. Thần nguyện hết lòng bao đáp, dù phải thân phơi chiến trường” [23-223]. Khát Chân đã thể
hiện rừ tài năng, khí phỏch của một vị tướng: ụng đó chỉ huy quõn đỏnh tan giặc Chiêm, chém đầu Chế Bồng Nga, đem lại bình yên cho giang sơn xã tắc.
Ông đã trở thành vị anh hùng cứu nước của dân tộc. Khát Chân được thượng hoàng Trần Nghệ Tông phong cho ông tước Vũ Tiết Quan Nội Hầu. Nghệ Hoàng khen ngợi ông: “Khanh là bậc tướng giỏi, sau này sẽ là cây cột trụ giữ yờn bờ cừi” [23-208]. Trong bữa tiệc Đại Mai, Thượng Hoàng cũn viết một bức trướng tặng Khát Chân tỏ ý ca ngợi công lao to lớn của ông:
“Gương trung dũng rạng chiếu ngàn thu
Chí anh hùng nêu danh muôn thuở” [23-209].
“Người anh hùng Khát Chân đã vụt lên nh một ngôi sao rực rỡ trên chính trường Đại Việt” [23-288]. Trần Khát Chân là con người trung thực, sắt đá, chiến đấu đến cùng cho niềm tin mà ông coi là chính nghĩa. Ông đã là một nhân vật lịch sử sống mãi trong lòng mọi thế hệ người Việt Nam.
Phạm Sư Ôn: Tiếng là một tên "giặc cá" nhưng Phạm Sư Ôn cũng là bậc anh hùng có khí phách. Khát vọng của Phạm Sư Ôn là lật đổ ngai vàng đã mục ruỗng, thối nát của nhà Trần, dựng lên một vương triều mới, đem lại đời sống tốt lành cho muôn dân lầm than, cơ cực.
Phạm Sư ễn muốn: “tỡm con đường giải thoỏt ở ngay cừi trầm luõn”.
Ông đã kêu gọi nô tì cực khổ nổi dậy, tập hợp những kẻ lang thang thành một đạo quân nổi loạn với mưu đồ táo bạo: lật đổ vương triều nhà Trần thối nát, và ông đã làm được. Ông đã trở thành một người anh hùng của muôn dân đói khổ lầm than. Dân chúng theo ông rất đông. Mọi người đều cùng lý tưởng với ông, ca ngợi ông: “Đại Vương vốn mộc mạc nhưng có khí phách của một anh hùng” [23-242] (Lời của Phạm Sinh).
Nhưng đáng thương thay! Cơ đồ mà ông gây dựng nên rất ngắn ngủi.
Ông đã bị quân triều đình đánh bại. Nhưng hình ảnh một vị thày chùa anh hùng, có nhiệt tâm cứu đời, cứu nước vẫn còn mãi.
Trịnh Huyền: Vốn có tên là Phác, là một người yêu nước, rất dũng cảm.
Khi còn trẻ, anh tham gia cuộc khởi nghĩa của cụ Đề Nghĩa chống lại thực dân Pháp. Nghĩa quân bị đàn áp, anh phải trốn đi xa. Cuộc sống vô cùng gian nan, nguy hiểm nhưng anh vẫn vượt qua với hy vọng có ngày được quay trở về quê hương để tiếp nối huyết thống dòng họ Đinh và thực hiện tâm nguyện còn dang dở của chủ tướng (Đề Nghĩa): “Hãy nuốt mối hận thù vong quốc vào tận đáy lòng. Hãy đi về nơi thôn ổ, hoặc vào chốn thâm sơn cùng cốc, rồi mai danh Èn tích, mà đợi thời vùng dậy” [24-13]. Sau hai mươi năm trở lại quê hương, anh thấy xúc động vô cùng. “Người đàn ông dáng nôn nóng, hối hả không giấu được vẻ háo hức, sung sướng khi ngắm cánh rừng và nhất là khi ngắm cái hồ lớn xanh ngắt nằm giữa vòng vây của núi đồi”. [24-9]. Anh yêu quê hương tha thiết và mong muốn được bảo vệ quê hương. Anh vẫn nuôi ý định trả thù bọn thực dân xâm lược Pháp. Anh đã cùng Huy, Tuấn thế hệ thanh niên làng Cổ Đình lập tổ tương tế, dạy chữ quốc ngữ cho người dân và chờ thời cơ đánh Pháp. Lý tưởng của Trịnh Huyền thật lớn lao, cao đẹp.
