1. Hiện tượng
- Thí nghiệm của Coren 1909 với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn. - F1 luôn có KH giống mẹ.
* Giải thích:
- Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà không truyền TBC cho trứng, do vậy các gen nằm trong TBC (trong ti thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua TBC của trứng.
* Đặc điểm di truyền ngoài nhân
- Các tính trạng di truyền qua TBC được di truyền theo dòng mẹ.
- Các tính trạng di truyền qua TBC không tuân theo các định luật chặt chẽ như sự di truyền qua nhân.
* Phương pháp phát hiện quy luật di truyền:
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
? Từ nhận xét đó đưa ra pp xác định quy luật di truyền cho mỗi trường hợp trên?
? Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ được giải thích như thế nào?
lai thuận nghịch khác nhau.
- DT qua TBC: Kết quả 2 phép lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có KH giống mẹ.
- DT phân li độc lập: Kết quả 2 phép lai thuân nghịch giống nhau.
4. Củng cố
- Nếu kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau ở 2 giới (ở loài có cơ chế xác định giới tính kiểu XX, XY thì kết luận nào dưới đây là đúng?
a. Gen quy định tính trạng nằm trên NST X. b. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể. c. Gen quy định tính trang nằm trên NST Y. d. Không có kết luận nào trên đúng*.
5. Bài tập
Bệnh mù màu đỏ - xanh lục ở người do 1 gen lặn nằm trên NST Y quy định, một phụ nữ bình thường có em trai bị bênh mù màu lấy 1 người chồng bình thường, xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng bình thường là bao nhiêu? Biết bố mẹ của cặp vợ chồng này không bị bệnh.
BµI 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN
SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
- Hình thành khái niệm về mức phản ứng, sự mềm dẻo về kiểu hình và ý nghĩa của chúng.
- Thấy được vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với kiểu hình.
- Nêu được mối qua hệ giữa kiểu gen, môi trường trong sự hình thành tính trạng của cơ thể sinh vật và ý nghĩa của mối quan hệ đó trong sản xuất và đời sống.
- Hình thành năng lực khái quát hoá.
II. Thiết bị dạy học
- Hình 13 trong SGK phóng to