Lý Cán là một vị hào lý trong làng. Lý Cỏn có ước mơ khác với Trịnh Huyền. Lý Cán ngay từ khi còn là anh chàng Vũ Xuân Cỏn đã có quyết tâm làm giàu. Tư tưởng làm giàu của ông cũng “táo bạo” hơn hẳn cha ông: giàu phải đi đôi với sướng chứ không như bố ông: “chỉ là anh trọc phú, giàu mà khổ, suốt đời bóp mồm, bóp miệng” [24-134]. Tư tưởng của Lý Cỏn thực sự đã vượt xa so với tư tưởng của thế hệ cha ông lúc bấy giờ.
Những thanh niên làng Cổ Đình như Tuấn, Huy, Cò Xuân cũng là những con người đầy hoài bão, lý tưởng tốt đẹp.
Huy vốn là sinh viên trường Luật - là niềm hy vọng của ông Ký Nhàn và dòng họ Vũ Xuân. Mọi người mong anh đỗ đạt, ra trường, làm quan, làm rạng danh dòng họ… Nhưng Huy đã từ bỏ con đường danh vọng Êy để dấn thân vào con đường đấu tranh gian khổ, đầy nguy hiểm. Lý tưởng của Huy là được góp phần mình trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.
Cò Xuân là một anh chàng thư sinh nhưng cũng là người có ý chí sắt đá.
Anh học giỏi, “quyết tâm thi cho được bằng thành chung” [24-755], rồi sau này, quyết chiếm được lòng tin của Julien để trả thù cho bố đẻ (Trịnh Huyền).
2.3.1.2. Những con người mạnh mẽ, quyết đoán, luôn hành động
Hồ Quý Ly là con người quyết đoán, dám hành động. Ông quyết tâm đi theo con đường đã vạch ra: cải cách đất nước và bằng mọi cách thực hiện, dù có tàn bạo, nhẫn tâm, ông cũng quyết làm đến cùng.
Trong việc thực hiện những chủ trương làm biến pháp của mình, Hồ Quý Ly đã cho ban hành một loạt chính sách mới như hạn điền. Ông “bắt người có ruộng tự cung khai, cắm biển đề tên chủ ruộng, ai thừa số quy định thì sung công” [23-468]. Quý Ly “không muốn trong dân gian có kẻ lang thang.
Sắp tới, ta sẽ cho làm sổ hộ khẩu khắp nước. Không một người dân nào được sót. Các xã trưởng sẽ phải trách nhiệm chú ý đến từng người dân, cấp đất cho họ làm ruộng” [23-538].
Về chính sách hạn nô, Hồ Quý Ly chỉ cho phép nhà giàu giữ lại một số nô tì nhất định, còn số thừa ra phải trả họ về với gia đình và bắt các sư sãi hoàn tục, không được lợi dụng nhà chùa để trốn tránh nghĩa vụ quốc gia.
Những chính sách đó nhằm mục đích tập trung sức người, sức của để chống thù trong giặc ngoài, nhằm cứu đất nước ra khỏi cơn nguy khốn lúc bấy giờ là hết sức mới mẻ và táo bạo. Nhưng đồng thời các chính sách của ông đã đánh vào quyền lợi của giới quý tộc nhà Trần. Vì ruộng đất, phần lớn đã tập trung vào các điền trang thái Êp của hoàng thân quốc thích và một phần trở thành ruộng đất của nhà chùa. Chính sách hạn điền, hạn nô và bắt cả tăng ni phật tử đi lính của Hồ Quý Ly đã vô tình đánh vào cả những người dân lương thiện, đặc biệt là giới tăng ni phật tử, một thế lực đông đảo và khá mạnh lúc bấy giờ. Vì vậy, ông đã gặp phải sự chống đối rất quyết liệt, nhưng ông vẫn quyết làm. Ông đã dám tự mình thay đổi những tập quán lâu đời của triều đình, dân tộc mà những vị vua trước đó chưa ai dám làm. Nhất là quyết định